Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên

docx 11 trang skquanly 30/07/2024 1250
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Ngọc Lâm, Quận Long Biên
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của 
 trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI 
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam dáp ứng yêu cầu phát 
triển bền vững đất nước có nêu rõ: “Xây dựng mỗi trường học phải thực sự là 
một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, 
nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ”. Nghị quyết 
29 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI ngày 
23/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã 
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho giáo dục đạo 
đức hiện nay là: “ Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp 
luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền 
thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn 
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể 
chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp”. 
 Hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào 
các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà 
giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi 
cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn là xa lạ... Những minh chứng 
tiêu biểu gần đây như: vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, những clip 
video liên tục được tung lên mạng internet về bạo lực học đường với cảnh học 
sinh đánh nhau thô bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bạn 
bè xung quanh... Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và 
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến 
dạng cũng là điều hiển nhiên. Thực tế đó đã làm cho những người có lương tri 
đau xót và đối với những nhà giáo chân chính thì chắc hẳn đó là sự xúc phạm 
nhân phẩm và đạo đức nghề nghiệp ghê gớm, xúc phạm đến truyền thống “tôn 
sư trọng đạo” của dân tộc. 
 Do đó các nhà trường nói chung và trường tiểu học Ngọc Lâm nói riêng 
phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hóa chung tay góp sức phát huy 
truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của nhân cách con người Việt 
Nam.
 Với những lý do và thực trạng nêu trên, tôi đã quyết định lựa chọn và 
nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường 
của trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên” 
 1/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của 
 trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên
ứng xử kiểu văn hóa làng xã vẫn tồn tại như hành động tùy tiện, xưng hô suồng 
sã kiểu đời thường, thiếu dứt khoát trong xử lý công việc. 
 2.3 Học sinh:
 Tổng số học sinh: 1712, số HS hòa nhập: 5 học sinh. Nhìn chung các em 
học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm ngoan, lễ phép, ứng xử văn minh, kính 
trọng thầy cô, thân thiện với bạn bè và đều mong muốn xây dựng lớp mình 
thành lớp tốt.
 Song một số cá biệt học sinh thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, ứng xử chưa 
văn hóa, còn nói tục chửi bậy, chưa biết lễ phép với thầy cô, còn gây gổ với bạn.
 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường trường 
tiểu học Ngọc Lâm
 3.1 Nâng cao chất lượng văn hóa trong quản lý
 Là người quản lý, tôi quan tâm đến phát triển văn hóa trong quản lý vào 
việc điều hành nhiệm vụ công việc. Trước hết tôi luôn thực hiện nghiêm túc, 
làm “đúng việc” theo nhiệm vụ được phân công, tuân thủ nghiêm túc quy tắc, 
quy trình, quy phạm đối với các loại việc, làm việc với tinh thần trách nhiệm 
cao, có tính khoa học và đạt hiệu quả cao nhất có thể. Làm cho mọi người thấy 
tôi đang làm việc có trách nhiệm và đầy tình thân ái với đồng nghiệp, tình yêu 
thương học trò.
 Bên cạnh đó, tôi còn quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ nội bộ, xây 
dựng bầu không khí nhà trường lành mạnh bằng các biện pháp cụ thể:
 + Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc: quan tâm xây dựng, giữ gìn 
cảnh quan sư phạm nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Tạo điều kiện thuận 
lợi nhất về sở vật chất phù hợp như không gian, trang thiết bị dạy học, trang 
phục...để tạo ra những “cảm xúc thẩm mỹ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhân 
viên. Nhờ đó làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịulà 
tiền đề cho tâm trạng vui vẻ phấn khởi của mọi người.
 + Tôi luôn coi trọng việc phân cấp, phân quyền, phân nhiệm vụ hợp lý 
cho giáo viên, đề cao vai trò lãnh đạo hoạt động dạy và học của giáo viên. Biết 
tập trung và dồn sức vào những nhiệm vụ ưu tiên, không lơi lỏng các việc khác. 
