Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường MN Trung Thành Tây

docx 11 trang skquanly 04/07/2024 1670
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường MN Trung Thành Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường MN Trung Thành Tây

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi tại Trường MN Trung Thành Tây
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC 
 VÀ GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TRUNG THÀNH TÂY.
 I. Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Giới tính: Nữ.
 - Chức vụ: Giáo viên.
 - Nơi công tác: Trường Mầm non Trung Thành Tây.
 - Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp lá 3, Tổ trưởng tổ chồi - lá.
 II. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng 
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Thành 
Tây.
 III. Thời gian thực hiện:
 Thời gian năm học: 2021 - 2022 .
 Thực hiện tại Tổ chồi - lá của Trường Mầm non Trung Thành Tây.
 IV. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MÔ TẢ SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM’
 1. Lí do chọn đề tài.
 Chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện 
cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Giai đoạn này được đánh giá là Giai đoạn vàng, đây là giai 
đoạn phát triển thể chất mạnh nhất, đặc biệt não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Với sự 
phát triển vượt trội đó thì giai đoạn này chính là giai đoạn quyết định quan trọng 
trong toàn bộ sự phát triển chung của con người.
 Giáo dục toàn diện cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi được thực hiện song song hai nội 
dung chăm sóc và giáo dục.
 Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá lớn so 
với thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan 
trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý 
giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục 
mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi 
mầm non.
 Việc nghiên cứu quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lứa tuổi mầm 
non càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết: đó là điều chỉnh chế độ ăn phù 
hợp; phối kết hợp giữa chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục để tạo ra các hoạt động 
khác nhau; sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc, nuôi dưỡng 
và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. Tôi đã áp dụng thành công đề tài: “Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng 
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Thành 
Tây.”.
 - Ưu điểm:
 Lớp được trang bị các đồ dùng để phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm 
sóc và giáo dục trẻ (bếp ăn đúng qui định, mỗi trẻ có khai ăn, nhà ăn sạch sẽ thoáng 
mát).
 Bản thân tôi cũng được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn về dinh dưỡng, 
chăm sóc giáo dục do Phòng, Sở tổ chức, được trao đổi kinh nghiệm của các đồng 
nghiệp trong trường, thường xuyên tìm tòi học hỏi kinh nghiệm qua mạng intenets 
và học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để trau dồi them kiến thức cho 
mình, từ đó có những giải pháp tối ưu giúp trẻ 5 - 6 tuổi được nuôi dưỡng.
 Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định. Trẻ thông minh, có một số 
trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình khuyến khích con 
em mình tham gia văn nghệ ở lớp, trường trong các ngày hội, ngày lễ.
 - Nhược điểm:
 Trong năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy lớp lá 3 với sỉ số lớp 26/8 
nữ, một số trẻ chưa học lớp mầm, khả năng nhận thức của trẻ không đều, đa số trẻ 
chưa biết về các nhóm thực phẩm, các tên món ăn, chưa biết gì về các hoạt động học 
tập và vui chơi trong trường.
 Năm học qua tôi được sự giúp đỡ tận tình từ đồng nghiệp và sự hướng dẫn 
nhiệt tình từ Ban giám hiệu trường, phụ huynh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi 
tập trung nghiên cứu đề tài này như sau:
 Nội dung Đ Tỉ lệ
 ạt
 Trẻ biết tên các món ăn trong ngày trong 15 57,7
 trường /26 %
 Trẻ ăn hết khẩu phần ăn 18 69%
 /26
 Trẻ ăn hết cơm nhanh và gọn gàng 14 53,8
 /26 %
 Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động 20 61,5
 vui chơi, học tập /26 %%
 2. Mô tả nội dung.
 Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cũng là một nội dung trong xu 
thế đầu tiên của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại của nền Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, nhân viên và phụ huynh 
về CSND trẻ.
 Nâng cao nhận thức và năng lực cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong việc 
qui hoạch, thiết kế xây dựng triển khai thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng phù 
hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, lớp, địa phương.
 Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng góp phần nâng 
cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.
 Huy động sự tham gia của cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc chăm só c nuôi 
dưỡng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
 Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên 
về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non công lập của huyện.
 Xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu năm học. Quan tâm đặc 
biệt tới kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
 Chế độ sinh hoạt của trẻ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của 
trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của trường.
 Nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt và thỏa mãn một cách hợp lý các nhu 
cầu ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể 
chất và tinh thần, hình thành ở trẻ nề nếp, thói quen tốt trong mọi hoạt động. Công 
tác nuôi dưỡng: Nội dung của giáo dục mầm non phải đảm bảo hài hòa giữa nuôi 
dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ 
phát triển cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn”.
 Xây dựng môi trường giáo dục, khung cảnh sư phạm thân thiện. Sáng - xanh 
- sạch - đẹp - an toàn, sân vườn sinh thái, c^ xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau, 
đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, khu thể chất, phòng thể chất, các phòng 
