Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 1

doc 21 trang skquanly 05/06/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh Lớp 1
 UBND HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC A THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH LỚP 1
 Lĩnh vực/Môn : Lĩnh vực khác
 Cấp học : Tiểu học
 Tác giả : Nguyễn Thị Thuý Hà
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học: 2021-2022 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài: 
 Trong hai năm qua, đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp. Bên 
cạnh những ảnh hưởng tiêu cực; việc ứng phó với dịch bệnh đã tạo ra nhiều 
động lực cho sự phát triển, đặc biệt là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và ứng 
dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt của đời sống xã hội. Việc ứng dụng công 
nghệ thông tin có ý nghĩa và tầm quan trọng vô cùng lớn lao đối với ngành Giáo 
dục trong thời đại 4.0. 
 Cũng chính bởi dịch COVID19, học sinh không thể đến trường được. 
Năm học 2021-2022, thực hiện nhiệm vụ kép của Bộ GD&ĐT, vừa phòng 
chống dịch covid 19 vừa xây dựng kế hoạch dạy học đảm bảo hoàn thành 
chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học phù hợp với tình hình diễn biến 
dịch tại đại phương; tăng cường các hình thức học trực tuyến qua internet. Với 
phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học tập”, dạy học lớp 
Một - lớp nền móng của bậc Tiểu học luôn được quan tâm hàng đầu. Hơn nữa, 
đây là năm học đầu tiên các em lớp Một phải học trực tuyến ngay từ đầu năm. 
Quả thực là thách thức vô cùng lớn lao đối với các em cũng như giáo viên và các 
bậc phụ huynh. Với mong muốn giúp các em có những tiết học trực tuyến nhẹ 
nhàng, không áp lực, học sinh hào hứng học tập có hiệu quả; đồng thời muốn 
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp Một.”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tìm ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả 
gây hứng thú cho học sinh lớp Một khi học trực tuyến.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Các phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ năng dạy học trực tuyến, vận dụng 
các phần mềm dạy học có hiệu quả phù hợp với học sinh lớp Một. 
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
 Học sinh lớp 1B, trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển, huyện Thanh 
Trì, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu lí luận, thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thực hành - luyện tập, 
dạy thực nghiệm.
6. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9-2021 đến tháng 4-2022. 3
hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 cấp Tiểu học: Từ ngày 01/9 đến ngày 
12/9/2021 học sinh lớp Một làm quen với cách học trực tuyến, học trên truyền 
hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh học sinh.
 Từ ngày 13/9 (nếu học sinh chưa được trở lại trường) tiến hành giảng dạy 
chương trình năm học mới theo hình thức trực tuyến (thời lượng tối đa 3 
tiết/ngày) kết hợp học trên truyền hình. Ưu tiên dạy học môn Tiếng Việt và môn 
Toán đảm bảo giúp học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản cần thiết ban đầu, 
lựa chọn các nội dung dạy học phù hợp với hình thức dạy trực tuyến.
 Học sinh lớp 1 trường tôi học trực tuyến 15 tiết/ tuần tương đương 5 buổi/ 
ngày. Trong đó các môn phân bố cụ thể như sau:
 Môn/Phân môn Số tiết Ghi chú
 Học vần 9 Bài Ôn tập cuối tuần: dạy ghép 2 tiết.
Tiếng Việt
 Tập viết 1 Kể chuyện: giáo viên gửi clip hướng dẫn
Toán 3
 Dạy luân phiên tuần lẻ dạy Đạo đức, 
Đạo đức/Hoạt động trải nghiệm 1
 tuần chẵn dạy Hoạt động trải nghiệm 
Tự nhiên & Xã hội 1 Dạy ghép 2 bài trong tuần
 Các môn học khác như Giáo dục thể chất, Nghệ thuật giáo viên xây dựng 
bài học bằng video clip gửi lên nhóm lớp, phụ huynh hướng dẫn con tự học.
 Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học đối với cấp Tiểu học. Chủ 
động thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin, dạy học trực tuyến, dạy học 
trên truyền hình cho phù hợp điều kiện thực tế để hỗ trợ quá trình giáo dục và 
đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy 
định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh 
lý lứa tuổi của học sinh.
2.2. Thuận lợi:
 Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng Giáo dục huyện Thanh Trì, ban Giám hiệu 
nhà trường có hướng dẫn sát sao cụ thể, kịp thời về việc dạy học lớp Một: có 
tuần đầu làm quen học sinh; chỉ đạo điều chỉnh thời lượng, nội dung dạy học; 
cho phép giáo viên chủ động dạy học trực tuyến kết hợp học trên truyền hình; 
cung cấp kho học liệu, tập huấn các phần mềm dạy học cho giáo viên giảng dạy;
 Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em. 100% học sinh có 
đủ sách giáo khoa, đồ dùng, trang thiết bị học tập trực tuyến; 
 Bản thân tôi đã có chút ít kinh nghiệm dạy học trực tuyến từ năm học trước. 5
nghiệm.Tôi đã áp dụng những biện pháp này trong giảng dạy và đạt được một số 
thành công nhất định. Và sau đây là một số biện pháp mà tôi thực nghiệm:
3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh lớp Một
3.1. Biện pháp thứ nhất: Thực hiện tốt tuần đầu làm quen với lớp, thầy cô và 
cách học trực tuyến
 Trước hết, để giải toả sự bỡ ngỡ của học sinh, sự lo lắng của phụ huynh, 
tôi đã kết hợp chặt chẽ với các bậc huynh, lựa chọn thời gian dạy buổi tối để bố 
mẹ có thể kèm cặp, đồng hành cùng con hàng ngày. Trong tuần đầu làm quen, 
tôi đã hướng dẫn các em làm quen với thiết bị học tập mới: cách sử dụng máy 
tính, điện thoại sao cho an toàn. Cụ thể: tôi hướng dẫn
 - Kĩ năng tương tác: bật/ tắt mic, camera, giơ tay xin phát biểu
 - Nội quy học trực tuyến 
 - Nhận biết sách giáo khoa từng môn học; đồ dùng học tập
 - Cách thao tác, sử dụng bộ Thực hành Toán, Tiếng Việt.
 - Tư thế ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút, đặt vở 
 - Xác định dòng kẻ, li trên bảng con, vở.
 - Cho học sinh tự giới thiệu và làm quen với các bạn hoặc qua ảnh/ video clip.
 Để học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ tôi hướng dẫn bằng những hình ảnh, video 
clip sinh động, ngộ nghĩnh rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em. 7
 Muốn có được bài giảng tương tác, hàng ngày tôi phải chỉnh sửa lại giáo 
án classpoint trên nền bài giảng powerpoint.
 Để giúp học sinh duy trì được hứng thú học tập, tôi đưa dần từng kĩ năng 
làm bài tương tác chứ không dạy quá nhiều kĩ năng một cách dồn dập. Bằng 
cách này, không những các em chắc kĩ năng đã học mà còn luôn háo hức được 
khám phá, học hỏi, rèn luyện thêm nhiều kĩ năng mới. Các kĩ năng được nâng 
dần độ khó lên: Đầu tiên tôi cho các em tương tác với dạng bài gạch chân dưới 
chữ /số, tiến tới khoanh vào ..chữ/ sốbằng bút màu Viết dấu >; <; = hoặc 
viết số, gõ trên máy tính dãy số/ phép tính; làm bài trắc nghiệm đúng/ sai, trắc 
nghiệm nhiều đáp án. 
 Nếu như classpoint rất hiệu quả với việc dạy học tương tác khi học trực 
tuyến thì phần mềm classdojo lại vô cùng thích hợp với các môn học như Đạo 
đức, Tự nhiên&Xã hội, Hoạt động trải nghiệm và đặc biệt là hoạt động phong 
trào và quản lí lớp. Qua trang này phụ huynh có thể gửi kết quả học tập – trải 
nghiệm của các con, giáo viên nhận xét, đánh giá lựa chọn bài điển hình tốt 
trưng bày trên mục “Chuyện của lớp” kèm lời tuyên dương, động viên. Tất cả 
phụ huynh, học sinh có thể xem và bình luận. Điều này thôi thúc các con nỗ lực 9
 Tích cực (khen) Tiêu cực (Nhắc nhở)
 Hàng ngày tôi dành khoảng 10 phút để tích điểm công khai trước lớp. 
Phần mềm tự cộng hoặc trừ điểm tùy từng học sinh. Điều đó khích lệ các em cố 
gắng thực hiện tốt nề nếp cũng như hoàn thành bài đúng hạn. Hàng tuần/ hàng 
tháng/ nửa kì giáo viên có thể thiết lập lại điểm để đánh giá tùy thời điểm. Dựa 
vào tổng điểm và chi tiết nhận xét, giáo viên có căn cứ để đánh giá học sinh. 
 Đây là một số thành viên trong lớp classdojo – lớp 1B
 Bên cạnh đó tôi chuẩn bị một số trò chơi vui học trong các hoạt động khởi 
động, chữa bài, củng cố mở rộng kiến thức. Giáo viên có thể tham khảo hàng 
trăm trò chơi powerpoint trên kho “youtube tro giang” chỉnh sửa thiết kế theo 
bài học của mình. Chỉ với 4-5 phút thôi nhưng cũng đủ giúp học sinh thoải mái, 
hứng thú với bài học. Ví dụ một số trò chơi tôi đã vận dụng trong bài dạy. 11
 Chấm bài: Nếu học sinh mắc lỗi nhiều ngoài việc chấm chữa trên azota, 
tôi chụp màn hình gửi tiếp cho phụ huynh qua zalo. Khi chấm, tôi kịp thời khen, 
động viên dù học sinh có tiến bộ chút ít. 
 Để đánh giá đúng thực lực của các em, ngoài việc đánh giá trên lớp khi 
dạy, qua video phụ huynh gửi, chấm chữa bài trên azota, classdojo; hàng ngày 
tôi đều giành 15 phút đầu giờ kiểm tra bài cũ, chữa bài, củng cố thêm kiến thức 
cho học sinh nhất là học sinh trung bình, yếu, còn nhút nhát khi tương tác. 
3.3. Biện pháp thứ ba : Làm tốt công tác chủ nhiệm
 Dạy trực tuyến, vai trò của phụ huynh vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn 
đến kết quả học tập của học sinh đặc biệt là giai đoạn đầu. Nếu như không có sự 
hỗ trợ, đồng hành của phụ huynh thì chắc chắn kết quả học tập của các em 
không thể như mong đợi. Thấu hiểu điều đó, tôi đã cố gắng làm thật tốt công tác 
chủ nhiệm. Tôi luôn kề vai, sát cánh cùng phụ huynh, hướng dẫn họ cách chỉ 
bảo con từng li từng tí ngay từ những ngày đầu chập chững học trực tuyến. 
 Thông thường, giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để hướng dẫn cả lớp làm 
quen với cách học mới nhất là lớp tôi ngoài zoom các con còn học trên 
classpoint, classdojo, hocjlieu.vn và gửi bài trên azota nữa. Có thể một số 
người ngại mất thời gian, lo lắng học sinh, phụ huynh khó cập nhật được các 
phần mềm mới nên thường chỉ dạy qua zoom, azota. Vậy làm thế nào để tất cả 
lớp đều có thể học tập được trên nhiều phần mềm một cách dễ dàng, nhanh 
chóng, hiệu quả mà giáo viên không mất thời gian?