 + Xây dựng phong cách làm việc khoa học, hiệu quả: Ngay đầu năm học, 
tôi cùng với giáo viên có sự thống nhất thực hiện kế hoạch chuyên môn năm 
học. Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng và quyền hạn của 
từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc chặt 
chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp, không chồng 
chéo hoặc cản trở lẫn nhauTôi quan tâm đến việc phát triển kỹ năng hợp tác, 
làm việc nhóm. Hàng tuần, sắp xếp để các tổ nhóm có buổi sinh hoạt chuyên 
 3/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của 
 trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên
mĩ”. Việc giáo dục văn hóa cho học sinh phải được tiến hành đồng bộ và thường 
xuyên. Phải lựa chọn các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, lối sống văn hóa có 
giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm của học sinh; giáo dục ý 
thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và các hoạt 
động trải nghiệm để hình thành các phẩm chất nhân ái, tự trọng bản thân, tôn 
trọng, trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung của người học. Một trong số 
giải pháp của tôi là giáo dục nếp sống có văn hóa thông qua các hoạt động ngoài 
giờ chính khóa. Cụ thể: 
 - Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu 
dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng 
những nội dung cần giáo dục cho học sinh.
 - Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày 
lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào 
dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Thông 
thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn, dựa vào đó có thể tổ chức 
cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn:
 + Tháng 9-10: Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại 
cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những công việc em đã làm 
để làm sạch đẹp trường lớp;
 + Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trò, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu 
phẩm nói về thầy giáo, cô giáo;
 + Tháng 12: Hãy tìm tấm gương về người con anh hùng của đất nước, của 
quê hương;
 + Tháng 01-02: Mùa xuân và ước mơ của các em về nghề nghiệp; tìm 
hiểu lịch sử truyền thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương.
 + Tháng 3: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cô giáo; hát những 
bài hát về bà, mẹ, cô giáo, ;
 + Tháng 4: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Quân đội nhân dân Việt Nam;
 + Tháng 5: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 diều Bác Hồ dạy, nói những 
gì em biết về thời niên thiếu của Bác Hồ, 
 Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình 
bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng 
thú và qua đó nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có 
biện pháp giáo dục văn hóa cho phù hợp.
 - Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với người thật việc 
thật. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các 
ngày lễ ấy nhà trường mời các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực lượng 
 5/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của 
 trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên
học sinh chơi vào giờ hoạt động tập thể cuối tuần của lớp, giáo viên thể dục tổ 
chức cho học sinh chơi vào 5 – 7 phút cuối của giờ tăng cường (buổi chiều) 
ngoài ra khuyến khích các em tự tổ chức chơi trước giờ vào học. Sau khi sưu 
tầm các trò chơi dân gian chúng tôi hướng dẫn các em chơi những trò như: Trò 
chơi Trốn tìm, trò chơi Đá cầu, trò chơi Nhảy dây, trò chơi tranh ghế, trò chơi 
Kéo co, trò chơi Ô ăn quan
 Nhờ tổ chức tốt hoạt động vui chơi, các em đã tích cực hơn, tự tin hơn, tự 
nhiên hơn, trong học tập cũng như các hoạt động tập thể khác. Hoạt động vui 
chơi đã tạo sự giao lưu đa chiều: giữa học sinh với học sinh (trong lớp, trong 
khối, trong trường), giữa học sinh với thầy giáo, cô giáo, giữa học sinh với tổ 
chức Đội. Và các em đoàn kết hơn, thân thiện hơn, yêu bạn, yêu trường, gần gũi 
với thầy cô hơn sau những trò chơi đầy hấp dẫn của quê hương. Nhờ có trò chơi 
dân gian mà các con không còn chơi các trò chơi nguy hiểm. Từ trò chơi dân 
gian, giúp các em có thể lực tốt hơn, nhanh hơn, góp phần cho đội tuyển thể dục 
thể thao của nhà trường.
 Trò chơi dân gian cùng các hoạt động ngoại khoá khác đã đem lại sự thoải 
mái, giảm bớt sự căng thẳng, trong các giờ học văn hoá, giúp các em có kết quả 
học tập tốt hơn.