chức năng được sử dụng tập luyện, trải nghiệm phù hợp theo điều kiện của cơ sở giáo 
dục mầm non. Có hệ thống biểu bảng, biển báo, chỉ dẫn khoa học phù hợp, tạo hình 
ảnh, phong cách ấn tượng riêng của trường.
 Nhận thức đúng nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là 
phần quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường, nắm 
rõ được xu thế phát triển yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với sự phát triển thể 
chất trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản 
lý chuyên môn của giáo viên nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.
 Phải nhận thức được sứ mệnh, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do đội 
ngũ giáo viên, nhân viên quyết định. Vì thế, xây dựng tập thể cán bộ, , nhân viên 
vững mạnh về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là mục tiêu hàng đầu trong công tác 
quản lý. Đầu tư đồ dùng đồ chơi học tập phục vụ bán trú hiện đại, an toàn, sử dụng hiệu 
quả:
 100% đồ dùng phục vụ bán trú bằng ixoc
 Bổ sung đồ dùng trang thiết bị như: bát, đĩa, thìa inox, tủ xấy bát, rổ nhôm cho 
tổ nuôi.
 Bổ sung chăn, chiếu, gối, tủ các đồ dùng khăn, khay, thìa dĩa... phục vụ cho 
công tác chăm sóc trẻ tại trường cho các lớp.
 Các khu vực hoạt động chung như sân 2 cơ sở hoặc phòng hoạt động chung, 
nhà trường đã tận dụng, thiết kế thành sân chơi có thảm cỏ, phòng đọc, tạo thành khu 
vực hoạt động chung cho trẻ trải nghiệm ngoài lớp học, tạo thói quen chủ động, năng 
động cho trẻ.
 Bổ sung hệ thống chỉ dẫn bằng ký hiệu khoa học, phù hợp
 Với sự đầu tư cơ sở vật chất như trên đã tạo điều kiện cho công tác chăm sóc 
nuôi dưỡng trong trường đạt hiệu quả cao. Cán bộ, giáo viên và nhân viên rất yên 
tâm khi được làm việc trong điều kiện trang thiết bị hiện đại, đầy đủ.
 Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập bồi dưỡng 
chuyên môn nghiệm vụ nhất là nhân viên cấp dưỡng.
 Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra công tác CSND trẻ trong trường mầm 
non bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng công 
tác chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho giáo viên nhân viên. Có kiểm tra, đánh 
giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tại của giáo viên nhân viên trong 
việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non.Từ đó góp phần 
nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ nhân viên trong trường 
mầm
 Kiểm tra kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được xây dựng trong kế hoạch 
năm học của tổ chuyên môn, từng cá nhân
 Công khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
 Kiểm tra việc thực hiện chăm sóc trẻ thông qua các hoạch động đón, trả trẻ, 
chăm sóc ăn ngủ, tổ chức các hoạt động phát triển thể chất thông qua các hoạt động 
thể dục sáng, hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời.
 Mục đích của việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ là trẻ ăn ngon 
miệng ăn hết xuất. Vì thế ngoài việc kiểm tra quy trình chế biến món ăn và chia định 
lượng tại bếp ăn, người nấu chính. Việc đi dự giờ ăn tại các lớp được rút kinh nghiệm 
từng ngày. Các cháu có ăn hết xuất hay không còn phụ thuộc vào nhiều Đối với phụ huynh: Thông qua buổi họp hội cha mẹ phụ huynh học sinh toàn 
trường cung cấp thêm về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm có trong món ăn, 
cung cấp thêm về bữa ăn đủ chất, quan tâm đến việc chế biến khẩu phần ăn ở nhà 
đảm bào đủ năng lượng, đủ 4 nhóm thực phẩm không trùng với thức ăn của trường. 
Ngoài ra còn tuyên truyền với phụ huynh tăng thêm tiền ăn của trẻ
 Song song với công việc trên, nhà trường tổ chức hội thi nhân viên nuôi dưỡng 
giỏi cấp trường được phụ huynh ủng hộ nhiệt tình và tích cực. Cuộc thi đã thể hiện 
kết quả quản lý và thực hành về chất lượng dinh dưỡng rất tốt.
 Các hình thức tuyên truyền còn được thể hiện ở bản tin góc sức khoẻ của 
trường, bản tin ở các lớp. Tài chính công khai của trường.
 Ngay từ đầu năm học phụ huynh cùng nhà trường tham gia lựa chọn các đơn 
vị cung cấp thực phẩm.
 Phụ huynh cùng nhà trường tham gia kiểm tra chất lượng thực phẩm thông 
qua việc nhận thực phẩm hàng ngày cùng các thành phần của nhà trường.
 VI. KẾT QUẢ MONG ĐỢI.
 Sau khi học tập nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên vào các hoạt động 
của lớp tôi thấy hiệu quả nâng lên rõ rệt và cụ thể như sau:
 Nội dung Đ Tỉ lệ
 ạt
 Trẻ biết tên các món ăn trong ngày trong 26 100
 trường /26 %
 Trẻ ăn hết khẩu phần ăn 25 96%
 /26
 Trẻ ăn hết cơm nhanh và gọn gàng 24 92,3
 /26 %
 Trẻ mạnh dạn tự tin tham gia các hoạt động và 26 97,3
 giao tiếp /26 %%
 Qua nghiên cứu đề tài bản thân tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về kỹ 
năng cho trẻ ăn. Từ đó có cơ sở để chia sẻ, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt việc nâng 
caa công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho giáo viên mầm non nhằm tang cường sức 
khỏe cho trẻ.
 VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận - Cán bộ quản lý: Vận động mọi nguồn lực xã hội để cải tạo môi trường nhà 
trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giáo viên, nhân viên: Nhận thức đúng vai trò nhiệm vụ của mình và luôn 
có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, 
rèn luyện phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi 
dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục Mầm non. Phát huy vai trò chủ thể tích 
cực trong quá trình công tác, vận dụng các kiến thức được học tập và thực tiễn chăm 
sóc, giáo dục trẻ và đổi mới giáo dục mầm non một cách có hiệu quả.
 Đối với cha mẹ trẻ
 - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, gia đình về công tác chăm sóc 
nuôi dưỡng trẻ trong giai đoạn vàng của sự phát triển thể chất.
 Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn đồng nghiệp giúp 
tôi có những kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn.
 Tôi xin thành thật cảm ơn!.
 Trung Thành Tây, ngày 9 tháng 3 năm 2022
 Người viết
 Nguyễn Thị Tuyết Nhung
 XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Diễm Kiều

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_viec_chat_lu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho.pdf