 Tôi đã tận dụng triệt để vai trò của ban phụ huynh. Họ chính là sợi dây 
gắn kết giữa cô và các phụ huynh trong lớp. Trước tiên, tôi nhờ chính ban phụ 
huynh tập làm học sinh, tôi hướng dẫn họ cách tải, đăng nhập, thao tác trên các 
phần mềm khi học. Tôi cố gắng tìm hiểu kĩ các phần mềm, đưa ra các cách để 
phụ huynh có thể dễ dàng khi đăng nhập phần mềm phục vụ dạy học: sử dụng 
app với ID và mật khẩu/ đường link/ quét mã QR. Trong khi thực hiện, tôi nhờ 
họ quay video clip, chụp ảnh màn hình lại các thao tác đã thực hiện rồi gửi lên 
nhóm zalo. Nếu phụ huynh gặp khó khăn thì chính ban phụ huynh là người chia 
sẻ, hướng dẫn một cách rất tỉ mỉ, chi tiết. Tôi rất ít khi phải hỗ trợ họ. Nhờ vậy 
tôi mới có thêm thời gian để chuyên tâm với nhiệm vụ chuẩn bị bài, chấm, chữa 
bài chu đáo. Bản thân phụ huynh cũng hào hứng khi thấy con thích học trên 
phần mềm tương tác vì vậy họ rất cố gắng tìm hiểu để hỗ trợ con. Tuy nhiên, 
giáo viên nên rèn để học sinh chắc phần này mới chuyển sang phần tiếp theo, 
không đưa quá nhiều phần mềm cùng lúc. 13
- Với tất cả các bài viết Tiếng Việt, Toán tôi đều trình bày theo phông chữ viết 
Tiểu học đảm bảo chuẩn mực về chữ và cách trình bày. Điều này đòi hỏi giáo 
viên phải soạn bài tỉ mỉ, chỉn chu hàng ngày. 15 17
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
 Dân gian ta có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Việc chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ 
cho học sinh ngay từ những ngày đầu chập chững bước vào lớp Một là bước 
đệm vững chắc để các em tự tin vững bước trên hành trình khám phá tri thức mới. 
 Để trẻ lớp Một dễ dàng tiếp thu cần chú ý đặc điểm tâm lí: học sinh thích 
hình ảnh sinh động, trực quan; thích sự mới mẻ; càng được giao tiếp nhiều, trải 
nghiệm nhiều càng tích lũy được nhiều kiến thức. 
 Mặc dù hình thức dạy học trực tuyến đã khá phổ biến nhưng việc ứng 
dụng các phần mềm dạy học tương tác hoặc quản lí lớp học trên phần mềm chưa 
rộng rãi. Chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự 
tương tác giữa thầy và trò, trò với trò. Qua tương tác, thầy mới nắm bắt được 
năng lực/ hạn chế của học sinh để kịp thời điều chỉnh, bổ trợ kiến thức cho các em. 
 Trong thực tế có một số phần mềm dạy học tương tác khác nhau nhưng 
với học sinh lớp Một, chưa biết đọc, viết việc dạy học trực tuyến trên zoom kết 
hợp classpoint vô cùng hiệu quả, dễ sử dụng, tiết kiệm được thời gian. 
 Với học sinh: thao tác rất dễ dàng, chỉ cần đăng nhập 1 lần trong một buổi 
học, cho tất cả các môn học; không mất thời gian như một số phần mềm khác là 
mỗi bài là một đường link khác nhau; hầu hết học sinh cùng được trải nghiệm/ 
tương tác làm bài. 
 Với giáo viên: Chỉ cần một cửa sổ duy nhất để chia sẻ bài qua zoom. Việc 
soạn bài rất nhanh, tích hợp luôn trên giáo án powerpoint sẵn có; vận dụng được 
nhiều môn học; kiểm tra, đánh giá ngay được mức độ tiếp thu kiến thức của 
nhiều học sinh trong khoảng thời gian rất ngắn. 
 Bên cạnh đó việc quản lí lớp, giao/ kiểm tra bài trên classdojo hỗ trợ đắc 
lực cho giáo viên cũng như phụ huynh nắm bắt chính xác, kịp thời về kết quả 
học tập, rèn luyện của học sinh; có báo cáo tổng thể chung cho cả lớp/ cá nhân ở 
từng tiêu chí đánh giá; phụ huynh, học sinh, giáo viên có thể cùng tương tác, bày 
tỏ ý kiến. Hiện tại khi học sinh đã học trực tiếp thì lớp classdojo – 1b vẫn tiếp 
tục duy trì và phát huy hiệu quả của nó.
 Mỗi phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy lại có ưu/ 
nhược điểm khác nhau. Giáo viên cần lựa chọn, kết hợp các phần mềm hỗ trợ 
dạy học sao cho hài hòa, hiệu quả, dễ sử dụng.
 Làm tốt công tác chủ nhiệm là điều tất yếu mà giáo viên phải cố gắng thực 
hiện. Có như vậy mới thúc đẩy phụ huynh, học sinh cùng cố gắng hoàn thành 
mục tiêu giáo dục. 
 Dạy học trực tuyến trên phần mềm tương tác giải quyết được bài toán 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_lu.doc