Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18-36 tháng

doc 10 trang skquanly 11/11/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18-36 tháng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ 18-36 tháng
 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho t
 rẻ 18 - 36 tháng”.
 A. Phần mở đầu
 Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến 
lược con người nói riêng. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, 
chăm sóc và giáo dục trẻ em. Sự quan tâm đó đã từng bước được thể chế hoá bằng 
các văn bản pháp luật, các chỉ thị, các quy định và các quy ước rất cụ thể:
 Luật GD - 2005 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng 
định “Giáo dục mầm non (GDMN) có nhà trẻ và mẫu giáo là cấp học thuộc hệ 
thống giáo dục quốc dân. GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo 
dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”.
 Chính vì lẽ đó mà xã hội quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để đứa trẻ có 
một nhân cách tốt, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên, cơ thể phát triển hài hoà 
cân đối, đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm 
hạnh phúc của gia đình là sự phồn vinh của đất nước. Muốn trẻ khoẻ mạnh và 
thông minh thì vấn đề dinh dưỡng phải hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng phải có khoa 
học đây là một việc làm không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia đình, cộng 
đồng và toàn xã hội. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển 
về thể lực và trí tuệ. Thiếu dinh dưỡng trẻ sẻ trở thành một gánh nặng của mỗi gia 
đình, của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước. 
Vì vậy vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trong trường Mầm non là một vấn đề hết 
sức quan trọng. Muốn tạo được thế hệ trẻ có sức khoẻ tốt, đáp ứng với thời đại 
khoa học hiện đại thì chúng ta phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, trẻ sẽ khoẻ mạnh 
và thông minh phát triển toàn diện về mọi mặt.
 Trường Mầm non là nơi là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, 
chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về giáo dục dinh dưỡng. Mặc dầu là trường 
trọng điểm có chất lượng cao về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng vẫn 
còn tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, mặc dù nhà trường cũng như các giáo viên đã rất 
chú trọng đến bữa ăn cho trẻ, luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu 
cầu cơ thể trẻ và các chất dinh dưỡng luôn theo tỷ lệ cân đối hợp lý. Công tác 
tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ đã được thực hiện tương đối có hiệu quả. 
Tuy nhiên, trong các bữa ăn ở lớp có nhiều trẻ vẫn còn có cảm giác chán ăn, thích 
ăn thức ăn này, không thích ăn thức ăn kia. Mặt khác, một số giáo viên kiến thức 
về dinh dưỡng, kỹ năng tổ chức bữa ăn cho trẻ còn hạn chế.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 18 - 36 tháng, tôi luôn 
xem công tác nưôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan 
trọng đối với bản thân. Nên đứng trước những vấn đề trên, bản thân tôi thực sự băn 
khoăn, trăn trở làm sao trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ ở lớp trẻ ăn không 
kiêng khem, trẻ ăn hết suất của mình một cách ngon lành, không gượng ép. Do 
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức 
bữa ăn cho trẻ 18 - 36 tháng" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2009- 
2010.
 Người viết: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Hoa Mai - Lệ Thủy 1 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho t
 rẻ 18 - 36 tháng”.
 Tổ chức ăn tại nhà trẻ, góp phần giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, giúp trẻ rèn 
luyện kỹ năng thực hành, tự phục vụ thông qua các bữa ăn và các hoạt động trong 
ngày.
 Tổ chức bữa ăn tại nhà trẻ, đảm bảo được chế độ ăn của trẻ, đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm (VS - ATTP).
 2- Cơ sở thực tiễn:
 Chuyên đề "Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ATTP" 
được ngành triển khai trong nhiều năm qua. Trường MN Hoa Mai đã quán triệt và 
bồi dưỡng chuyên đề đến tận đội ngũ. Trong năm học 2009- 2010 Trường Mầm 
non Hoa Mai cũng đã chú trọng nhiều đến chuyên đề vệ sinh an toàn thực phẩm 
và đã phổ biến cụ thể đến từng giáo viên.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp lứa tuổi nhà trẻ 18 - 36 tháng, qua quá 
trình thực hiện tôi thấy có những thuận lợi, khó khăn sau:
 1- Thuận lợi:
 - Năm học 2009 - 2010 được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo 
dục - Đào tạo Lệ Thủy, của BGH nhà trường về thực hiện chuyên đề VS - ATTP, 
bản thân tôi cũng được tham gia bồi dưỡng chuyên đề ở cụm và ở trường, tôi đã 
tiếp thu và làm kinh nghiệm cho mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Nhà trường tạo mọi điều kiện nâng cao kiến thức, phương pháp tổ chức 
bữa ăn cho trẻ và đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ.
