Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn học trực tuyến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn học trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn học trực tuyến

0 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................3 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................3 II. THỰC TRẠNG...............................................................................................3 1.Thuận lợi: ..........................................................................................................3 2. Khó khăn: .........................................................................................................4 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRONG GIAI ĐOẠN HỌC TRỰC TUYẾN..........................................5 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bài dạy..........................................................5 1.1. Thiết kế bài dạy ..............................................................................................5 1.2. Các bước thực hiện ........................................................................................7 2. Biện pháp 2: Lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp......................................8 3. Biện pháp 3: Tăng cường tương tác giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh ...........................................................................................9 4. Biện pháp 4: Đổi mới linh hoạt phương pháp dạy học trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục .............................................................................................11 4.1. Phương pháp vấn đáp ..................................................................................11 4.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.........................................................13 4.3. Phương pháp hoạt động nhóm .....................................................................14 4.4. Phương pháp động não ................................................................................15 5. Biện pháp 5: Tăng cường hứng thú cho học sinh trong buổi học trực tuyến .16 6. Biện pháp 6: Chủ động đánh giá quá trình học tập của học sinh, động viên khích lệ kịp thời...................................................................................................19 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:..............................................................................20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................22 I. KẾT LUẬN:.....................................................................................................22 II. KHUYẾN NGHỊ. ...........................................................................................22 1. Đối với giáo viên:............................................................................................22 2. Đối với cha mẹ học sinh:.................................................................................23 3. Đối với học sinh: .............................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................25 2 đã tìm tòi, nghiên cứu và có sáng kiến “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn học trực tuyến”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xây dựng được những giờ học trực tuyến hấp dẫn, hứng khởi, sôi nổi tràn đầy sinh khí, có hiệu quả. Kích thích tinh thần học tập, óc sáng tạo, thực tiễn, làm nảy sinh những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Nâng cao chất lượng học tập và nhận thức với môn học. - Giúp học sinh chủ động, tự tin trong học tập và cuộc sống. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn học trực tuyến. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM - Học sinh lớp 2A trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Lý luận kết hợp với thực tiễn, phân tích, tổng hợp, dạy thực nghiệm. - Khảo sát, thăm dò tình hình thực tế của học sinh. VI. Thời gian nghiên cứu - Từ tháng 9 đến tháng hết tháng 3 năm 2022. 4 + 100% giáo viên dạy lớp 2 được tập huấn đầy đủ nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Về cơ sở vật chất tương đối đầy, đủ phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 2 theo chương trình giáo dục 2018. - Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018. 2. Khó khăn: - Thời gian học sinh nghỉ hè dài, nhiều học sinh quên kiến thức, quên vần dẫn đến việc học sinh đọc châm, sai; viết không đúng chính tả. Môn Toán nhiều học sinh quên các bảng cộng, trừ trong phạm 10, cách thực hiện các dạng toán nên lúng túng trong việc vận dụng vào chương trình môn Toán lớp 2. - Do tình hình dịch COVID-19, chương trình kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt và môn Toán thời lượng các tiết trong tuần giảm nên khó khăn trong việc tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức của học sinh. đặc biệt là các em phải học tập trực tuyến. - Học sinh với trình độ nhận thức khác nhau nên việc tiếp thu kiến thức không đồng đều, giáo viên rất vất vả khi truyền đạt kiến thức theo chương trình mới cho các em. - Học sinh lớp 2 có vốn từ còn hạn chế, môn Tiếng Việt (phần luyện viết đoạn nhiều, đa dạng nội dung) nên khó khăn cho học sinh trong việc viết đoạn văn, câu văn diễn đạt chưa rõ ràng. - Thời gian thực hành, ôn luyện toán, Tiếng Việt ít nhưng lượng bài tập nhiều. Vào giữa tháng 9 tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em bằng các bài kiểm tra và kết quả cụ thể về thực trạng học trực tuyến như sau: Môn Tổng Điểm dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10 số HS SL % SL % SL % SL % Toán 46 8 17.4% 11 23.9% 16 34.8% 11 23.9% Tiếng Việt 46 7 15.2% 12 26.1% 19 41.3% 8 17.4% Qua bảng số liệu tôi nhận thấy khả năng học tập và tiếp nhận kiến thức của các em còn rất kém. Hầu hết tỷ lệ các em dưới 5 quá nhiều, vậy làm sao để vừa hài hòa giữa việc dạy học trực tuyến và chất lượng học tập cũng phải đảm bảo là điều cấp bách và cần thiết cần khẩn trương có những biện pháp ưu việt khắc phục để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Và các biện pháp tôi thực hiện sẽ được nêu rõ ràng dưới đây. 6 Bằng cách thiết kế bài giảng như trên, với các slide màu sắc hấp dẫn, nội dung nhẹ nhàng các tiết dạy của tôi đã gây được sự hào hứng cho các em. 8 màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẳn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh được tiếp xúc với phương tiện hiện đại, tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng trở nên gần gũi với các em hơn vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn. Qua tìm tòi tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng Zoom trong phần mềm rất phù hợp. Zoom là một công cụ hội thoại trực tuyến, gần giống như Skype không cần phải vào các nhóm chat mới gọi điện được nên dễ dùng hơn. Tất cả những gì học sinh cần là một đường link Zoom hoặc một ID và mã phòng Zoom để tham gia vào cuộc họp online. Khi mà dịch COVID-19 vẫn còn căng thẳng thì họp hành, tổ chức lớp học online qua Zoom là giải pháp rất tốt. Mang lại nhiều lợi ích kinh tế và tiết kiệm được thời gian tiền bạc. Phù hợp với xu thế đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường và trong Giáo dục. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn ứng dụng Zoom vào giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Sau khi lụa chọn được ứng dụng tôi thông báo đến toàn thể phụ huynh tải ứng dụng và truy cập vào lớp học do tôi tạo để các em tham gia học tập hàng ngày qua smart phone hoặc máy tính. Buổi học trực tuyến đầu tiên của các em học sinh lớp 2A Để đảm bảo cho việc liên lạc thông suốt, chuẩn bị cho việc tổ chức tiến trình dạy học qua mạng tôi đã lập nhóm Zalo cho lớp; thống nhất với phụ huynh về khung giờ học cố định để học sinh được sử dụng thiết bị và phối hợp giám sát học sinh. 10 4. Biện pháp 4: Đổi mới linh hoạt phương pháp dạy học trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục 4.1. Phương pháp vấn đáp Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Từ chú bồ câu đến in – tơ – nét” tôi đã sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện ở đầu giờ, tôi đã đặt câu hỏi: - Các em đã dùng cách nào để liên lạc với người thân ở xa? Khi đó học sinh sẽ nhớ lại những lần liên lạc với ông bà, cha mẹ, người thân mà không cần suy luận để giải quyết câu hỏi, chỉ cần nhớ lại. Vấn đáp giải thích - minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn. 12 Đặc biệt trong giảng dạy trực tuyến tôi duy trì phương pháp này để các em được tự chủ trong việc học tập của bản thân và dễ chiếm lĩnh tri thức. 4.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo. Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Ví dụ: Trong bài “Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 (tiết 1)” Để giúp học sinh tự lập được phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000, tôi gợi ý học sinh bằng cách đưa tranh minh họa kết hợp hệ thống câu hỏi: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Dựa vào bức tranh, em hãy lập một đề toán. + Muốn biết cả hai khối ủng hộ bao nhiêu quyển sách, ta thực hiện phép tính gì? - Học sinh sẽ giải quyết từng yêu cầu tôi đưa ra. Từ đó, học sinh lập được phép cộng tương ứng. - Tôi hướng dẫn học sinh đặt tính cột dọc. 14 - Giáo viên tổ chức “Thi đọc” giữa các nhóm để tạo hứng thú cho học sinh. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt. Với phương pháp này, học sinh được luyện đọc lại và rèn kĩ năng giao tiếp, thảo luận nhóm. 4.4. Phương pháp động não Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận. - Cách tiến hành như sau: + Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm + Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt + Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp + Phân loại ý kiến, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu vào từng ý. Ví dụ: Trong bài Luyện từ và câu “Mở rộng vốn từ giao tiếp, kết nối. Dấu chấm, dấu phẩy” Bài 1: Tìm từ chỉ hoạt động của mỗi bạn nhỏ trong tranh: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Cho học sinh kể tất cả các từ chỉ hoạt động mà bạn nhỏ làm trong tranh. - Giáo viên ghi lại và sửa sai (nếu có). Với phương pháp này, học sinh có thể thỏa sức tìm các từ ngữ khác nhau về từ chỉ hoạt động trong tranh. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi của học sinh.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx