Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1

docx 21 trang skquanly 02/06/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm Lớp 1
 1
 Phần I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Tuổi nhi đồng (6-10 tuổi) là một thời kỳ mới đối với trẻ. Cắp sách đến 
trường là sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các con. Lần đầu tiên trong đời, 
trẻ phải thích nghi ngay với những phương thức, qui tắc, qui chế nghiêm ngặt. 
Đồng thời trẻ phải tiếp thu những kiến thức trừu tượng và kỹ năng đọc, viết. Trí 
thông minh thể hiện qua tư duy logic và hệ thống các kiến thức trừu tượng liên 
quan đến các đối tượng cụ thể. Các hoạt động chuyển đổi qua lại, làm cho tình 
trạng tự tập trung vào bản thân giảm đi. Đây cũng là lần đầu tiên trẻ sống trong 
môi trường mới ngoài gia đình với các mối quan hệ: quan hệ với thầy, cô giáo 
đứng lên hàng đầu. Quan hệ bình đẳng với bạn bè, chấp nhận qui tắc bạn bè. Về 
tư duy, các con hiểu được khái niệm thời gian, không gian, cộng trừ nhân chia, 
phát triển tư duy trừu tượng và có khả năng khái quát hóa. Về mặt tình cảm, các 
con biết hợp tác và tự tin cá nhân, hiểu được giá trị của trung thực, công bằng, 
hợp tác. Nhân cách trẻ được hình thành, thể hiện nếp sống, thói quen, những 
hành vi có ý thức, tự khép mình vào qui tắc xã hội, hoặc theo những giá trị bản 
thân đã chấp nhận. Khả năng thích nghi trong những hoàn cảnh khác nhau với 
những tính cách riêng, sở trường riêng.
 Công tác chủ nhiệm lớp trẻ nhi đồng đóng một vai trò rất quan trọng trong 
quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần chủ đạo giúp các em tiếp 
cận, lĩnh hội tri thức văn minh của nhân loại, hình thành nhân cách để các em có 
đạo đức trong sáng, có lối sống, tác phong, cách ứng xử với gia đình, thầy cô, 
bạn bè và những người khác một cách đúng mực. Giáo viên chủ nhiệm giúp các 
em tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, 
cháu ngoan Bác Hồ và trở thành người có ích.
 Công tác chủ nhiệm lại càng quan trọng hơn với học sinh lớp 1 bởi các 
em vừa chuyển từ trường Mần non sang Tiểu học, môi trường học tập thay đổi, 
tâm lý đang có nhiều biến động về cả thể chất lẫn tinh thần tạo nên sự khác biệt 
trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức.... 
 Như chúng ta đều biết, chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ mà bất cứ giáo 
viên nào khi được phân công đều thấy khó khăn, đặc biệt là chủ nhiệm học sinh 
nhỏ tuổi vừa học xong Mẫu giáo (kể cả khi lớp có nhiều học sinh ngoan). Tuy 
nhiên trong suốt quá trình làm công tác chủ nhiệm giáo viên nào cũng phải tiếp 
nhận và cố gắng làm thật tốt. Mặt khác, lứa tuổi học sinh lớp 1 là lứa tuổi rất 
non nớt, bồng bột, thiếu nhiều kĩ năng. Là giáo viên chủ nhiệm lớp, làm thế nào 
để các con làm quen với trường Tiểu học, biết chơi với các bạn, dạy các con 
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1” 3
 Phần II
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của đề tài
 1. Lý luận dạy học phổ thông
 Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông theo dự thảo chương trình phổ 
thông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ 
thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành 
tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành 
người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, 
có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân 
có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”.
 Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản 
phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay 
nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần 
sáng tạo nên.
 Để đạt mục tiêu trên mỗi thành viên của nhà trường phải có được những 
phẩm chất, năng lực nhất định. Mỗi mục tiêu giáo dục của một giai đoạn nhất 
định sẽ đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên của mỗi nhà trường phải đáp ứng được 
những yêu cầu của thời đại giai đoạn đó. 
 Rõ ràng cán bộ quản lý, giáo viên mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện 
nay phải thật sự thay đổi, phải có đủ phẩm chất, năng lực mới đảm bảo vai trò tự 
chủ trong việc thực hiện các quá trình giáo dục bằng những quan điểm, phương 
pháp giáo dục hiện đại mới đào tạo được những “người học tích cực, tự tin, có ý 
thức học tập suốt đời”
 Nếu không biết khẳng định, nêu cao vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong 
nhà trường phổ thông, chúng ta không thể yêu cầu để họ hoàn thành sứ mệnh 
cao cả này.
