Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non
SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” Trường mn lộc thuỷ *** *** Sáng kiến cải tiến kỷ thuật đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non ” - Năm học: 2009 - 2010 Người thực hiện: Thái Thị Thủy Đơn vị: CĐCS Mầm non Lộc Thuỷ Lộc Thủy, tháng 5 năm 2010 1 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” dưỡng chuẩn hóa. Nhưng một số giáo viên tuổi đời cao, năng lực còn hạn chế, điều đó trở ngại rất lớn đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả chất lượng, hiệu quả Giáo dục-Đào tạo. Mầm non là bậc học khó khăn nhất, gian khổ nhất so với các bậc học khác, đội ngũ giáo viên ngoài biên chế chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.Vì vậy nâng cao chất lượng cho đội ngũ ngang tầm với yêu cầu CNH- HĐH là công việc cực kỳ khó khăn. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung và thực trạng trường Mầm non Lộc thủy hiện nay, đòi hỏi người cán bộ quản lý cần phải có phương pháp, biện pháp hợp lý đúng đắn để nâng cao chất lượng đội ngũ. Chính từ những lý do trên mà bản thân tôi chọn đề tài này, hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường. Phần B - Nội dung i- Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận Đội ngũ giáo viên Mầm non là lực lượng chủ yếu có vai trò quyết định trong sự nghiệp giáo dục Mầm non. Nhiệm vụ của giáo viên Mầm non được quy định trong điều 30 điều lệ trường Mầm non.Thực hiện theo chương trình kế hoạch nuôi dưỡng CSGD trẻ theo lứa tuổi, thực hiện đúng qui chế chuyên môn và chấp hành tốt nội qui của nhà trường, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em. Gương mẫu yêu thương tôn trọng và đối xữ công bằng đối với trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng CSGD trẻ và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ. 3 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” Năm học 2009-2010 tôi được tiếp tục giữ chức vụ hiệu phó phụ trách chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: với tổng số 19 giáo viên, đảm nhiệm 9 lớp trong đó có 3 lớp nhà trẻ. Trong quá trình thực hiện nhà trường có những thận lợi và khó khăn sau: *Về thuận lợi: Giáo viên có ý thức cao, ham học hỏi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục phụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ khá đầy đủ đảm bảo cho trẻ hoạt động tích cực. Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của nghành, cấp ủy chính quyền địa phương về mọi mặt. Nhận thức của phụ huynh ngày càng cao. Bản thân tôi luôn tự học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt. *Khó khăn: Một số giáo viên mới vào nghề, một số giáo viên tuổi đời cao năng lực sư phạm còn hạn chế chưa tiếp cận kịp với chương trình giáo dục mầm non mới. Giáo viên đang theo học các lớp đại học đông Mức lương của giáo viên ngoài biên chế thấp. Cơ sỡ vật chất( phòng học, các trang thiết bị, máy vi tính, máy chiếu đa năng phục vụ cho dạy và học chưa được đầy đủ. 3. Điều tra thực tiễn Vào đầu năm học tôi tiến hành dự các tiết dạy và hoạt động của các giáo viên trong trường, tôi nhận thấy rằng khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên còn nhiều hạn chế, nhiều giáo viên chưa linh hoạt trong việc xử lý các tình huống, chưa lồng ghép tích hợp các môn học khác vào tiết dạy, chưa chọn được nội dung hổ trợ thích hợp ở hoạt động chung và hoạt động góc. Chưa phát huy được tính tích cự cử trẻ. Đặc biệt chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện chủ đề Cụ thể : Khoảng 50% giáo viên linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động CSGD trẻ. 5 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” Ví dụ: Tháng 9: - Bồi dưỡng lý thuyết về thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, cách xây dựng kế hoạch chủ đề, cách ghi nhật ký và cách đánh giá trẻ. - Chỉ đạo xây dựng các tiết dạy mẫu. - Trực tiếp xuống lớp dự giờ chỉ đạo giáo viên Tháng 10: Tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đối với các giáo viên có năng lực hạn chế (cô Yến, cô phước, cô Thương, cô Đường.) - Dự giờ 1 số giáo viên có năng lực sư phạm tốt để rút kinh nghiệm trong việc thực hiện. - Thao giảng - Kiểm tra hồ sơ giáo viên về việc soạn bài và cách xây dựng kế hoạch, cách ghi nhật ký trẻ. Để kế hoạch có tính khả thi cao, tôi phải làm tốt công tác tham mưu với hiệu trưởng nhà trường. 4.2 Công tác tham mưu - Tham mưu về việc xây dựng kế hoạch Sau khi xây dựng được kế hoạch sơ bộ của nhà trường về phần chuyên môn, tôi trình hiệu trưởng để hiệu trưởng góp ý bổ sung, sau khi hiệu trưởng nghiên cứu và cùng nhau bàn bạc thống nhất, lúc đó tôi mới lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần, ngày về yêu cầu, biện pháp và thời gian thực hiện, gữi về cho giáo viên cùng thực hiện. - Tham mưu về cơ sỡ vật chất phục vụ cho dạy và học Đây là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nên tài liệu phục vụ cho chương trình này chưa có, do đó tôi phải dự kiến những loại đồ dùng, tài liệu nào cần thiết và cấp bách để tham mưu với hiệu trưởng có kế hoạch kịp thời. Như các loại sách tuyển tập, sách hướng dẫn việc thực hiện các chủ đề, tranh ảnh phục vụ cho các chuyên đề. Máy vi tính để giáo viên áp dụng vào việc dạy và học nhằm giúp trẻ khám phá trải nghiệm thực thụ với các hoạt động đó.Trong qua trình dự kiến những vấn đề cần tham mưu, tôi gọi các 7 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu hứng thú và khả năng của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức. Chú trọng việc trẻ “ học như thế nào” hơn là “ Học cái gì” coi trọng quá