 - Đa số phụ huynh có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của bữa ăn cho 
trẻ hàng ngày đầy đủ các chất dinh dưỡng nên đã đóng góp tiền ăn cho trẻ phù hợp 
với giá cả thị trường hiện nay.
 - Bản thân tôi được sự kiểm tra dự giờ thường xuyên của hội đồng chuyên 
môn nhà trường, được dự giờ kiến tập, thao giảng. Từ đó đã tích luỹ được một số 
kinh nghiệm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Mặt khác, bản thân vốn yêu nghề 
mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và thấy được tầm 
quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khoẻ trẻ tại trường là vô cùng quan trọng.
 2- Khó khăn:
 - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như: Phòng ăn cho trẻ chưa có, 
còn ăn chung ở trong lớp học, diện tích của phòng học còn nhỏ nên việc bố trí nơi 
ăn của trẻ chưa được rộng rải, còn chật hẹp.
 - Kiến thức và kỹ năng thực hành của các giáo viên trong lớp còn hạn chế.
 - Nhận thức của phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ chưa cao, chưa 
biết kết hợp với cô giáo để chăm sóc bữa ăn cho trẻ được tốt.
 - Trong năm học 2009 - 2010 này tôi được phân công dạy lớp 18 - 36 tháng. 
Qua đợt cân đo đầu năm lớp tôi vẫn còn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chiếm 10%. 
Tỷ lệ suy dinh dưỡng đó một phần phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ, nhưng mặt 
khác cũng phụ thuộc vào cách tổ chức bữa ăn cho trẻ hàng ngày tại trường.
 3- Điều tra thực tiển:
 - Vào đầu năm học 2009 - 2010 qua cân đo theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng 
biểu đồ phát triển lần 1 tháng 9 năm 2009 cho thấy tỷ lệ cân nặng của trẻ ở lớp tôi 
 Người viết: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Hoa Mai - Lệ Thủy 3 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho t
 rẻ 18 - 36 tháng”.
 - Việc cho trẻ làm quen với các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất 
cần thiết đối với cơ thể trẻ. Khi trẻ đã làm quen và biết được tầm quan trọng của 
các chất dinh dưỡng đó đối với cơ thể thì trẻ sẻ hứng thú và thích tìm hiểu về các 
thực phẩm đó. Vì vậy tôi đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục 
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trong lớp như: Tìm kiếm các loại tranh 
ảnh về các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật; Tranh chuyện về 
bữa ăn của bé, bữa ăn gia đình. Sưu tầm, sáng tác các bài thơ, câu đố, trò chơi về 
các món ăn, các loại thực phẩm, các bài hát, bài đồng dao. Làm thêm các đồ dùng, 
đồ chơi ở các góc như: Đồ chơi về rau, củ, quả, tranh lô tô dinh dưỡng. 
 3.4. Tích cực lồng ghép vào các hoạt động trong ngày và trong các bữa 
ăn:
 + Lồng ghép vào các hoạt động học tập: 
 - Có thể lồng ghép dinh dưỡng thông qua việc cho trẻ làm quen với môi 
trường xung quanh, thông qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, thông qua việc cho trẻ 
làm quen với văn hoc...
 - Thông qua các hoạt động đó trẻ sẽ biết được tên gọi, các chất dinh dưỡng 
và tác dụng của các thực phẩm chẳng hạn như: Trong hoạt động làm quen với môi 
trường xung quanh qua đề tài “Làm quen với một số động vật nuôi trong gia 
đình” "Làm quen với một số loại quả" thì trẻ sẻ biết được các động vật, các loại 
quả đó cung cấp nhiều chất đạm, Vitamin giúp cho cơ thể khỏe mạnh như thế nào.
 - Trong hoạt động tạo hình trẻ được làm quen với các loại quả qua: Xâu 
vòng quả, các con vật, xếp các loại quả, nặn các loại quả...Thông qua đó cô giáo 
đã giáo dục cho trẻ biết được các chất dinh dưỡng. Thông qua các bài thơ, câu 
chuyện, bài hát trẻ cũng biết được về các thực tế và các chất dinh dưỡng của các 
loại thực phẩm đó.
 - Mặt khác thông qua các hoạt động đó còn giúp trẻ nhận biết các loại thức 
ăn có sẵn ở địa phương, giúp trẻ biết lợi ích thức ăn đối với sức khỏe của cơ thể, 
biết một số bệnh liên quan đến ăn uống. 
 + Thông qua các bữa ăn hàng ngày:
 - Trong các bữa ăn cô giới thiệu cho trẻ biết món ăn và các chất dinh dưỡng 
mà trẻ sẽ được ăn trong món ăn, các món ăn đó được chế biến là nhờ bàn tay khéo 
léo của các cô nhà bếp bằng việc phối hợp các loại thực phẩm giàu chất dinh 
dưỡng tạo sự hứng thú cho trẻ khi ăn, đặc biệt là các món ăn mới, động viên trẻ ăn 
ngon, ăn hết suất không kén chọn, kiêng khem mà phải ăn các thức ăn do cô nhà 
bếp chế biến theo thực đơn quy định các chất dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi. 
 - Giáo dục trẻ có nề nếp ăn uống sạch sẽ, văn minh, lịch sự như: Rửa tay 
sạch trước khi ăn, biết mời cô và các bạn ăn cơm, ngồi ngay ngắn trước khi ăn, 
không co chân lên ghế trong khi ăn, ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kĩ, không ngậm 
cơm, biết lấy tay che miệng, quay chổ khác khi hắt xì hơi, không để thức ăn rơi 
vãi ra sàn nhà hoặc bàn, không bốc cơm, thức ăn hoặc xúc thức ăn từ bát này sang 
bát khác tránh mất vệ sinh. 
 Người viết: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Hoa Mai - Lệ Thủy 5 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho t
 rẻ 18 - 36 tháng”.
 - Trẻ ngồi ngay ngắn ở bàn ăn
 - Cô giới thiệu giờ ăn đã đến rồi và nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn nghiêm 
túc, không co chân lên ghế, không xô đẫy bàn ghế.
 - Cô chia đều cơm thức ăn mặn ra bát chia xong cô trộn đều thức ăn với 
cơm bưng về cho trẻ.
 - Cô giới thiệu tên các món ăn và chất dinh dưỡng của các món ăn đó.
 - Cô nhắc trẻ mời cô, mời cac bạn cùng ăn cơm, sau đó cô mời các cháu ăn 
cơm trẻ mới được ăn.
 - Trong khi trẻ ăn cô cần bao quát hết trẻ, chú ý nhắc nhở động viên trẻ ăn 
không để cơm rơi vãi không nói chuyện riêng không được xúc cơm và thức ăn 
sang bát của bạn, nhắc trẻ ăn uống từ tốn, ăn chậm nhai kỷ, ăn các thức ăn do cô 
nhà bếp chế biến theo thực đơn hàng ngày mới đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng.
 - Trẻ ăn xong bát thứ nhất cô tiếp tục chia bát thứ hai chan canh cho trẻ.
 c- Sau khi ăn:
 - Trẻ ăn xong nhắc trẻ đưa bát cất vào chậu, cô lau miệng, lau tay cho trẻ và 
cho trẻ uống nước súc miệng sạch sẽ, đi vệ sinh vào chuẩn bị nằm ngủ.
 - Cô thu dọn bàn, cơm rơi vãi trên bàn, không hắt cơm xuống sàn nhà, lau 
bàn bằng khăn ướt, giặt sạch và phơi khô. Quét sạch thức ăn, cơm rơi dưới sàn 
nhà. Lau sạch sàn nhà sau mỗi bữa ăn.
 - Rửa bát thìa, soong nồi bằng nước rữa bát và nước sạch, tráng lại ít nhất 
hai lần bằng nước sạch. Phơi nắng bát thìa riêng của lớp. Sau khi phơi khô đậy kĩ 
cất ở nơi quy định và chỉ dùng các dụng cụ trên khi chia thức ăn cho trẻ.
 3.7- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh:
 Công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng 
đồng xã hội là việc làm không thể thiếu được ở trường Mầm non nói chung và 
Trường Mầm non Hoa Mai nói riêng. Vì vậy lớp đã chuẩn bị trước nội dung tuyên 
truyền sau:
 - Nuôi con bằng sữa mẹ
 - Theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ phát triển.
 - Phòng chống các bệnh suy dinh dưỡng.
 - Vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Phối hợp với đơn vị Y tế khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2 lần/năm.
 - Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan 
trọng của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ bằng nhiều hình thức như : Qua các buổi họp 
phụ huynh, qua các giờ đón, trả trẻ, qua các hội thi, qua góc tuyên truyền cha mẹ 
cần biết của lớp.
 - Phối hợp chăt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ như: 
trao đổi những kinh nghiệm, những biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức bữa 
ăn cho trẻ nhằm đem lại cho trẻ có một sức khỏe tốt.
 Người viết: Nguyễn Thị Hoa - Trường Mầm non Hoa Mai - Lệ Thủy 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_t.doc