Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

doc 23 trang skquanly 29/03/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục học sinh dân tộc trường Tiểu học Dray Sáp
 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc 
 trường Tiểu học Dray Sáp
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân 
tộc yếu, nếu không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác 
được”. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và 
quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp 
đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo 
dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm, chú trọng 
đến công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
 Công tác quản lý ở trường Tiểu học, việc nâng cao chất lượng học sinh là 
một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, học sinh không những nâng cao được 
hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa 
chừng, những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội: Các em dễ 
dàng sa vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt dễ bị kẻ xấu lôi kéo vào các tổ chức phản 
động. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng dạy học cũng là một trong những tiêu 
chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo 
viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường đối với từng học sinh mà chủ yếu là 
dân tộc thiểu số. Vậy muốn có được kết quả như vấn đề nêu trên đòi hỏi phải phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như: Năng lực của giáo viên trong thực hiện công tác phối 
kết hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Sự phối hợp nhịp nhàng và đồng 
thuận tốt là tiền đề giúp cho việc nâng cao chất lượng dạy học. 
 “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng 
người” Người khẳng định con đường học vấn là lý tưởng cao đẹp ở mỗi con người 
để phát triển nhân cách. Người dạy“ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi 
đua dạy tốt và học tốt”. Trường Tiểu học Dray Sáp mà tôi đang công tác là nơi mà 
học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 60% số học sinh của toàn 
trường. Trường nằm cách Uỷ ban nhân dân xã gần 1km, có điểm trường phụ cách 
xa gần 10km, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh đều thuộc diện 
“hộ nghèo và cận nghèo”. Đời sống của con em đồng bào còn nhiều thiếu thốn cả 
về vật chất, tinh thần.Trong khi đó tệ nạn ngoài xã hội có nguy cơ len lỏi vào học 
đường, học sinh không hứng thú trong học tập, một số học sinh có nguy cơ bỏ học 
giữa chừng là điều không tránh khỏi.
 Trong tác phẩm Đời sống mới, Hồ Chí Minh đã phác thảo các đặc trưng của 
nhà trường Việt Nam một cách rõ ràng và sâu sắc như sau: “Từ Tiểu học, trung học 
cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc những người tuổi trẻ 
trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ 
đỏ. Vì vậy sự học tập ở trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên 
và tương lai của thanh niên tức là tương lai của đất nước..."
 Như chúng ta đã biết đặc thù chung của các trường phần lớn có học sinh 
DTTS là : các em còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 1 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc 
 trường Tiểu học Dray Sáp
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp nâng cao hiệu quả - 
chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc.
 - Đề xuất tổ chức thực nghiệm biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng 
giáo dục đối với học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học tại trường Tiểu học Dray Sáp.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Nghiên cứu trong khuôn khổ một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất 
lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc (phân hiệu buôn Kuôp) nhằm nâng cao 
chất lượng, hiệu quả dạy - học ở trường Tiểu học Dray sáp. 
 4. Giới hạn của đề tài
 Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Dray Sáp - xã Dray Sáp - huyện Krông 
Ana - tỉnh Đắk Lắk.
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. 
 - Phương pháp trải nghiệm thực tiễn, điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm 
thoại, giao tiếp. 
 - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp.
 II. Phần nội dung 
 1. Cơ sở lý luận
 Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, 
vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được 
Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, 
trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có rất nhiều thay 
đổi về khung thời gian, chương trình, sách giáo khoa đối với học sinh dân tộc thiểu 
số như; tăng thời lượng môn tiếng Việt, giảm tải chương trình sách giáo khoa; soạn 
thảo chương trình sách giáo khoa tiếng dân tộc... hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, 
mua sắm trang thiết bị, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, tập huấn nâng cao năng 
lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn kỹ 
năng cho đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc thiểu số trong quá 
trình giảng dạy... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả giáo 
dục thấp, tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành , bỏ học vẫn còn rất cao thậm chí vẫn còn 
những học sinh "ngồi nhầm lớp".
 Việc nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc nói riêng là 
một chủ trương lớn của ngành giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các 
cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học 
sinh nói chung nhằm bồi dưỡng những tài năng của đất nước. Xong việc tuyên 
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 3 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc 
 trường Tiểu học Dray Sáp
 Đội ngũ GV phần lớn là lực lượng trẻ, năng động nhiệt tình, tâm huyết, trình 
độ chuyên môn được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.
 Bản thân có kinh nghiệm trong công tác vận động giáo dục học sinh dân tộc 
thiểu số; có hiểu biết về phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc. Có vốn kiến 
thức cơ bản về tiếng dân tộc.
 Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho 
công tác dạy và học. Học sinh dân tộc thiểu số có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập
 Tỷ lệ bình quân học sinh/lớp thấp so với mặt bằng chung của huyện ( 20HS/ 
lớp) nên có nhiều thuận lợi trong công tác nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo.
 Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác nâng cao chất lượng giáo dục 
cho học sinh dân tộc còn gặp không ít khó khăn:
 Là một trong những trường đóng trên địa bàn khó khăn, điểm lẻ cách điểm 
chính gần 10 cây số. Địa bàn dân cư rộng, đường sá đi lại còn nhiều khó khăn.
 Trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chậm đổi mới, còn hạn 
chế về kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống; thiếu nhạy bén trong 
việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học...khả năng diễn thuyết khi đi 
vận động, tuyên truyền tới CMHS chưa thực sự thuyết phục.
 Trình độ công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế.
 Học sinh đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm gần 60%, đa số các em còn nhút 
nhát, rụt rè, ngại giao tiếp; việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, học trước, quên sau; 
một số học sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn 
yếu.
 Ngôn ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các 
em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đó chính là nguyên nhân 
chính dẫn đến việc hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của các em 
gặp nhiều khó khăn.
 Điều kiện dân sinh còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao nên việc 
quan tâm, chăm lo, nhắc nhở cho con em còn nhiều hạn chế, thường bắt con em ở 
nhà chăn bò, lên nương, làm rẫy, trông em, đặc biệt là vào mùa vụ.
 Công tác tuyên truyền , vận động học sinh, CMHS; sự phối kết hợp với các 
tổ chức ở cộng đồng Buôn chưa hiệu quả còn phó mặc cho nhà trường.
 Cơ sở vật chất tại điểm trường này còn thiếu phòng học (thiếu 03 phòng 
học) nên chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức dạy học hai 
buổi/ngày (phân hiệu buôn Kuôp). Công trình vệ sinh xuống cấp; thiếu nguồn nước 
sạch.
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 5 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc 
 trường Tiểu học Dray Sáp
sinh kỹ năng đọc còn chậm, còn có học sinh viết được nhưng đọc còn yếu. Ngôn 
ngữ bất đồng, vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế, hàng ngày các em giao tiếp 
với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ. Đây chính là rào cản lớn để xây dựng một 
môi trường học tập tốt trong học sinh.
 - Điều kiện kinh tế của đại đa số các hộ dân trong buôn con đông (Mỗi hộ 
gia đình có bình quân khoảng từ 2- 3 con trong độ tuổi đến trường cùng học tại 
trường) ; Khả năng tổ chức sản xuất, canh tác còn nhiều hạn chế nên năng suất lao 
động còn rất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn “Ăn bữa nay lo bữa mai”.Tư 
tưởng “Đói bụng thì chết chứ đói chữ không chết ”, còn tồn tại trong đại đa số 
CMHS nên việc vận động cho con em họ đến trường hết sức khó khăn. Nhiều 
CMHS bắt con ở nhà chăn bò, làm rẫy đặc biệt là vào mùa vụ. 
 - Cơ sở vật chất của nhà trường mặc dù đã được sự quan tâm đầu tư xây 
dựng thêm phòng học song nhà trường thiếu vẫn còn thiếu 03 phòng học ở phân 
hiệu buôn Kuôp nên vẫn chưa đáp ứng được việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày; 
công trình vệ sinh ngày càng xuống cấp; các hộ chăn nuôi làm chuồng sát ngay 
trường học, mùi hôi thối của phân gia súc, gia cầm bốc lên làm ô nhiễm môi 
trường nghiêm trọng; không có nước sạch phục vụ sinh hoạt cho giáo viên, học 
sinh.
 Những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học không còn diễn ra nhiều như 
trước, nhưng hiện tượng nghỉ học cách nhật, đặc biệt là vào mùa vụ hay các dịp lễ 
tết vẫn luôn xảy ra. Là người làm công tác quản lý, tôi hiểu rõ vấn đề cấp bách của 
công tác duy trì sĩ số. Học sinh bỏ học, bỏ tiết sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao 
chất lượng giáo dục. 
 Trước thực trạng đó, là một hiệu phó chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy 
cần phải đổi mới công tác quản lý hoạt động chuyên môn, đưa ra các giải pháp để 
nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao hiệu quả - chất lượng 
giáo dục cho học sinh mà đặc biệt là học sinh dân tộc thì trước hết phải nâng cao 
chất lượng đội ngũ giáo viên. Đây là việc làm khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải thật 
sự tâm huyết, phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong 
mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường để nâng cao chất lượng dạy - học, hoàn 
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Trong khuôn khổ đề tài này, bản thân đặt ra những mục tiêu như sau:
 - Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
 - Duy trì sĩ số học sinh dân tộc.
 - Tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ đội ngũ giáo viên từng bước đưa các hoạt động của nhà trường đi vào nề 
nếp và chỉ đạo các bộ phận hoạt động nghiêm túc.
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 7 SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả - chất lượng giáo dục học sinh dân tộc 
 trường Tiểu học Dray Sáp
01 phòng học của mẫu giáo Sơn Ca để tăng buổi đối với khối lớp 1 và lớp 5 ở 
Buôn Kuôp lên 8 buổi/ tuần.
 - Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh thông qua các môn học, bài 
học, sinh hoạt tập thể, hoạt động NGLL, tăng cường luyện nói thông qua việc trả 
lời câu hỏi, nhắc lại câu trả lời, trình bày cách thực hiện, đặt câu hỏi, qua khai thác 
các kênh hình, đồ dùng trực quan; chú trọng phần luyện viết cho học sinh; tổ chức 
giao lưu tiếng Việt với chúng em, các trò chơi, múa hát, tiểu phẩm đơn giản với 
các tình huống phù hợp với thực tế trong cuộc sống hàng ngày, tổ chức phương 
pháp học theo nhóm, đóng vai trong phân môn tập đọc, kể chuyện, tập làm 
văn....tạo cơ hội cho các em bày tỏ ý kiến của mình, giúp các em tính mạnh dạn, tự 
tin trước tập thể. Khuyến khích học sinh ở trường cũng như về nhà giao tiếp bằng 
tiếng Việt.
 Người thực hiện: Trần Thị Nguyệt – Trường TH Dray Sáp Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cha.doc