 Tiếp đến là sự thay đổi của đối tượng học sinh cũng như những yêu cầu 
mới của sự phát triển của khoa học giáo dục hiện đại ngày nay bắt buộc các nhà 
quản lý, giáo viên các cấp phải thay đổi, phải có những năng lực mới đáp ứng 
được xu hướng phát triển giáo dục thời kỳ hội nhập. Nhà trường, cụ thể là đội 
ngũ giáo viên chủ nhiệm chỉ có thể thay đổi phương pháp, thay đổi chính 
mình. Giáo viên chủ nhiệm phải có đủ phẩm chất năng lực phù hợp yêu cầu giáo 
dục mới, với sự thay đổi tâm sinh lý học sinh hiện tại, mới có thể đáp ứng yêu 
cầu “giáo dục cho mọi người”.
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1” 5
có khuynh hướng hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của kích thích bên 
ngoài và bên trong. Nên ta thấy hành vi của các em dễ có tính tự phát, thường vi 
phạm nội qui của nhà trường và thường bị xem là “vô kỷ luật”.
 Nguyên nhân là sự điều chỉnh của ý chí đối với hành vi của lứa tuổi còn 
yếu, các em chưa biết đề ra mục đích của hoạt động và theo đuổi mục đích đó. 
Giáo viên nên tận dụng niềm tin này để giáo dục các em. Giáo viên là tấm 
gương sáng cho các em noi theo. Nhờ có giáo dục dần dần các em hết “ngây” 
nhưng còn giữ được chất “thơ” ở các em.
2.5. Hình thành tình cảm
2.5.1. Tình cảm của học sinh Tiểu học thể hiện rõ sự ngây thơ trong sáng. Trẻ dễ 
xúc cảm trước hiện thực, dễ tiếp thu những tình cảm tốt đẹp.
2.5.2. Đặc trưng chung là tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Các em dễ bị 
lây xúc cảm của người khác.
 Vì thế, giáo viên phải quan tâm tổ chức đời sống chung của trẻ, phải điều 
hòa mọi quan hệ giữa các em. Muốn giáo dục tình cảm cho học sinh Tiểu học 
cần phải đi từ những hình ảnh trực quan sinh động. Phải khéo léo, tế nhị khi tác 
động đến các em. Tình cảm phải luôn được củng cố trong những hoạt động cụ 
thể. Muốn giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt phải tuân theo những nguyên tắc giáo 
dục.
 II. Đặc điểm tình hình nhà trường
 Trường Tiểu học Nam Trung Yên được thành lập ngày 01/06/2008 theo 
quyết định số 934/QĐ-UBND của UBND Quận Cầu Giấy.
 Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Quốc Trị – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
1. Đội ngũ cán bộ quản lí , giáo viên, nhân viên và học sinh
1.1. Cán bộ quản lí
 Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm 
cao trong công việc, có tinh thần học hỏi chuyên môn và trình độ quản lý. Có 
tinh thần đoàn kết, đồng lòng cùng giúp đỡ nhau trong công việc.
1.2. Giáo viên - Nhân viên
 Các đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình trong công tác, 
biết khắc phục khó khăn, luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
 Đội ngũ giáo viên trẻ, 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, có phẩm 
chất chính trị, đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, luôn cố gắng học hỏi nâng cao 
trình độ chuyên môn và 100% giáo viên thường xuyên ứng dụng CNTT ở tất cả 
các môn học trong chương trình. Các tổ chuyên môn luôn có sự đoàn kết giúp 
đỡ nhau. Giáo viên chuyên biệt đã có biên chế ở tất cả các môn nên ổn định, có 
tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy cũng như trong các hoạt động ngoại khoá 
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1” 7
 Đa số các bậc phụ huynh của lớp tôi chủ nhiệm có trách nhiệm trong công 
tác giáo dục, quản lý chặt chẽ việc học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của 
các con; tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường và cô - trò về mọi mặt để thúc đẩy 
quá trình giáo dục của nhà trường ngày một đi lên. Phụ huynh học sinh rất tin 
tưởng vào khả năng giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, tin tưởng nhà trường. 
Tập thể phụ huynh đồng thuận, ủng hộ mọi biện pháp của giáo viên, là bức 
trường thành vững chắc cho cả cô và trò. Có thể nói, đây là một thuận lợi mang 
tính quan trọng góp phần vào thành công của công tác chủ nhiệm lớp 1. 
 Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức rèn luyện và học tập, nếp học tốt. 
Nhiều em ham học hỏi và hăng hái trong việc tiếp thu kiến thức mới, biết sửa 
đổi khi mắc lỗi, chấp hành tốt nội quy trường lớp.
2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi thì công tác chủ nhiệm lớp của tôi cũng còn 
tồn tại không ít khó khăn.
 Sự phân hóa về học sinh khá rõ rệt. Số học sinh thông minh, nhanh nhạy 
không nhiều, thay vào đó phần lớn học sinh có khả năng tư duy chưa tốt, học 
chậm và khả năng ghi nhớ chậm, không nhanh nhạy trong việc xử lý yêu cầu 
của môn học. Thậm chí có học sinh thiếu khả năng tư duy và nhận thức.
