Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi
UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp nâng cao dục giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sen Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: 0379375993 Email: Phamthnhung92@gmail.com Hoàn Kiếm, tháng 3 năm 2022 + Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động thực hành để trẻ hiểu được tầm quan trọng của môi trường tại trường mầm non cũng như môi trường xung quanh mình + Phối hợp với giáo viên các lớp, các khối khi thực hiện các hình thức tổ chức đa dạng linh hoạt.. * Về phía trẻ: Qua các giờ hoạt động giáo dục của trẻ đã thu được kết quả như sau: + Trẻ hứng thú hoạt động, hoạt động tích cực, hào hứng tham gia. + Các cháu mạnh dạn, tự tin, yêu thích khi tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường lớp học tại trường mầm non, ở tất cả mọi nơi gần với trẻ. Giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và cô gần gũi, thân thiện hơn. * Về phía phụ huynh: + Phụ huynh đã rất tin tưởng vào sự hướng dẫn dạy dỗ của cô giáo đối với các cháu. + Phụ huynh luôn đồng hành, phối kết hợp cùng cô giáo để tham mưu. Đưa ra các ý tưởng hay cho các hoạt động. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: Không Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoàn Kiếm, ngày 10 tháng 03 năm 2022 Người nộp đơn Phạm Thị Hồng Nhung A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Hiện nay không riêng về nước ta mà toàn thế giới đang dóng lên hồi chuông lớn “Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc chiến tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc chiến tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến con người, sinh vật sống. Con người với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tận dụng hết mọi tài nguyên thiên nhiên để phục vụ đời sống của mình, đồng thời thải ra thiên nhiên đủ loại chất thải làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, con người đang phải gánh chịu hậu quả do chình mình gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Đảng và nhà nước và Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng. Chỉ thị đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của công tác giáo dục bảo vệ môi trường đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non là cần hình thành cho trẻ những hiểu biết đơn giản về cơ thể, môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung, biết giữ gìn sức khỏe bản thân, có hành vi ứng sử phù hợp để bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng sử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường, nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cung cấp kiến thức ban đầu về mối quan hệ của động vật, thực vật, con người với môi trường sống, để trẻ biết giao tiếp, yêu thương những người gần gũi xung quanh mình, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật, cung cấp một số kiến thức cơ bản về ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương. Xây dựng tự hào, ý thức giữ gìn những phong cảnh địa danh nổi tiếng ở địa phương. Như vậy, các văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Bộ GD& ĐT đã ban hành nhằm tạo điều kiện pháp lí cho việc triển khai giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang xây dựng một cách hệ thống từ việc tạo hành lang pháp lí đến các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động cụ thể cho các cơ sở thực hiện, nhằm tăng - Nghiên cứu các hoạt động giúp trẻ có vồn hiểu biết và thực hành các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh đối với trẻ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lý luận Năm nay là một năm học đặc biệt do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên các con không đến trường học trực tiếp. Ngay từ đầu năm học tôi được nhà trường cùng các đồng nghiệp được bồi dưỡng và học tập các lớp online “Đại sứ xanh” những luật bảo vệ môi trường và cùng tìm cách giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường, ở nhà, ở trường, cũng như ở ngoài xã hội hiện nay. Bản thân tôi đã suy nghĩ phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, cô luôn gần gũi nhẹ nhàng, uốn nắn cho trẻ từ những hành động, cử chỉ, cô phải kiên trì, tỉ mỉ giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi. Với những học sinh chưa có nề nếp và hành vi tốt, cô thường xuyên liên tục giáo dục cho trẻ, những trẻ làm tốt cô động viên khích lệ kịp thời. Tôi tự bồi dưỡng bản thân qua các làm tham dự tập huấn về bảo vệ môi trường (Hình 1) để từng bước áp dụng các nội dung phương pháp bảo vệ môi trường thông qua các chủ đề một cách tốt nhất đối với trẻ 5 - 6 tuổi. Tôi đã mạnh dạn đưa một số phương pháp sau: Bản thân tôi phải tích cực phấn đấu trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, tập san học hỏi trên tivi, đồng nghiệp tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tận dụng mọi cơ hội tạo điều kiện để trẻ được tham gia giáo dục bảo vệ môi trường. Cung cấp cho trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường, từ đó giúp trẻ có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp để giữ gìn bảo vệ môi trường, biết sống hòa hợp với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Đánh giá trẻ qua hoạt động trong ngày, sau chủ đề, rút ra kinh nghiệm tìm ra những biện pháp tốt nhất để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Luôn luôn tạo môi trường ở xanh - sạch - đẹp ở lớp học của mình, vệ sinh trường lớp sạch sẽ ngăn nắp. (Hình 2) Làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu. Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ, thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ và nghiêm túc. Tạo môi trường thân thiện giúp đỡ giáo dục trẻ để trẻ quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đầu tư thời gian nghiên cứu, thực hiện nội dung phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường để lồng ghép tích hợp vào các hoạt động, từ đó phát huy được kiến thức, kỹ năng, thái độ và ý thức, hành vi đẹp của trẻ. Lựa chọn các hoạt minh hoạ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với trẻ. Phối hợp với gia đình và cộng đồng.. II. Thực trạng. đúng nơi quy định một cách ngay ngắn gọn gàng. Nhắc trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. (Hình 3) 2. Trò chuyện Cô trò chuyện với trẻ chủ đề “Trường mầm non” khi trẻ đến trường. Hôm nay khi đến trường các con đã nhìn thấy gì? cô và trẻ tọa đàm về sự ô nhiễm môi trường không khí, nguyên nhân nào làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm? (do nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ô tô, xe máy, xe đạp điện chạy trên đường xảy ra khí thải, khói bụi nên không khí bị ô nhiễm), con người cần phải làm gì để không phải hít thở khói xe thải ra? (đi đường phải đeo khẩu trang, hoặc nên đi xe buýt). Khói bụi làm ô nhiễm môi trường Hay trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày, về cơn bão số 1về trời mưa, trời nắng, gió. Qua đó giải thích cho trẻ hiểu lợi ích và tác hại của nắng, gió, mưa từ đó nhắc trẻ đi mưa phải mặc áo mưa, đội mũ Trò chuyện với trẻ tác hại môi trường ô nhiễm, nếu không biết cách phòng thì gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Hoạt động học Chủ đề “Trường mầm non”: Cùng với việc dạy trẻ học các tiết học theo yêu cầu nội dung của bài dạy mà giáo viên tích hợp vào các chủ đề, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ. Ví dụ: Môn. Tạo hình; Bài; “Vẽ trên đá sỏi”. Hướng dẫn trẻ có thể tạo ra các viên đá, sỏi đẹp chúng mình có thể vã lên những bông hoa, xe ô tô..để tạo thành một viên đá đẹp. Nhắc nhở trẻ không nói to, không kéo lê bàn, ghế trên sàn nhà tránh gây ra tiếng ồn và làm cho bàn, ghế chóng hỏng. Khi vẽ xong cất đồ dùng và vật liệu đúng chỗ. Qua bài học cô giáo dục cho trẻ sắp xếp và dọn dẹp lớp học, lau dọn đồ dùng, đồ chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, bỏ rác đúng nơi quy định, không mang quà bánh vào lớp để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, hạn chế việc xả rác bừa bãi trong lớp. Rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh, đi tiểu tiện đúng nơi qui định. (Hình 4) Chủ đề “Gia đình và Bản thân”: Trò chuyện về chủ đề ngôi nhà thân yêu của em, mô tả về ngôi nhà và những cảm nhận, những suy nghĩ và hành động của trẻ làm cho nhà của mình trở lên sạch đẹp hơn. Trẻ tham ra rọn vệ sinh như: quét nhà, rửa và lau dọn đồ dùng đồ chơi, biết vệ sinh bản thân sạch sẽ. Cho trẻ chơi các trò chơi: “Ai biết bảo vệ cơ thể” “Nu na nu nống” Cho trẻ hát bài: “Con mèo rửa mặt”. Cô tích hợp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh “Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn” ở gia đình cũng như ở “Con hãy đợi rồi sẽ biết”. Để giúp trẻ nhận ra những việt làm tốt, những việt làm không tốt, kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm, giúp trẻ hiểu được tác dụng của con vật, thực vật đối với con người, với môi trường. Từ đó trẻ yêu quý thiên nhiên hơn. Chủ đề “Một số hiện tượng tự nhiên”: Lồng ghép các hoạt động giáo dục trẻ về ứng phó với biến đổi khí hậu vào chủ đề. Thông qua hoạt động học, các trò chơi, quan sát, thăm quan. Trẻ nhận biết đơn giản về một số hiện tượng tự nhiên: (Đất, nước, không khí, nắng, gió, mưa, mặt trời, hạn hán, bão lũ, trái đất nóng lên. Nhận biết đặc điểm đặc trưng cơ bản các mùa trong năm, thời tiết đơn giản như: nóng, lạnh). Ví dụ: Trò chơi. “Mưa to mưa nhỏ” “Gió thổi cây nghiêng”; làm thí nghiệm “Sự bốc hơi của nước, không khí, gió đến từ đâu” kể cho trẻ nghe câu truyện “Giọt mưa tí tách” cho trẻ xem video phóng sự, thảo luận về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Qua đó giáo dục trẻ nhận biết ích lợi và tác hại của một số hiện tượng thiên nhiên mang lại cho cuộc sống con người, trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm như ao hồ sông, suối, tránh xa nguồn nước ô nhiễm gây bệnh tật, trẻ biết bảo vệ sức khỏe phù hợp với sự thay đổi của thời tiết. * Biện pháp 2: Thông qua các hoạt động ngoài trời. Chủ đề “Quê hương đất nước”: Trẻ được dạo chơi thăm quan hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh, là nơi mọi người đến thăm quan, nghỉ ngơi, nơi có cảnh thiên nhiên nhân tạo đẹp. Biết được một số danh lam thắng cảnh của Việt Nam, biết làm công việc không tốt đối với công việc danh lam thắng cảnh như vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, đi trên cỏ, gây ồn ào, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, bẻ cành cây, hái hoa nơi công cộng. Sau khi đi dạo chơi hay nhạt lá, nhổ cỏ, tưới cây về trẻ vào lớp rửa tay, cô hỏi trẻ làm thế nào để tiết kiệm nước? (Vặn vòi vừa phải, rửa gọn gàng, không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước, rửa xong phải vặn chặt vòi nước). Từ đó trẻ biết tiết kiệm nước, biết bảo vệ danh lam thắng cảnh, như tu sửa, tôn tạo, giữ gìn vệ sinh chung. (Hình 5) * Biện pháp 3: Thông qua các hoạt động góc Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục cho trẻ, tổ chức đáp ứng nhu cầu đồng thời tích hợp được nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. (Hình 6) Thông qua các trò chơi phân vai: Trẻ thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường. Ví dụ: như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lí các chất thảiTrong trò chơi “Bé tập làm nội trợ”: Trẻ biết tiết kiệm nước, nguyên liệu chế biến món ăn, thu gom đồ dùng gọn gàng sau khi làm.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_duc_giao_duc.docx