Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trong trường học

docx 16 trang skquanly 05/06/2025 360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trong trường học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trong trường học
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Hiện nay do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nhiều khu công nghiệp 
mọc lên, môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất, con người phải đối mặt với 
nhiều bệnh tật, dịch bệnh đa dạng, với nhiều virut, vi khuẩn chủng loại khác 
nhau diễn biến phức tạp. Đặc biệt là các dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát 
trên diện rộng: bệnh Tay-Chân-Miệng, sốt xuất huyết, cúm A....Do đó việc chăm 
sóc bảo vệ sức khỏe và môi trường học tập cho học sinh là một nhiệm vụ rất 
quan trọng vì thế hệ học sinh hôm nay và tương lai đất nước mai sau. Được sự 
quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây ngành y tế 
và giáo dục cũng có nhiều cố gắng trong việc phối hợp chỉ đạo, xây dựng mạng 
lưới y tế trường học. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh 
đã có những bước cải thiện đáng kể và đạt được những kết quả khả quan.
 Tuy vậy công tác y tế trường học còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được 
đầy đủ về chuyên môn, nghiệp vụ. Do điều kiện thực tế tại một số nhà trường 
còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất. Mà việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho 
học sinh hiện nay là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Bản thân tôi 
là một nhân viên y tế thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường 
tiểu học A Thị Trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Đứng trước 
thực trạng tình hình sức khỏe của học sinh hàng ngày bị ốm mệt phải nghỉ học 
do nhiều bệnh tật gây lên, sức khỏe các con hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ 
dịch bệnh tràn lan bên ngoài, đứng trước trách nhiệm là người thầy thuốc chăm 
lo sức khỏe cho học sinh, tôi luôn trăn trở làm thế nào để có biện pháp tốt nhất 
cho công tác quản lý sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cho học sinh có hiệu quả 
để các con có sức khỏe tốt nhất tham gia học tập. Từ những trăn trở trên, qua 
hơn 10 năm công tác tại trường tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc 
quản lý và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một 
số biện pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trong trường học”. Khi viết 
sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về công 
tác y tế trường học nói chung và công tác y tế trường mình nói riêng nhằm làm 
tốt hơn nữa việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, tạo môi 
trường cho các con vui chơi học tập được tốt. Qua đó giúp các con có sức khỏe 
tốt, môi trường xanh sạch để học tập, vui chơi phát huy hết khả năng của mình 
khi đang học ở trường đồng thời qua đó cũng tạo điều kiện nâng cao ý thức cho 
các con trong công tác bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh góp phần tạo 
môi trường xanh sạch đẹp. Qua những kinh nghiệm này, tôi muốn trao đổi với 3
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Có sức khỏe thì con người mới 
học tập và làm việc được tốt. Khỏe về thể chất là liên quan đến bệnh tật, dinh 
dưỡng...Khỏe về tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, 
sự an toàn tâm lý, niềm tin vào cuộc sống. 
 Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. 
Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ học sinh ở các trường học 
không chỉ là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia 
đình, nhà trường và xã hội.
 Căn cứ thông tư số: 23/2006/CT-TTg, ngày 12/07/2006 của Thủ tướng 
chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học.
 Căn cứ phương hướng nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe học 
sinh của nhà trường.
 Bên cạnh nguy cơ mắc các bệnh học đường thì nguy cơ nhiễm các bệnh 
dịch như Cúm, Tiêu chảy, đau Mắt đỏ trong trường học là rất cao. Thực tế cho 
thấy trong những năm qua dịch bệnh Tay-Chân-Miệng, sốt xuất huyết, cúm.... 
bùng phát thì các trường học luôn là những điểm nóng gây nên dịch bệnh, hàng 
loạt các trường học phải đóng cửa hoặc trường học biến thành bệnh viện.
 Song song cùng tồn tại đó là việc nhận thức và ý thức vệ sinh của học 
sinh còn rất kém. Các con vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc 
chăm sóc sức khỏe cho cá nhân mình. Ý thức giữ gìn vệ sinh chưa cao vẫn còn 
tình trạng xả rác vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định. Chính những điều 
này làm cho công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh gặp rất nhiều khó 
khăn và phức tạp.
 2. Thực trạng
 Việc giáo dục toàn diện cho học sinh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của nhà 
trường trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các con. Có được 
sức khỏe tốt, môi trường tốt sẽ giúp học sinh học tập tốt và phấn đấu trở thành 
những nhân tài tương lai cho đất nước. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu 
quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh 
trong trường học. Để có được kết quả trên, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Ban 
chỉ đạo y tế học đường các cấp và Ban giám hiệu nhà trường còn có sự đóng góp 
không nhỏ của cán bộ y tế nhà trường. Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi 
đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 5
 - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh
 - Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học 
xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh ATTP. 
 - Các đồng chí trong Ban chỉ đạo xây dựng tiêu chí và biểu điểm đánh giá 
vệ sinh lớp học. Tôi kết hợp với các đồng chí trong ban chỉ đạo thường xuyên 
nhắc nhở và kiểm tra các lớp nhằm làm tốt công tác vệ sinh trường lớp. Theo 
quy định vào chiều thứ sáu hàng tuần thì học sinh toàn trường tổng vệ sinh lớp 
học và môi trường xung quanh sạch sẽ.
 3.2. Xác định vai trò trách nhiệm và thực hiện tốt công tác tham mưu 
với lãnh đạo về đầu tư cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt công tác bảo vệ chăm 
sóc sức khỏe học sinh trong trường
 Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà 
phòng rửa tay và trang thiết bị phòng chống dịch phục vụ cho việc phòng chống 
bệnh dịch trong toàn trường nhằm giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và 
sơ cấp cứu ban đầu những tai nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các 
hoạt động tại trường. 
 Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất 
lượng sức khỏe cho học sinh vì vậy cần phải được xây dựng và đảm bảo sạch sẽ, 
thoáng mát. Để làm được như vậy nhà trường đã quan tâm và cho bố trí phòng y 
tế riêng biệt với các dụng cụ và trang thiết bị thiết yếu phục vụ tốt cho công tác 
chăm sóc sức khỏe học sinh và giáo viên.Về công tác phòng dịch thì tôi tham 
mưu xây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa các bộ phận trong nhà trường, 
xây dựng ban chỉ đạo y tế...đồng thời liên hệ chặt chẽ với trạm y tế thị trấn, 
trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện để họ hỗ trợ nhà trường khi có 
trường hợp cấp cứu hoặc dịch bệnh xảy ra trong trường.
 Phòng y tế nhà trường 7
 + Đại cương bệnh:
 - Bệnh Tay Chân Miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút EV 
71 gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè, có thể gây thành dịch.
 - Mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở học sinh dưới 5 
tuổi. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, nước uống bị nhiễm virut gây bệnh, 
tiếp xúc với dịch tiết nước mũi họng, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của học 
sinh bị bệnh. 
 + Triệu chứng bệnh:
 - Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày.
 - Khởi phát có các triệu chứng: sốt nhẹ 38C, mệt mỏi đau họng, biếng ăn 
và tiêu chảy, sau đó nổi phỏng nước ở tay, chân, miệng.
 - Phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và 
mông. Phỏng nước xuất hiện trong miệng thường gặp ở lợi lưỡi và mặt trong 
của má, ban đầu là chấm đỏ sau là phỏng nước vỡ ra thành vết loét làm học 
sinh đau miệng kém ăn.
 + Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh:
 - Thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch 
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
 - Luôn quan tâm chăm sóc học sinh không cho học sinh để móng tay dài, 
ăn mặc gọn gàng sạch đẹp.
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, khử trùng lớp học nền nhà, dụng cụ 
đồ chơi bằng dung dịch Cloramin 2% hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.
 - Khi có các triệu chứng nghi ngờ phải đi khám ngay.
 3.4. Lập các loại sổ sách cần thiết phục vụ công tác quản lý sức khỏe và 
chăm sóc sức khỏe học sinh tại trường
 Mục đích lập sổ sách này để tiện quản lý theo dõi và đánh giá kết quả thực 
hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe học sinh, theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh 
của từng học sinh trong từng năm học và suốt khóa học. Trong năm học tôi đã tự 
lập các loại sổ sách sau:
 - Lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh toàn trường bao gồm các nội dung: 
cân nặng, chiều cao, thị lực, tiền sử bệnh (bản thân học sinh và gia đình có ai 
mắc các bệnh mãn tính) của từng năm học để tiện theo dõi và so sánh.
