Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người Hiệu trưởng trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người Hiệu trưởng trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người Hiệu trưởng trường Mầm non
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” A. mở đầu Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức quan trọng đó là thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong Luật giáo dục năm 2005 đó là: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc Tiểu học”. Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo dục Mầm non nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Rất nhiều các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục ra đời, trong đó có Giáo dục Mầm non như: Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 05/2003/TCCB/BGD&ĐT-BNV-BTC; Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV và gần đây nhất là Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non; Chỉ thị số 40-CT ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Đặc biệt năm học 2009-2010 là năm học toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thấy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và năm học được xác định chủ đề là “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, đồng thời thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực... Với trách nhiệm lớn lao đó, hơn ai hết đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải xác định rõ trách nhiệm của mình, phải năng động, sáng tạo, phải tự đổi mới mình phấn đấu vươn lên để trở thành người giáo viên giỏi, người cán bộ quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. NTH: Nguyễn Thị Vân - Trường MN Xuân Thủy Trang: 1 Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” đoạn hiện nay. Từ thực tế đó tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường Mầm non” để các đồng chí, đồng nghiệp cùng trao đổi rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý ở bậc học Mầm non, góp phần xây dựng và phát triển giáo dục chung của huyện nhà. III. Thực trạng tình hình: 1. Thuận lợi: - Trường Mầm non Xuân Thủy nằm ở trung tâm huyện Lệ Thủy, nơi có truyền thống hiếu học, được lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm. Đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục đào tạo Lệ Thủy trong các hoạt động của nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. - Cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được củng cố và phát triển đảm bảo với yêu cầu dạy, học và hoạt động của nhà trường. - Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát, đều tay. Bản thân tôi có thời gian làm công tác quản lý hơn 14 năm nên ít nhiều cũng có được một số kinh nghiệm về công tác QL. - Trường có bề dày thành tích về chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng năm chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ luôn vượt chỉ tiêu của trên đề ra. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt và vượt kế hoạch giao. 2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên để điều hành, quản lí, xây dựng một nhà trường phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non trong giai đoạn hiện nay thì trường vẫn gặp không ít khó khăn đó là: Đội ngũ giáo viên có trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn không đồng đều. Hàng năm những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt được bổ nhiệm, tạo nguồn cán bộ quản lý, vì vậy trường phải tuyển mới giáo viên để thay thế, có khi không có nguồn đạt chuẩn phải hợp đồng giáo viên chưa qua đào tạo hoặc đang theo học trung cấp, cao đẳng sư phạm Mầm non. Mặt khác do lịch sử để lại nên trường còn có giáo viên trình độ chưa đạt chuẩn, lớn tuổi không có khả năng theo học nâng cao trình độ. Đa số giáo viên của trường là giáo viên hợp đồng ngoài biên chế, có mức thu nhập quá thấp không tương xứng với cường độ lao động sư phạm của giáo viên. NTH: Nguyễn Thị Vân - Trường MN Xuân Thủy Trang: 3 Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” Ví dụ: Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học phải thật cụ thể, chi tiết, xác định rõ đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra căn cứ theo kế hoạch tổng thể của năm học. Ngoài kiểm tra đột xuất, kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên phải được công bố công khai trước tập thể sư phạm nhà trường và báo cho đối tượng kiểm tra trước 3 ngày. Nếu có công việc đột xuất không thực hiện được kiểm tra hết đối tượng theo kế hoạch thì đưa vào kế hoạch tháng sau... 2. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ về mọi mặt: Trong chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ. ở trường Mầm non đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng nhà trường. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ. Khi chất lượng đội ngũ được nâng cao thì nhà trường mới có thể tồn tại và phát triển, uy tín của cán bộ quản lý, giáo viên được nâng lên góp phần thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo. Muốn thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ điều trước tiên là phải giáo dục tư tưởng nâng cao nhận thức về chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo và lối sống để mỗi giáo viên đều có một phẩm chất trong sáng, một lối sống lành mạnh, đặc biệt là tính dịu dàng, biết yêu thương tôn trọng trẻ, xây dựng mối quan hệ đoàn kết nhất trí cao trong nhà trường, biết đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao có hiệu quả cao. Không những bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tôi luôn coi trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua sinh hoạt chuyên môn, qua thao giảng, dự giờ, qua công tác kiểm tra nội bộ trường học. Qua các hình thức bồi dưỡng này, người dạy có điều kiện rèn luyện tay nghề, người dự được học tập đúc rút thêm kinh nghiệm về chuyên môn. Bên cạnh việc bồi dưỡng tại chỗ, bản thân còn xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học tập các lớp bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ về mọi mặt. Trong đó việc bồi dưỡng của mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn được gắn với