 3.3 Nâng cao chất lượng văn hóa của người giáo viên
 Văn hóa nhà trường được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố giáo 
viên và học sinh với giá trị nhân cách của họ góp phần tạo nên văn hóa nhà 
trường. Nhân cách của thầy cô giáo tác động trực tiếp đến nhân cách của học 
sinh.
 Như ta đã biết, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển trong 
sự chi phối của ba yếu tố: bẩm sinh (yếu tố con người sinh học), môi trường và 
giáo dục, trong đó, yếu tố giáo dục với giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tác động 
mạnh mẽ đến nhân cách học sinh. Hình ảnh người thầy từ xưa luôn là chuẩn 
mực của cái hay, cái đẹp, cái mực thước, nghiêm túc, của sự kính trọng và lòng 
biết ơn trong mỗi phụ huynh, học sinh và toàn xã hội. Chính vì vậy tôi tuyên 
truyền để giáo viên hiểu công tác giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường 
trước hết phải chính là các thầy cô giáo. Hơn ai hết, người thầy sẽ là nhân tố ảnh 
hưởng trực tiếp nhân cách học trò. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của 
người thầy sẽ là những bài học về đạo đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu 
hiệu nhất học trò của mình. Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lí học 
sinh, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên nhắc nhở, giáo dục học sinh trong 
lớp về tinh thần đoàn kết; cùng phối hợp với đội thiếu niên và giáo viên bộ môn 
 7/11 Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường của 
 trường Tiểu học Ngọc Lâm, quận Long Biên
năng kiềm chế cảm xúc. Ngoài ra còn một số kĩ năng khác cũng quan trọng như 
kí năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác.
 Tôi luôn tham mưu với hiệu trưởng tổ chức các hội thảo, nêu gương, 
tuyên dương những điển hình tiêu biểu trong văn hóa ứng xử học đường nói 
riêng và những cái hay, cái đẹp của nghề giáo nói chung tại các buổi họp hội 
đồng nhà trường. Những điển hình hay, văn hóa ứng xử hiệu quả được nhân 
rộng một cách có thực chất, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, đẩy lùi cái xấu, 
nhân rộng cái đẹp, xây dựng hình tượng đẹp về hình ảnh người thầy, về nét đẹp 
văn hóa học đường.
 3.4 Tăng cường sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong xây dựng văn 
hóa ứng xử của học sinh
 Trong xã hội, một gia đình, bố mẹ có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm 
ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn 
khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giá trị nhân 
cách của các em. Với những gia đình mà bố mẹ có cách giáo dục sai lệch thiếu 
khoa học như bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm..., gia đình 
mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các 
em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội của 
một số em bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan 
tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiện ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
 Vì vậy, trong các buổi họp đại diện cha mẹ học sinh các lớp hoặc các buổi 
trao đổi riêng với phụ huynh, tôi quan tâm đến việc tư vấn cho các bậc cha mẹ 
cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lý, nhất là hiểu đúng vai trò hết sức to lớn của 
mình trong sự nghiệp “trồng người”. Nếu con mắc lỗi, cha mẹ hãy phân tích góp 
ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nếu cần trách phạt con, cha 
mẹ cần phân minh, vì nếu sơ suất trong cư xử để con chịu thiệt thòi sẽ hình 
thành những tâm lý không phục, mặc cảm, đối kháng và đây là yếu tố dễ dẫn 
đến các em hư hỏng, sa vào lỗi lầm. Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu 
thương các con như nhau. Mỗi người con đều có mặt mạnh yếu, hãy tìm khen 
những ưu điểm để động viên con phát huy.
 Tôi đề nghị cha mẹ các em thường xuyên quan tâm đến tâm tư, tình cảm, 
mối quan hệ bạn bè của con. Giúp con tự chủ, có tính độc lập, không ỷ lại vào 
cha mẹ và người khác. Cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Trong gia đình, 
cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về đạo đức, nhân 
cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập. Cha mẹ dạy con 
phải thế này, thế khác nhưng hành động của bản thân cha mẹ lại không gương 
mẫu, nói một đằng làm một nẻo; điều đó làm cho việc giáo dục trở nên phản tác 
 9/11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.docx