trình hoạt động của trẻ, học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm,học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn, giữa trẻ với trẻ. Coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động. Tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ..Tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. + Điểm mới về đánh giá: Là một nội dung độc lập trong chương trình giáo dục mầm non mới. Nhằm theo dỏi sự phát triển của trể và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Có các loại đánh giá: Đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn( đối với nhà trẻ) và cuối năm ( đối với trẻ mẫu giáo) Nội dung đánh giá về trạng thái sức khỏe, thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi, kiến thức và kỹ năng của trẻ. Phương pháp đánh giá: Quan sát, trò chuyện, sữ dụng bài tập, phân tích sản phẩm, trao đổi với phụ huynh, sữ dụng tình huống ( đối với mẫu giáo) Có 2 loại đánh giá: Đánh giá trẻ hàng ngày ghi vào sổ nhật ký, Đánh giá cuối chủ đề và theo giai đoạn( căn cứ vào chỉ số phát triển của trẻ có ở sách chương trình ) Nội dung đánh giá trẻ hàng ngày và theo giai đoạn có sự khác nhau Đánh giá trẻ hàng ngày: Bao gồm trạng thái sức khỏe, thái độ, trạng thái cảm xúc, hành vi, kiến thức và kỹ năng của trẻ. Đánh giá cuối gia đoạn ( cuối năm theo các chỉ số phát triển của trẻ theo độ tuổi ). Sau khi giáo viên nắm chắc phần lý thuyết chúng tôi tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên thông qua công tác dự giờ, kiểm tra, đánh giá - Bồi dưỡng thông qua việc xây dựng tiết dạy mẫu. 9 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” những giáo viên đó nắm được đến đâu, sau đó cho toàn thể giáo viên trong trường nhận xét và người cán bộ quản lý chốt lại vấn đề. - Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học: Đây là dịp nhằm phát huy kịp thời những nhân tố mới tích cực và có biện pháp bổ sung tồn tại về mọi mặt cho giáo viên. Điều cốt lõi khi kiểm tra xong phải tư vấn cho giáo viên một cách cụ thể về các mặt để giáo viên phấn đấu vươn lên, trong đó phải nêu rõ những mặt mà giáo viên làm được để họ phát huy và những hạn chế mà giáo viên cần khắc phụ. Để giáo viên khắc phục nhanh các hạn chế đó thì người quản lý cần đưa ra thời gian kiểm tra lại những hạn chế đó cho giáo viên biết để phấn đấu. - Bồi dưỡng thông qua các hội thi: Việc tổ chức tốt các hội thi là yếu tố hết sức quan trọng qua đó nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Qua hội thi giáo viên nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế, phát hiện những nhân tố điển hình làm nồng cốt cho các giáo viên khác học tập. Đồng thời qua hội thi nhằm làm tốt công tác truyên truyền trong phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo khao học, để phụ huynh cùng chung tay dạy thêm cho trẻ ở nhà nhằm không ngừng năng cao chất lượng CSGD trẻ trong nhà trường. - Bồi dưỡng việc sữ dụng chương trình POWE RPOINT Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhằm gây được hứng thú cho trẻ trong quá trình tiếp thu kiến thức. Khi trẻ được quan sát các hình ânhr sống động trên màn hình giúp trẻ mỡ rộng sự hiểu biết về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh, trẻ sẽ được khắc sâu và nhớ kỹ hơn về các sự vật và hiện tượng đó. Do đó tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chương trình này vào các buổi chiều trong tuần theo từng khối tham gia học. Ngoài ra tôi còn cử thêm 1 giáo viên thành thạo chương trình này bồi dưỡng thêm cho giáo viên trong trường. Qua các tiết học và thao giảng tôi luôn khuyến kích giáo viên sữ dụng chương trình POWE RPOINT vào dạy trẻ. 11 Người thực hiện: Thái Thị Thủy SKKN:“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non” dựng các định mức lương theo năng lực và trình độ để động viên chị em cùng nhau phấn đấu nâng cao trình độ cho bản thân. Ví dụ: Giáo viên có năng lực sư phạm loại tốt mức lương hơn giáo viên năng lực khá 10.000đ/ tháng. Giáo viên có trình độ cao dẳng hơn giáo viên trung cấp 5.000đ tháng. Tuy số tiền chênh lệch nhau không đáng kể nhưng đay cũng là động lực để chị em phấn đấu. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên để động viên chia sẻ cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn. Xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà trường. Động viên thực hiện tốt nhiệm vụ và đảm bảo quyền lợi của mình ( theo điều 30,31 điều lệ trường Mầm non ). Đối xử công bằng với giáo viên. - Chăm sóc đời sống văn hóa tư tưởng chính trị cho đội ngũ: Song song với việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần, chúng tôi luôn chú trọng quan tâm đến đời sống tư tưởng chính trị cho giáo viên. Tổ chức cho giáo viên học tập chính trị, nghị quyết để nâng cao nhận thức. Luôn trao dồi phẩm chất đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa lành mạnh. Gương mẫu chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, nơi ở và nơi làm việc. 5. Kết quả Sau một năm chỉ đạo năng cao chất lượng cho đội ngũ tôi đã sử dụng các biện pháp trên, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo tận tình của phòng giáo dục Lệ Thủy, chúng tôi đã thu dược những kết quả sau: * Về giáo viên: Chất lượng đội ngũ có nhiều chuyển biến rỏ rệt + 100% giáo viên có năng lực sư phạm từ khá trở lên +100% giáo viên biết xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề một cách đầy đủ, đúng trọng tâm. +70% giáo viên linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng giáo dục mầm non mới. * Đối với trẻ: 13 Người thực hiện: Thái Thị Thủy
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc