Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn

SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.......................................................................................2 I. Đặt vấn đề ....................................................................................................2 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu.................................................................3 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề ..............................................................................3 II. Thực trạng vấn đề .......................................................................................4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .......................................6 Giải pháp 1: Tìm hiểu nhu cầu đọc sách của học sinh từ đó tạo hứng thú đọc sách cho các em...............................................................................................6 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách báo .......................................9 Giải pháp 3: Bông hoa tri thức ......................................................................14 Giải pháp 4: Sử dụng sơ đồ tư duy................................................................16 Giải pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và hoạt động thư viện.......18 IV. Tính mới của giải pháp............................................................................22 V. Phạm vi áp dụng .......................................................................................22 VI. Phạm vi ảnh hưởng..................................................................................22 VII. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm............................................................22 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................24 I. Kết luận ......................................................................................................24 II. Kiến nghị ..................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................26 Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên 1 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn Là cán bộ thư viện trẻ công tác trong một ngôi trường vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bản thân tôi luôn trăn trở, tìm ra những biện pháp tích cực là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh. Mặt khác qua thực tiễn công tác tôi nhận thấy vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của việc đọc đối với bạn đọc. Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và sự tham gia tích cực, nhiệt tình của các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn trường. II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu Nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh cũng như nâng cao công tác phục vụ bạn đọc, hiệu quả hoạt động công tác thư viện ở trường THCS Dur Kmăn. Kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham học hỏi, say mê nghiên cứu, tự giác học tập của các em học sinh. Định hướng cho các em cách đọc sách khoa học và mang lại hiệu quả, lựa chọn những tài liệu phù hợp với khả năng và sở thích của mình, tiếp thu được những giá trị của cuốn sách góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức cho các em từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Sách là những tờ giấy có chữ hoặc hình ảnh được viết tay hoặc in ấn, được buộc hoặc dán với nhau về một phía. Một tờ trong cuốn sách gọi là trang sách. Sách bao gồm các giá trị văn hóa, tinh thần thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau. Đọc sách là một hoạt động tinh thần hết sức phức tạp của cá nhân có sự tham gia của các yếu tố tâm lý như cảm giác, tri giác, biểu tượng, tư duy trong đó ngôn ngữ đóng vai trò cực kì quan trọng. Là một loại hoạt động bên trong bị chi phối bởi tính chất các quá trình tâm lý của cá nhân và hệ thống tri thức kinh nghiệm của họ, hoạt động đọc hướng vào thay đổi chính chủ thể. Kết quả của hoạt động đọc là tri thức, giá trị thẩm mỹ, kinh nghiệm xã hội trong sách báo được chủ thể lĩnh hội đã tác động, cải biến năng lực và các phẩm chất của chính chủ thể. Trong khi đó đối tượng của hoạt động tức là nội dung tri thức, kinh nghiệm trong sách báo không hề bị hao mòn hay mất mát đi. Hiện nay bạn đọc đang nhầm lẫn giữa việc đọc sách và xem sách. Qua quá trình bạn đọc đọc sách tại thư viện tôi nhận thấy rằng một số bạn đọc chỉ xem sách, xem lướt qua một số nội dung và hình ảnh trong sách mà không hiểu hết được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của cuốn sách mang lại. Các bạn còn lại khi cán bộ thư viện hỏi ý nghĩa của cuốn sách mang lại thì lúc đó bạn đọc mới thực sự là đọc sách. Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên 3 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn Do đó năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018 tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn” nhưng hiệu quả mang lại chưa cao nhưng đã giúp cho các em học sinh biết cách tìm, lựa chọn những cuốn sách phù hợp, bổ ích, có thói quen đọc sách và có phương pháp đọc khoa học, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày nhiều hơn. Để giúp cho các em có phương pháp tự học thông minh, có kết quả góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn” nhằm tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh. Thư viện trường THCS Dur Kmăn được xây dựng ở vị trí trung tâm nhà trường thuận lợi cho việc mượn và đọc sách của công chức viên chức và học sinh trong nhà trường. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ nhu cầu của bạn đọc với tổng diện tích là 50m 2. Tuy phòng đọc của giáo viên và học sinh chung nhưng đảm bảo cho việc đọc của bạn đọc. Thư viện hoạt động theo lịch (lịch đọc và lịch mượn), mở cửa phục vụ 10 buổi/tuần đảm bảo cho các em đến thư viện ít nhất 2 lần/tuần. Các khâu xử lý kĩ thuật như đăng kí, mô tả, phân loại, dán nhãn, đóng dấu, sắp xếp đều được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên vào những giờ cao điểm, những lúc ra chơi, buổi sinh hoạt chủ điểm, ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp thư viện vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của bạn đọc. Do đó hiệu quả của việc đọc sách mang lại cho các em học sinh chưa cao. Tổng số vốn tài liệu của thư viện là 4328 bản sách. Sách bao gồm có sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách giáo khoa, sách biển đảo, sách đạo đức, sách Bác Hồ, sách giáo dục kỹ năng sống cơ bản đa dạng đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Nguồn sách bổ sung hàng năm còn hạn chế chủ yếu là sách thiếu nhi (sách do nhà nước tài trợ) chưa phong phú nên chưa thỏa mãn và đáp ứng hết nhu cầu, hứng thú của các em học sinh. Mặt khác thư viện chưa phát huy được tối đa hiệu quả vốn tài liệu hiện có của thư viện. Ngoài các hoạt động đọc sách tại thư viện và mượn về nhà, thư viện còn tổ chức rất nhiều các hoạt động bổ ích thu hút bạn đọc đến thư viện như tổ chức các buổi chuyên đề giới thiệu sách, thi giới thiệu sách giữa các khối lớp, thi vẽ tranh theo sách, giới thiệu sách thông qua các buổi phát thanh măng non Do đó sách được luân chuyển thường xuyên tới các em học sinh, số vòng quay của sách tăng lên đáng kể. Các em học sinh ham đọc sách, yêu thích sách nhưng chưa biết lựa chọn những loại sách phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình, chưa biết sử dụng thư viện, khai thác sách báo, tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo. Số lượng học sinh tham gia đọc sách báo chưa nhiều còn rải rác ở các khối lớp và ý thức bảo quản sách chưa tốt. Đa số các em học sinh còn ngại, bỡ ngỡ, không biết nên đọc loại sách gì? Đối với các em học sinh khối 6 các em thích tìm đọc những loại sách truyện, sách có nội dung ngắn, truyện tranh, truyện cổ Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên 5 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn a. Vừa nằm vừa đọc b. Vừa nghe nhạc vừa đọc c. Đọc tại bàn và tập trung cao độ khi đọc Câu 2: Các em thích đọc các loại sách gì nhất? a. Sách thiếu nhi, sách truyện tranh b. Sách tiểu thuyết c. Sách khoa học d. Sách phục vụ nhu cầu học tập, giải trí Câu 3: Để lựa chọn một cuốn sách hay, phù hợp với nhu cầu của mình các em cần phải? a. Xác định mục đích đọc của mình b. Tìm hiểu nội dung thông qua bạn bè c. Nhờ sự gợi ý của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và sự hướng dẫn của cán bộ thư viện d. Cả a, b và c Câu 4: Các em có hứng thú khi đọc sách không? a. Có b. Không Câu 5: Đọc sách để làm gì? a. Để giải trí b. Để nâng cao vốn hiểu biết, tiếp thu kiến thức từ sách từ đó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. c. Theo kịp thời đại, đọc theo trào lưu d. Bằng bạn bằng bè Thư viện xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn đọc. 2. Trò chuyện cùng với học sinh. Cán bộ thư viện phải thường xuyên trò chuyện với học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em thích đọc những loại sách nào và không thích đọc những loại sách nào. Để làm được điều này thì người cán bộ thư viện phải là người chịu khó, có lòng yêu nghề tha thiết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phẩm chất đạo đức trong sạch, toàn tâm toàn ý với công việc của mình. Có tư tưởng tiên tiến hết lòng vì học sinh thân yêu, có thái độ vui vẻ, hòa nhã, cởi mở, gần gũi với học sinh, tạo mối quan hệ thân thiện khi phục vụ bạn đọc. Ở từng lứa tuổi, từng khối lớp các em học sinh có đặc điểm tâm lý và nhu cầu đọc sách khác nhau. Nắm Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên 7 Trường THCS Dur Kmăn SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn Việc đọc sách của con người chỉ có thể xảy ra khi chủ thể xã hội có nhu cầu về nó. Nhu cầu đọc là nhu cầu nâng cao sự hiểu biết bằng phương tiện là tài liệu. Khi nhu cầu đọc của bạn đọc được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen của người đọc thì lúc đó xuất hiện hứng thú đọc. Hứng thú đọc là biểu thị thái độ lựa chọn tích cực của người đọc đối với một loại tài liệu nào đó có ý nghĩa và hấp dẫn đối với họ. Ví dụ quan sát một học sinh ngồi đọc sách nếu việc đọc gây cho em học sinh đó niềm say mê, hứng thú ta sẽ thấy em học sinh đó thực hiện trong trạng thái rất mải miết, hứng thú, dành toàn tâm, toàn ý cho việc đọc, đọc say sưa không dứt ra được, quên cả thời gian và đọc một mạch không bỏ sót một chữ. Khi nhu cầu đọc và hoàn cảnh của người đọc thay đổi thì khuynh hướng đọc mới sẽ xuất hiện và có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn và lĩnh hội thông tin của người đọc theo hướng tích cực hay tiêu cực. Do đó cán bộ thư viện phải bằng những hoạt động chuyên môn của mình tác động một cách tích cực, chủ động tới việc đọc của người đọc giúp đỡ người đọc xây dựng, củng cố nhu cầu, hứng thú đọc đúng đắn, phù hợp khắc phục những khuynh hướng đọc lệch lạc, tiêu cực không phù hợp với mình. Tạo hứng thú đọc sách, gây không khí sôi nổi đọc sách trong toàn trường và vận dụng những điều đã đọc vào việc học tập và rèn luyện tư tưởng đạo đức, tác phong. Muốn làm được điều này cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và đoàn thanh niên, đội thiếu niên mà thư viện phải làm nòng cốt, phải tổ chức và chuẩn bị chu đáo sách báo để kịp thời phục vụ cho nhu cầu của bạn đọc. 5. Tổ chức ngày hội đọc sách. Thông qua ngày hội đọc sách cán bộ thư viện nắm được khuynh hướng đọc sách của các em từ đó đáp ứng nhu cầu đọc sách ngày càng cao của bạn đọc. Cán bộ thư viện quan sát học sinh theo từng độ tuổi, giới tính, khối lớp xem các em thường tập trung vào các gian (góc) sách nào? Sách được trưng bày theo từng thể loại, chủ đề khác nhau đa dạng và phong phú. Thống kê sách mượn thông qua sổ thống kê bạn đọc, sổ mượn của học sinh. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách báo Là một trong những biện pháp quan trọng giúp cho học sinh biết cách lựa chọn tài liệu phù hợp với khả năng và nhận thức của mình, có phương pháp đọc khoa học mang lại hiệu quả cao. Hướng dẫn đọc sách không phải chỉ để bạn đọc nắm được kỹ năng đọc sách đơn thuần mà nhằm những mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, nhóm tuổi thậm chí đối với từng học sinh cá biệt. Công tác tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng sách là một trong những mặt hoạt động quan trọng mang tính chất quần chúng đồng thời cũng đòi một nhiệm vụ cao. Mỗi cán bộ thư viện phải nhận thức một cách đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của công tác này trong toàn bộ Người thực hiện: Nguyễn Thị Liên 9 Trường THCS Dur Kmăn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_doc.doc