 Một số học sinh chưa có được sự quan tâm đầu tư đầy đủ từ phía gia đình.
 Còn không ít phụ huynh buông lỏng sự quản lý đối với con cái, vẫn còn 
tâm lý phó thác, tất cả trông cậy vào thầy cô chủ nhiệm (ngay cả việc kèm và 
đôn đốc con học). Thậm chí còn có phụ huynh hạn chế về nhận thức, hạn chế 
trong việc giáo dục con...
 Sức khỏe và tâm lý lứa tuổi nhi đồng của một vài học sinh không tốt cũng 
ảnh hưởng tới việc hòa nhập với lớp, tới việc học tập và rèn luyện năm học đầu 
cấp quan trọng này.
 Bảng thống kê điều tra thông tin học sinh đầu năm học 2019 – 2020
TT Nội dung thống kê Số lượng Tỉ lệ
1 Học sinh mạnh dạn, tự tin 13/46 28,3%
2 Học sinh rụt rè, nhút nhát 33/46 71,7%
3 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình 5/46 10,9%
 phức tạp, chưa được quan tâm
4 Học sinh chưa có khả năng tập trung, chậm, 6/46 13%
5 Học sinh có vấn đề về sức khỏe (bệnh tim, 2/46 4,3%
 động kinh, hen xuyễn,...)
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1” 9
 Bước 1: Học sinh chuẩn bị giấy màu khổ A4
 Bước 2: Chọn ảnh cá nhân mà mình tâm đắc nhất
 Bước 3: Trang trí tờ giấy A4 theo sở thích và năng lực bản thân
 Bước 4: Học sinh viết những thông tin chủ yếu sau: 
 + Nguyện vọng/ Mục tiêu phấn đấu
 + Đã làm gì để thực hiện mục tiêu
 + Khó khăn gặp phải khi thực hiện mục tiêu
 + Mong muốn về phía thầy cô và bố mẹ
 Bước 5: GVCN đọc và tổng hợp thông tin
 Việc hiểu được tâm tư, nguyện vọng của học sinh đã giúp tôi có những kế 
hoạch tiếp theo trong công tác chủ nhiệm. 
 Em Trúc Mai bày tỏ nguyện vọng Em Minh Châu bày tỏ nguyện vọng
3. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức và nội dung sinh hoạt lớp
 Thay vì tiến hành các bước và nội dung sơ cứng của giờ sinh hoạt lớp 
truyền thống, tôi đã linh hoạt thay đổi hình thức và nội dung các giờ sinh hoạt 
cuối tuần.
 Kết hợp với việc lồng ghép dạy bộ tài liệu nếp sống thanh lịch văn minh, 
giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh...giờ sinh hoạt lớp được đan xen các 
hoạt động sau:
3.1. Tổ chức đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp
 Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, đôi khi tôi xử lí các việc liên 
quan tới học sinh chưa khéo khiến cho học sinh có nhiều điều muốn tâm sự và 
thổ lộ nhưng còn e ngại chưa dám bộc bạch với cô, với bạn. Vì thế, giờ sinh hoạt 
lớp tôi khơi ngợi để các em bày tỏ, đối thoại trong không khí thân thiện, vui vẻ. 
Có khi tôi tổ chức theo hình thức viết tâm thư, viết những điều em muốn nói với 
thầy cô, bố mẹ và bạn bè. 
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1” 11
niềm vui, nỗi buồn và sự hổ thẹn hay những áp lực riêng mà cha mẹ, thầy cô hay 
chính bản thân tôi đã vô tình đè lên đôi vai nhỏ bé của các con. Tôi chia sẻ trước 
lớp những bài viết có ý nghĩa nhằm thay đổi nhận thức, lan tỏa tình cảm tốt đẹp 
trong các con. Tất nhiên, trước khi tôi làm điều đó, tôi đã trao đổi riêng với học 
sinh để nhận được sự đồng ý của các con, tránh đẩy con vào tình huống bị “lộ 
tâm tư” mà không hề muốn. Mặt khác, tôi chọn ra một số bài viết về bố mẹ, gia 
đình để chia sẻ với phụ huynh. 
 Em Nam Khánh và em Diệu Anh làm thiếp, viết lời cảm ơn bố mẹ
3.2. Đưa nội dung để học sinh thảo luận
 Các nội dung xoay xung quanh đời sống của các em như “Học sinh tới lớp 
cần chuẩn bị những gì?”, “Một ngày của học sinh lớp Một”, “Làm gì để trở 
thành một học sinh ngoan?”, “Bạn có đoàn kết với bạn bè?”, ...
3.3. Khuyến khích học sinh thể hiện sở trường: hát, nhảy hiện đại, chơi đàn, 
vẽ tranh, ...
 Em Hà My hát tặng các bạn Em Ngọc Quân tham gia thi vẽ tranh
 “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1”

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_con.docx