việc tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để vừa có tài, có tâm, có tầm nhìn chiến lược để XD kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Về nội dung bồi dưỡng: Trong năm học này, trọng tâm bồi dưỡng hướng vào các nội dung sau: - Bồi dưỡng phương pháp tiếp cận chương trình mầm non mới - Phương pháp sử dụng máy tính để chuẩn bị bài, hướng dẫn trẻ 5 tuổi tiếp cận máy vi tính, sử dụng đèn chiếu đa năng. NTH: Nguyễn Thị Vân - Trường MN Xuân Thủy Trang: 5 Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” dục mầm non xã nhà trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. Từ đó mới đề xuất sự đóng góp, giúp đỡ làm thế nào để đưa nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường vào kế hoạch và nhiệm vụ của họ để cùng có trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà trường. Ví dụ: Khi tham mưu với lãnh đạo địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, người quản lý phải thật khôn khéo, biết tận dụng những thời cơ thuận lợi, chọn thời điểm thích hợp để tham mưu. Phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất thật cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương. Khi đặt vấn đề tham mưu phải hết sức tế nhị, rõ ràng ở từng góc độ và vừa sức để đạt được kết quả thiết thực nhất, hiệu quả nhất. Mặt khác, để có kết quả tốt trong công tác tham mưu giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, thì phải bằng những việc làm cụ thể của bản thân và kết quả đạt được của nhà trường luôn được báo cáo đều đặn thường xuyên để cộng đồng thấy được sự lớn mạnh của nhà trường khi có sự quan tâm của toàn xã hội. 5. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chỉ đạo: Công tác quản lý được xem như mắt xích quan trọng trong chuổi liên hoàn các khâu của giáo dục. Muốn làm tốt công tác quản lý trường Mầm non thì người Hiệu trưởng cần phải đổi mới công tác quản lý theo hướng kỷ cương, dân chủ, công khai trên cơ sở phát huy tinh thần tập thể của mọi người. Thực hiện đổi mới nền nếp làm việc của ban giám hiệu; điều hành quản lý nhà trường khoa học, có nền nếp, có hiệu lực theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường Mầm non. Ví dụ: Ngay từ đầu năm học đội ngũ phải được sắp xếp bố trí công việc hợp lý căn cứ vào kết quả xếp loại năng lực sư phạm của năm học trước, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của từng giáo viên như: giáo viên kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực sư phạm vững vàng thì bố trí dạy lớp mẫu giáo lớn và các lớp thực hiện chương trình GDMN mới lớn vì các lớp này đòi hỏi nhiều về kiến thức kỹ năng và sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên nhiều hơn; giáo viên có kỹ năng chế biến dinh dưỡng tốt thì bố trí làm cô cấp dưỡng... Chủ đề của năm học này là "Đổi mới công tác quản lí". Đổi mới công tác quản lí có nghĩa là phải phát huy những ưu điểm vốn có đồng thời phải tiếp tục tạo ra nét mới để hoàn chỉnh quy trình quản lí, nâng cao hiệu lực quản lí. Nét mới mà chúng tôi cố gắng thực hiện trong năm học này là phát huy cao độ tinh thần dân chủ theo Quyết định 04/QĐ của Bộ GD-ĐT- dân chủ từ khâu xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong Hội đồng sư phạm đến dân chủ trong đánh giá, bình xét thi đua. Đồng thời thực hiện tốt việc công khai theo tinh thần của Thông tư 09/TT của Bộ GD-ĐT. Bên cạnh đó người cán bộ quản lý phải gương mẫu chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước, các quy chế, quy định của NTH: Nguyễn Thị Vân - Trường MN Xuân Thủy Trang: 7 Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý của người hiệu trưởng trường mầm non” tôi đã huy động kinh phí từ địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội, phụ huynh học sinh để xây dựng phát triển nhà trường trong 3 năm trở lại đây với tổng kinh phí gần 2,5 tỷ đồng. Nhà trường nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; đạt danh hiệu “Đơn vị văn hóa” năm 2008 và được UBND tỉnh cấp bằng công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ I năm học 2008-2009. VI. Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế làm công tác quản lý trường mầm non trong nhiều năm qua tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ sau: 1. Để làm tốt công tác quản lý trường Mầm non trước hết cán bộ quản lý phải có sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với những khó khăn thử thách và luôn chủ động trong mọi công việc. 2. Người cán bộ quản lý luôn phải gần gũi, sâu sát để nắm được đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường để bố trí sắp xếp công tác hợp lý, phát huy tối đa năng lực của mỗi thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường để mang lại hiệu quả công tác cao. 3. Người cán bộ quản lý phải luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học, các chỉ tiêu nhiệm vụ của bậc học để xây dựng kế hoạch khoa học phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả. 4. Người cán bộ quản lý phải luôn tự bồi dưỡng, rèn luyện để có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, trung thực, công tâm, mẫu mực để làm gương cho đội ngũ noi theo. 5. Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ một cách chính xác, công bằng, khách quan, đồng thời làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường để tạo động lực cho mọi người phấn đấu. 6. Xây dựng mối quan hệ và làm tốt công tác tham mưu, tranh thủ mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, ngoài xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp nhà trường phát triển. 7. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chỉ đạo theo tinh thần kỉ cương, dân chủ, công khai. Điều hành quản lý nhà trường khoa học, có nền nếp, có hiệu lực theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường Mầm non. 8. Phải luôn coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, luôn có kế hoạch và tạo điều kiện cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Luôn làm tốt công tác bồi dưỡng tại chỗ để nắm bắt kịp thời về đổi mới phương pháp giáo dục, góp phần NTH: Nguyễn Thị Vân - Trường MN Xuân Thủy Trang: 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc