Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong trường Tiểu học

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật, virus gây ra, có khả năng lây từ cơ thể này sang cơ thể khác. Bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng học sinh em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Ở độ tuổi này cơ thể học sinh còn non nớt, sức đề kháng còn yếu so với môi trường bên ngoài. Vì vậy, nên việc phòng chống dịch bệnh cho học sinh là việc vừa dễ lại vừa khó. Trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường bị ô nhiễm vì khói bụi, hóa chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, với virus biến dị. Trường học là môi trường tập trung đông người, là cơ hội để lây lan nhanh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những năm gần đây Việt Nam đã bùng phát các dịch bệnh rất nguy hiểm như: Dịch bệnh sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Theo thống kê tính đến tháng 4/2022, trên thế giới số ca nhiễm là: 511.368.633, số ca tử vong 6.252.898. Tại Việt Nam, tổng số ca mắc: 10.564.023 ca, đang điều trị: 1.288.687 ca, khỏi bệnh: 9.092.760 ca, tử vong: 43.021 ca. Riêng tại thành phố Hà Nội số ca mắc: 1.584.061 ca, điều trị khỏi bệnh: 1.428.963 ca, đang điều trị: 111.500 cađiều trị khỏi, tử vong: 1.220 ca. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. Trong trường tiểu học các em học sinh đều ở độ tuổi mà các dịch bệnh dễ xâm nhập và lây lan. Đây chính là giai đoạn học sinh dễ gặp phải các bệnh tật từ môi trường học tập, môi trường sống, bị ảnh hưởng tới sức khỏe do các yếu tố dịch bệnh hay do dinh dưỡng không đảm bảo gây nên... Nếu như các em thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội nói chung, gần hơn nữa chính là những giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học thì các dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh. Có những dịch bệnh, bệnh tật có thể để lại di chứng nguy hiểm cho các em đến hết đời. Vì vậy, công tác phòng chống các dịch bệnh theo mùa là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác phòng chống dịch 3 Tổng số học sinh: 1701 em. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động y tế trong trường học, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát tình trạng dịch bệnh của học sinh trong trường và cách xử lý khi học sinh bị dịch bệnh thông thường thông qua phiếu khảo sát phụ huynh. Cụ thể như sau: - Khảo sát đầu năm học trên 1701 phụ huynh học sinh toàn trường thông qua các biểu mẫu trắc nghiệm trên nhóm zalo lớp. Phụ huynh Phụ huynh Nội dung Học sinh Học sinh chưa biết biết cách khảo sát đã mắc chưa mắc cách xử lý. xử lý. 532/1701 1169/1701 253/1701 1448/1701 1. Dịch bệnh cúm mùa. (31,3%) (68,7%) (15%) (85%) 20/1701 1681/1701 450/1701 1251/1701 2.Sốt xuất huyết (1,2%) (98,8%) (26,4%) (73,6%) 750/1701 951/1701 832/1701 869/1701 3. Các dịch bệnh theo mùa (44,1%) (55,9%) (49%) (51%) Nhìn vào bảng số liệu khảo sát chúng ta dễ dàng nhận thấy: Số lượng học sinh mắc các dịch bệnh thông thường là khá lớn, trong khi đó vẫn còn nhiều phụ huynh chưa nắm rõ các phương pháp xử lý khi học sinh bị mắc bệnh. Vậy làm thế nào để có thể hạn chế tối đa các ca mắc bệnh, giảm nguy cơ học sinh bị mắc lại và có ý thức phòng dịch cũng như kiến thức cơ bản về xử lý khi học sinh nhiễm bệnh cho phụ huynh. 2.2. Thuận lợi Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên đặc biệt là học sinh. Tạo điều kiện để 100% đội ngũ CBGVNV trong nhà trường được tập huấn các chuyên đề chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích.....nên rất thuân lợi cho việc thực hiện và phối hợp với các bộ phận trong nhà trường. Phòng y tế riêng biệt, được trang bị các đồ dùng thiết bị hiện đại và có đầy đủ danh mục thuốc theo qui định. Nhà trường có 01 nhân viên y tế chuyên trách, trình độ đạt chuẩn, tác phong nhanh nhẹn, ham học hỏi, có trách nhiệm trong công việc. Phụ huynh có ý thức trong việc phối hợp với giáo viên và nhà trường trong các hoạt động. 2.3. Khó khăn Kinh phí hoạt động cho y tế trường học còn hạn chế. Ở lưa tuổi tiểu học, học sinh vẫn hiếu động, sức đề kháng chưa mạnh, còn hạn 5 thủy đậu thường xảy ra vào tháng 1,2,3. Dựa trên những thông tin trên tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch phát cho các đồng chí trong Ban chỉ đạo những tài liệu, thông tin về phòng chống các loại dịch bệnh và thông qua trước toàn trường trong buổi họp hội đồng sư phạm để toàn bộ tập thể CBGVNV cùng thực hiện. Qua nghiên cứu sách báo tôi nhận thấy mỗi một dịch bệnh có một đường lây truyền và một diễn biến dịch tễ khác nhau như: + Bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng: Bệnh Covid-19. + Các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và không khí: Bệnh đau mắt đỏ, chân tay miệng, sởi, thủy đâu, quai bị,... + Các bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc với chất thải dịch tiết của người bệnh: Chân tay miệng, tiêu chảy Rota, thủy đậu,... + Các bệnh lây nhiễm qua vật trung gian: Sốt xuất huyết, sốt rét... Ngoài ra tùy theo từng bệnh dịch mà biểu hiện bệnh cũng như cách chăm sóc phòng ngừa cũng khác nhau từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho riêng từng bệnh. * Kết quả: Ban giám hiệu đã ra quyết định thành lập được Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gồm 8 đồng chí và xây dựng được kế hoạch hoạt động phòng chống dịch bệnh chung của cả năm học. Ngoài ra tôi còn xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng tháng cho từng bệnh như: kế hoạch phòng chống tay chân miệng, Covid-19, sốt xuất huyết, phòng chống bệnh sởi, thủy đậu, kế hoạch phòng chống bệnh cúm mùa, xây dựng kế hoạch hoạt động của công tác y tế học đường, công tác phòng tránh tai nạn thương tích cũng như công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ có những kế hoạch cụ thể đó, tôi cùng với tập thể CBGVNV đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch trong trường. Trong năm học 2021-2022, do phần lớn thời gian học sinh học trực tuyến tại nhà, công tác tuyên truyền trực tuyến về phòng chống các bệnh thường gặp được nhà trường đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt để giúp PHHS có thể phòng bệnh, nhận biết và chăm sóc học sinh đúng cách. 3.2. Biện pháp 2: Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường đề xuất đầu tư mua sắm trang thiết bị, các cơ số thuốc thiết yếu, hóa chất CloraminB, dung dịch Javel và thiết kế các đầu sổ để phục vụ cho công tác phòng chống dịch 7 internet để thiết kế một số đầu sổ phục vụ cho công tác của mình. - Tạo đầu sổ theo dõi học sinh nghỉ hàng ngày tại lớp ghi rõ tên học sinh, lý do nghỉ và ngày nghỉ học và ngày đi học trở lại sau đó tổng hợp vào đầu sổ của nhà trường. Mẫu sổ theo dõi học sinh nghỉ hàng ngày lớp.. Ngày ........ tháng......... năm STT Họ và tên Lý do nghỉ Ngày nghỉ học Ngày đi học lại Mẫu sổ theo dõi học sinh nghỉ hàng ngày toàn trường Ngày Số học Sĩ Số học Ghi STT tháng Lớp sinh Lý do nghỉ Số sinh đi chú năm nghỉ Lý Ho, Cúm, do sốt đau mắt, đi ngoài khác - Tạo đầu sổ theo dõi học sinh mắc bệnh dịch và ghi đầy đủ thông tin địa chỉ nhà, số điện thoại bố hoặc mẹ học sinh, bị nhiễm dịch bệnh gì ghi rõ cụ thể. ngày tháng bắt đầu nghỉ học và ngày tháng đi học lại. Sổ này sẽ giúp cho tôi nắm bắt được con số cụ thể nếu có học sinh bị nhiễm dịch bệnh. Mẫu sổ theo dõi học sinh mắc bệnh dịch STT Họ và tên Lớp Địa chỉ SĐTPH Dịch bệnh Ngày nghỉ Ngày đi - Trong công tác phòng chống dịch các hóa chất khử khuẩn là không thể thiếu nhưng cũng không được sử dụng tùy tiện. Để tiện cho công tác theo dõi việc sử dụng hóa chất tôi đã thiết kế sổ theo dõi cấp phát hóa chất khử khuẩn như sau: Mẫu sổ theo dõi cấp phát hóa chất khử khuẩn Ngày Số Cách Lớp Tên hóa chất Hạn dùng Ký nhận tháng lượng pha - Việc tuyên truyền tới mọi người các biện pháp để cùng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh là một việc làm quan trọng. Để có thể nắm bắt nhanh chóng kịp thời xem mình đã tuyên truyền được những nội dung gì và tới được ai, tôi đã thiết kế ra sổ nhật ký công tác tuyên truyền: 9 trong nhà trường, đảm bảo an toàn trường học, không để dịch bệnh lây lan. Nắm rõ chỉ thị của nhà nước, các thông báo phòng dịch của UBND huyện Thanh Trì, PGD&ĐT Huyện, tôi đã phối kết hợp cùng BGH thực hiện công tác phòng chống dịch tại nhà trường một cách nghiêm túc và hiệu quả, cụ thể: * Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19, các phương án xử trí các trường hợp mắc, nghi ngờ, tiếp xúc gần. * Tham mưu với BGH sắp xếp phòng cách ly, đầu tư nước rửa tay sát khuẩn khô, khẩu trang, máy đo nhiệt độ cho 100% các lớp. Trước diễn biến của dịch bệnh, tôi đã tham mưu với BGH lấy nhà thể chất làm phòng cách ly để sử dụng trong trường hợp có F1 hoặc CB, GV, NV và HS có triệu chứng sốt, ho, khó thở v.v.. tại nhà trường. Nhằm đảm bảo các nguyên tắc phòng - chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, tôi cũng đề xuất ban giám hiệu nhà trường đầu tư nước sát khuẩn tay nhanh, khẩu trang, máy đo thân nhiệt tại 35/35 lớp để sẵn sàng cho học sinh trong trường hợp học sinh đến trường. * Kết hợp cùng BGH, trung tâm y tế Huyện Thanh Trì hỗ trợ phun khử khuẩn. Nhận thức đúng về sự ảnh hưởng và tác hại của dịch Covid-19 đối với sức khỏe và đời sống con người, đặc biệt là các em học sinh, Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đã phối hợp cùng nhà trường phun khử khuẩn toàn bộ nhà trường. Với vai trò là một nhân viên y tế trong trường, tôi đã kết hợp cùng BGH, hỗ trợ đội khử khuẩn, phun khử trùng cho toàn bộ các lớp học, phòng học chức năng, các nhà vệ sinh, đồ dùng, tủ kệ trong lớp để đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh trong và ngoài lớp học. Hình ảnh phun khử khuẩn tại lớp học * Kết hợp cùng giáo viên các lớp, dọn dẹp vệ sinh trong và ngoài lớp học. 11 Kết quả: Công tác tiêm phòng đợt 1 tại điểm tiêm của nhà trường đã tiêm phòng cho 253 em học sinh đăng kí đủ điều kiện tiêm của tất cả các khối lớp 1- >5, tất cả các em học sinh đều không có biểu hiện bất thường sau tiêm. Hình ảnh tiêm vắc-xin covid-19 cho học sinh tại điểm trường 3.3.2. Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong trường tiểu học *Cách thực hiện Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiện sớm ca bệnh, điều trị đúng và kịp thời sẽ hạn chế được số ca tử vong. Hiện nay sốt xuất huyết đang là một vấn đề cần báo động ngay cả trên các quốc gia có nền kinh tế phát triển vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ được sống, vui chơi và không có nguy cơ gây bênh. Để trẻ được an toàn, chúng ta - những người lớn, chỗ dựa, điểm tựa của trẻ, phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Chính vì vậy việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường học nói chung và trường Tiểu học A Thị trấn Văn Điển nói riêng hiện nay. Theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 9.919 trường
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_pho.doc