Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi

docx 16 trang skquanly 09/06/2024 2070
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG GIÁO 
 DỤC 
THÓI QUEN HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI 
 Quảng Bình, tháng 03 năm 2019
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 2.1. Thực trạng
 Năm học 2018- 2019, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé với tổng 
số là 39 cháu. Ở độ tuổi này các cháu chưa có thói quen lễ phép chào hỏi, xin lỗi khi làm 
điều gì sai hay cảm ơn khi nhận quà, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Đầu năm 
mới đến lớp trẻ có thói quen tự do như ra vào lớp tự nhiên không xin phép, trong các 
hoạt động hay nói leo, trả lời câu hỏi thường không trọn câu.. Bên cạnh đó, một số trẻ lại 
đón nhận được sự quan tâm quá chu đáo từ gia đình, trẻ thường được cưng chiều muốn 
gì được nấy nên không quan tâm đến hành vi văn hóa của mình, một số trẻ sống trong 
môi trường gia đình thiếu lành mạnh. Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng đến thói quen 
hành vi văn minh của trẻ.
 Với một ít kinh nghiệm của bản thân qua những năm gắn bó với nghề chăm sóc 
giáo dục trẻ, bản thân tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp nhằm giúp trẻ có những 
hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày. Khi bước vào thực hiện đề tài này, bản 
thân thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 2.1.1. Thuận lợi
 - Đơn vị trường nơi tôi công tác với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy 
đủ trường lớp rộng rãi đảm bảo việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
 - Bản thân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với 
nghề nghiệp, có thời gian công tác và kinh nghiệm giảng dạy trẻ mầm non khá nhiều 
năm.
 - Đa số trẻ đi học đều đặn thuận tiện cho việc giáo dục thói quen hành vi văn minh 
của trẻ.
 - Các cháu trong lớp có cùng độ tuổi, nên thuận tiện cho việc giáo dục trẻ.
 2.1.2. Khó khăn
 - Số lượng trẻ trên lớp quá đông ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục và rèn thói 
quen hành vi văn minh cho trẻ.
 - Đa số bố mẹ các cháu làm nghề nông,nên ít quan tâm đến việc giáo dục lễ giáo 
cho con em mình
 - Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức. Một số phụ huynh do công việc 
buôn bán nên ít quan tâm đến con cái .
 - Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. 
Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, chưa biết lễ phép chào hỏi cô trước khi ra 
vào lớp cũng như khi về, khả năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế.
 2.1.3. Khảo sát thực tiễn bài học mới, và việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ cũng được lòng ghép 
vào một cách tự nhiên và nhẹ nhàng hơn.
 * Giáo dục trẻ có thói quen hành vi văn minh qua các thời điểm trong ngày:
 + Đón trẻ: Khi trẻ đến lớp, tôi rèn cho trẻ thói quen biết xin phép cô trước khi vào 
lớp. Với đặc điểm đa số phụ huynh thường bận biụ vào buổi sáng sớm nên khi đến trường 
thường cho con ăn những đồ ăn bán ở dọc đường như xôi, bánh mì, bánh bao, khi trẻ ăn 
xong tôi nhắc nhở trẻ uống nước, rửa tay, lau miệng sạch sẽ. Để tạo cho trẻ có thói quen 
giữ gìn vệ sinh chung, tôi nhắc nhở trẻ ăn xong phải để rác vào sọt.
 + Giờ vệ sinh: Hình thành thói quen hành vi văn minh cho trẻ qua các thao tác rửa 
tay - lau mặt trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi bẩn; sau khi ngủ dậy.
 Ví dụ: Sau khi hoạt động góc, tôi thường cho trẻ xếp hàng ngay ngắn để rửa tay, 
lau mặt. Nhắc trẻ chọn khăn đúng ký hiệu của mình và thực hiện đúng quy trình lau mặt. 
Tôi rèn cho trẻ thao tác rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước, trẻ rửa trật tự không đùa 
nghịch, không xô đẩy lẫn nhau. Lau mặt xong trẻ biết lấy nghế ngồi vào đúng chỗ của 
mình. Tổ trực nhật giúp cô dọn dẹp đồ dùng dụng cụ trẻ có thể làm được vào nơi quy 
định.
 + Giờ ăn trưa: Việc ăn uống là vấn đề hết sức tế nhị, chính vì vậy mà ông bà ta có 
câu “ ăn trông nồi , ngồi trong hướng” Thói quen hành vi văn minh được thể hiện rõ trên 
bàn ăn, điều đó thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. Trong 
những giờ ăn trưa, tôi giáo dục cho trẻ có những thói quen hành vi văn minh trong ăn 
uống (trước khi ăn phải mời cô, mời bạn, 01 tay giữ bát, 01 tay cầm thìa xúc cơm, biết ăn 
từ tốn, nhai kỹ, ăn hết bát thứ nhất lên xin bát thứ hai, biết ăn hết suất, hiểu được tác dụng 
của các món ăn...).
 Ví dụ: Đến giờ ăn, trước khi ăn trẻ biết mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm, trong khi 
ăn tập cho trẻ có thói quen hành vi văn minh không được nói chuyện, không cười đùa, ăn 
chậm, nhai kỷ, hắt hơi hoặc ho thì dùng tay che miệng. Khi lên lấy bát thứ 2 trẻ biết 
đứng thành hàng dọc trật tự ai lên trước đứng trước, ai lên sau đứng sau lần lượt chờ cô 
giáo lấy cơm. Khi xin cơm trẻ biết đưa bát cho cô bằng 2 tay và nói lời cảm ơn sau khi 
nhận cơm.. 
 + Giờ ngủ: Tôi tạo cho trẻ có thói quen đi ngủ phải nằm đúng chỗ của mình, ngủ 
đúng giờ, không được nói chuyện riêng, nằm đúng tư thế (có thể thay đổi tư thế ngửa, 
nghiêng). Khi có nhu cầu đi vệ sinh phải xin phép cô và đi nhẹ nhàng không làm ảnh 
hưởng đến giấc ngủ của bạn. Với cách hướng dẫn cụ thể, tận tình và được thực hiện có 
nền nếp thường xuyên như vậy đã giúp cho trẻ có được thói quen tốt khi ngủ. Hầu hết 
trẻ đã ngủ đầy giấc, đúng giờ. Sau một thời gian thực hiện giáo dục thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi đã có 
sự thay đổi hơn trước như: trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu 
mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè đặc biệt là có ý thức và nền nếp học tập, từ đó tạo động 
lực cho tôi tiếp tục áp dụng những biện pháp giáo dục rèn luyện thói quen hành vi văn 
minh cho trẻ.
 2.2.3. Giáo dục thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động lễ hội
 - Ở trường mầm non việc tổ chức ngày lễ, ngày hội có ý nghĩa rất lớn trong việc 
giáo dục cho trẻ những truyền thống văn hóa dân tộc, những tình cảm đạo đức, góp phần 
hình thành, rèn luyện cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, lòng tự tin vào bản thân, sự mạnh 
dạn trong giao tiếp. 
 Thông qua các hình thức trang trí, trang phục đẹp, không khí tưng bừng của ngày 
hội lễ, những bài thơ, điệu hát, điệu múa..v.v.. góp phần giáo dục cho trẻ những xúc cảm 
thẩm mỹ, lòng yêu thích cái đẹp, muốn hướng tới cái đẹp và thích được tạo ra cái đẹp.
 Ví dụ: Từ những ngày lễ hội như ngày 8/3 ngày quốc tế phụ nữ, ngày 19/5 – ngày 
sinh nhật Bác, ngày 20/11... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt 
động giáo dục dưới hình thức là hội thi hay chương trình văn nghệ để chào mừng, qua 
đó giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đã hy sinh cho lợi ích 
dân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với 
người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có 
ích cho xã hội.
 Mặt khác, các ngày lễ hội tổ chức ở trường mầm non cho các cháu như: Ngày Hội 
đến trường của bé, tết Trung thu, tết Thiếu nhi 1/6...Việc tổ chức các ngày lễ hội ở 
trường mầm non có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thông qua lễ hội giúp cho trẻ xâm nhập 
vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa xã hội, để giáo dục truyền thống 
và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm 
đẹp đẽ, không khí vui vẻ tưng bừng của ngày hội ngày lễ làm thay đổi không khí của 
những ngày học, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẽ, thêm yêu gắn bó với trường, với lớp, với 
cô giáo, với bạn bè của mình.
 Ví dụ: Sắp đến ngày tết Thiếu nhi 1/6 được nhà trường phân công lớp tôi tập các 
tiết mục văn nghệ thì tất cả các trẻ đều rất phấn khởi tập luyện cùng cô giáo và náo nức 
chờ đón ngày đứng trên sân khấu để biểu diễn, được cô giáo trang điểm, được mặc áo 
quần đẹp, được nhận quà.... Tất cả những cái đó tạo cho trẻ có thêm động lực muốn đến 
lớp, đến trường, khả năng biểu diễn, tự tin, mạnh dạn..
 2.2.4. Giáo dục thói quen hành vi văn minh ở mọi lúc mọi nơi khám bệnh cho mình. Qua hoạt động vui chơi, cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong 
giao tiếp ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Từ đó trẻ lớp tôi đã biết 
trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô lễ phép.
 Những hành động vứt rác vào sọt sau khi ăn quà hay những mảnh giấy vụn sau các 
giờ hoạt động tạo hình đã trở thành thói quen đối với cháu lớp tôi. 