 - Sổ họp ban chỉ đạo công tác Y tế sức khỏe học đường.
 - Sổ theo dõi khám, điều trị BHYT, nằm viện.
 - Bảng tổng hợp nhập, cấp phát thuốc từng tháng. 9
 Tuyền truyền giáo dục nha khoa, dạy cho học sinh cách phòng bệnh răng 
miệng, bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. 
Hướng dẫn cho học sinh cách chải răng đúng phương pháp.
 3.7. Về công tác phòng dịch
 Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng dịch 
bệnh là công việc rất quan trọng, muốn làm tốt điều này phải nắm bắt tình hình 
dịch bệnh qua các phương tiện thông tin đại chúng, tình hình dịch bệnh tại địa 
phương để ta có thể chủ động phòng chống bệnh một cách thuận lợi hơn, đồng 
thời chuẩn bị sẵn tâm lý cho phụ huynh và đội ngũ CBGVCNV đối phó với 
dịch bệnh, quản lý được những học sinh bị bệnh phòng chống lây lan rộng. 
 Để làm tốt công tác phòng dịch, đầu năm học tôi thường tham mưu cho 
lãnh đạo nhà trường liên hệ TTYTDP huyện xin thuốc diệt muỗi, phun thuốc 
toàn bộ khuôn viên nhà trường để diệt muỗi và các vi khuẩn, côn trùng gây bệnh.
 Khi thời tiết thay đổi bất thường hoặc lúc giao mùa các dịch bệnh cũng rất 
hay xảy ra, nắm bắt rõ điều này tôi hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách chống 
dịch Covid-19; phòng bệnh theo thời tiết, theo mùa như: mùa Xuân sau Tết thì 
thường có các dịch bệnh như: Sốt phát ban (Rubenla), Sởi, Quai bị...,thời tiết 
nóng mùa hè thì hay xảy ra các bệnh tiêu chảy cấp, say nắng, cảm nóng, đau mắt 
đỏ..., thời tiết lạnh thì hay mắc bệnh cúm ho, viêm phổi... do đó hạn chế được số 
học sinh bị bệnh, mức độ nhiễm bệnh nhẹ hơn, điều trị mau nhanh khỏi có hiệu 
quả hơn.
 11
 Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các 
yêu cầu về vệ sinh học đường, thực hiện phong trào “xanh - sạch - đẹp”. 
 Tổ chức các buổi tổng vệ sinh lớp học và môi trường vào thứ 6 hàng tuần 
theo quy định. 
 Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường tạo khuôn viên thoáng 
mát cho học sinh học tập. 
 Học sinh chăm sóc bồn cây bồn hoa
 Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về 
mùa hè. Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích 
thước theo từng lứa tuổi. 
 Hình ảnh các lớp sau khi tổng vệ sinh
 Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, 
hệ thống cống rãnh thoát nước tốt. Nhà trường kí hợp đồng với 03 lao công 
chuyên phục vụ quét dọn trường lớp. 
 3.9. Thực hiện tốt công tác tham mưu phối kết hợp giữa các bộ phận 
quản lý cũng như giáo viên với phụ huynh và học sinh 13
 4. Kết quả đạt được
 Do nắm được vai trò quan trọng về vấn đề sức khỏe của học sinh nên 
những việc làm trên đã được triển khai thường xuyên. Dựa trên tiêu chuẩn đánh 
giá sức khỏe cho thấy tình hình sức khỏe của các con ngày được nâng cao, tỷ lệ 
học sinh nghỉ học do bệnh tật giảm đáng kể so với đầu năm học. 
 Nhờ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe được tiến hành thường 
xuyên, cùng với việc phối hợp thực hiện tốt công tác phòng dịch nên đã kiểm 
soát tốt không để dịch bệnh lây lan trong trường học. 
 Tuy còn thiếu thốn về trang thiết bị y tế nhưng vẫn đảm bảo việc sơ cấp 
cứu ban đầu và xử lý kịp thời các bệnh học thông thường giúp học sinh có được 
sức khỏe tốt để học tập. 
 Tổng vệ sinh vào chiều thứ Sáu hàng tuần giữ gìn cảnh quan môi trường 
xanh - sạch - đẹp.
 Thực hiện đầy đủ, đúng lịch các chương trình tiêm chủng và tẩy giun định 
kỳ cho học sinh toàn trường. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_suc_khoe_cho.docx