 2.2.5. Phối hợp với các bậc phụ huynh
 Công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và 
giáo dục hành vi văn minh nói riêng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngay vào đầu 
năm học, tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục thói quen 
hành vi văn minh đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua cuộc họp phụ huynh. Bởi vì ở 
độ tuổi này mọi hành vi mọi ứng xử của người lớn sẽ đi vào tiềm thức của trẻ. Trẻ sẽ 
xem đó như một tấm gương để trẻ học và làm theo. Chính vì vậy mà giữa nhà trường và 
gia đình phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
 Ngoài ra, vào những giờ đón trẻ, trả trẻ, họp phụ huynh hay các thông tin trên góc 
tuyên truyền ở lớp, tôi cũng thường xuyên trao đổi cởi mở với phụ huynh về các biểu 
hiện hành vi tốt, xấu của trẻ ,những việc làm được và chưa được của trẻ ở lớp cũng như 
ở nhà. Từ đó cô giáo cùng với các bậc phụ huynh đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ cho 
phù hợp bằng những hành động việc làm thích hợp nhưng không gây áp đặt cho trẻ.
 Ví dụ: Phụ huynh cháu Thái Bảo trao đổi với cô giáo là cháu đi học về không chịu 
thưa bà, ba mẹ, còn hay nói tục nữa. Bố mẹ cháu khuyên bảo cháu cũng không nghe.
 Hoặc bố mẹ cháu Văn Anh trao đổi với cô là về nhà ông bà cho gì cũng không nói 
lời cảm ơn ,nói chuyện còn không lễ phép. 
 Với sự phối kết hợp từ hai chiều nên việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho 
trẻ diễn ra được kịp thời. 
 Qua đó tôi luôn trao đổi với phụ huynh hằng ngày về sự tiến bộ của mỗi cháu để 
phụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như: xưng hô lễ 
phép, lịch sự trong giao tiếp, nhận ra được hành vi đúng sai của mình để từ đó kịp thời 
sửa chữa.
 2.3. Kết quả đạt được
 Qua quá trình thực hiện, với những biện pháp và cách làm trên, lớp tôi đã đạt được 
một số kết quả đáng phấn khởi.
 * Đối với trẻ: Chất lượng giáo dục thói quen hành vi văn minh tăng lên rõ rệt, cụ 
thể như sau:
 - Trẻ biết chào hỏi, biết xưng hô lễ phép đạt 95%.
 - Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi đạt100%.
 - Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định đạt 97%. Trước hết bản thân tôi luôn phải có tấm gương sáng mẩu mực, có cách ứng xữ, lời 
nói chuẩn mực, đối xữ công bằng với trẻ. Xem trẻ như con em của mình, quan hệ như 
mẹ với con, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ để uốn nắn kịp thời qua các hành vi của 
trẻ. 
 Luôn tạo không khí vui vẽ để gây hứng thú cho trẻ đến lớp học. Cô phải tâm huyết 
với nghề, tận tụy với công việc của mình. Kiên trì tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, 
hình thức dạy trẻ phù hợp để thực hiện có kết quả cao. 
 Rèn trẻ mọi lúc mọi nơi, đặc biệt luôn quan tâm đến trẻ chậm tiến, trẻ có hoàn cảnh 
đặc biệt khó khăn và trẻ có tính cá biệt. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh 
 những gì mà trẻ chưa thực hiện được để tìm ra cách dạy trẻ tốt hơn. 
 Giáo viên luôn học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về rèn luyện thói quen hành 
vi văn minh cần thiết để lồng ghép giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục 
được tốt.
 Tổ chức phong phú các hoạt động tập thể, các ngày lễ hội ở lớp cũng như ở trường 
để tập cho trẻ thói quen mạnh dạn tự tin và giao tiếp với mọi người xung quanh.
 Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục 
thói quen hành vi văn minh cho trẻ.
 Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện hành vi văn 
minh cho trẻ. Muốn chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì phải có sự phối kết hợp 
nhuần nhuyễn giữa các giáo viên trong lớp cũng như phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ 
huynh.
 3.2. Kiến nghị đề xuất
 * Đối với nhà trường.
 Bổ sung thêm tài liệu, tập san, tranh ảnh, đĩa về các hoạt động giáo dục hành vi văn 
minh cho trẻ.
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường gia đình và xã hội, đầu tư về cở vật chất trang thiết 
bị cho dạy và học 
 Nên tổ chức các buổi dã ngoại để trẻ mở rộng phạm vi giao tiếp với môi trường bên 
ngoài góp phần giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
 Kết quả thực hiện hoạt động giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi ở 
trường tôi đang công tác trong có hiệu quả đáng trân trọng. Nhưng bản thân nhận thấy 
vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm của 
các đơn vị bạn để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thói quen hành 
vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non tôi đang công tác nói riêng, các trường 
mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói chung.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_gia.docx