Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở chi bộ 11 Trường Mầm non Hoa Ban

doc 17 trang skquanly 07/06/2024 2120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở chi bộ 11 Trường Mầm non Hoa Ban", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở chi bộ 11 Trường Mầm non Hoa Ban

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở chi bộ 11 Trường Mầm non Hoa Ban
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài:
 Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, Đảng bộ cơ sở, có 
vai trò và tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, 
Đảng bộ, đảm bảo cho chi bộ và mỗi Đảng viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của 
mình. Phần lớn hoạt động của đảng bộ cơ sở được diễn ra ở chi bộ. Vì vậy, chi bộ 
có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Đảng bộ cơ sở. Chi bộ trong sạch, 
vững mạnh thì Đảng bộ cơ sở vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì thế, 
củng cố và nâng cao chất lượng các chi bộ là vấn đề thường xuyên, trọng yếu của 
các Đảng bộ cơ sở, trong đó nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là việc làm 
không thể thiếu.
 Do vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định 
sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt chi bộ hoặc tổ 
chức sinh hoạt chi bộ nhưng chất lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì chi bộ không thể 
hoàn thành nhiệm vụ. Thực tiễn đã chứng minh, những chi bộ trong sạch, vững 
mạnh là những chi bộ duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, có nội dung sinh hoạt chi bộ 
phong phú, thiết thực, có hình thức sinh hoạt chi bộ đa dạng, sinh hoạt chi bộ có 
chất lượng tốt.
 Hiện nay, chất lượng sinh hoạt chi bộ còn rất thấp. Tình trạng khá phổ biến 
là tình trạng sinh hoạt chi bộ thất thường, nội dung sinh hoạt chi bộ còn nghèo nàn, 
ít thiết thực, hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu. Sinh hoạt chi bộ chưa thực sự 
trở thành nơi phát huy trí tuệ của Đảng viên tìm chủ trương, giải pháp thực hiện 
nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đề bức thiết nảy sinh tại cơ quan, đơn vị. 
Vai trò, tác dụng của sinh hoạt chi bộ chưa được thể hiện rõ, việc tìm giải pháp 
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực sự là vấn đề cấp bách hiện nay. Đó cũng 
là lý do tôi chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở 
chi bộ 11 Trường Mầm non Hoa Ban "
 II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 1 3. Thể hiện ở tính chiến đấu: Sinh hoạt chi bộ phải nhìn thẳng vào sự thật, 
đánh giá đúng ưu điểm, thành tựu, phê phán nghiêm khắc những sai lầm, khuyết 
điểm của chi ủy, chi bộ và từng cán bộ, Đảng viên, đề ra được biện pháp phát huy 
ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm.
 PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 Chi bộ là nền tảng, là gốc rễ của Đảng, là nơi trực tiếp tổ chức triển khai, 
thực hiện và cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật 
của Nhà nước, là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Cơ sở 
đảng vững mạnh thì toàn Đảng mạnh. Muốn chi bộ vững mạnh trứơc hết cấp uỷ và 
toàn thể Đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu 
trong sinh hoạt chi bộ.
 Sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết 
định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, giúp Đảng viên nâng 
cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi 
bộ đến từng Đảng viên và quần chúng.
 Sau khi có Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban bí thư về nâng cao 
chất lượng sinh hoạt chi bộ; Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25/5/2007 của 
Ban tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ 
sở Đảng; Công văn số 3731 của Ban tổ chức Trung ương bổ sung một số nội dung 
sinh hoạt chi bộ thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh". Ban Thường vụ Đảng uỷ Dân chính Đảng tỉnh đã chỉ đạo các tổ 
chức sở sở đảng nghiêm túc triển khai thực hiện. Nhất là từ khi có Chỉ thị 03 - 
CT/TW của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm 
gương tự học và sáng tạo và phong trào thi đua trường học thân thiện học sinh tích 
cực ”thì chi bộ tổ chức sinh hoạt luôn luôn gắn với việc liên hệ, kiểm điểm thực 
hiện cuộc vận động.
 3 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ đối 
với toàn thể đảng viên:
 Đảng viên của Đảng dù ở cương vị nào trong Đảng và trong bộ máy Nhà 
nước đều được sinh hoạt trong một chi bộ và phải thực hiện các nghĩa vụ của người 
Đảng viên, được hưởng các quyền lợi do Điều lệ Đảng quy định. Mặt khác theo 
quy định tại Điều 24, Điều lệ Đảng do Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X quy định, 
chi bộ trực thuộc có năm nhiệm vụ: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn 
vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động 
quần chúng; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí.
 Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
 Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập 5 năm hai lần.
 Đó là nguyên tắc, là quy định bắt buộc được quy định trong Điều lệ Đảng, 
không thể linh hoạt sửa đổi, bất cứ trong hoàn cảnh nào. Nếu muốn thây đổi thì 
phải báo cáo và phải có sự đồng ý của cấp trên.
 Tại Điều 8 Điều lệ Đảng cũng quy định: "Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc 
không đóng đảng phí 3 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên 
giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục 
mà không tiến bộ thì chi bộ xem xét đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong 
danh sách đảng viên".
 Như vậy, việc tham gia sinh hoạt chi bộ cũng được coi như những tiêu chí để 
xem xét đánh giá tư cách của người đảng viên.
 Vì vậy, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, chi bộ luôn quán triệt vị trí vai trò 
của chi bộ và tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên hiểu rõ, tự giác 
thực hiện tốt trách nhiệm của người đảng viên đối với hoạt động của chi bộ.
 2. Duy trì thành nền nếp sinh hoạt chi bộ:
 Đây là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. 
Bởi vì, muốn nâng cao chát lượng sinh hoạt chi bộ thì trước hết phải tổ chức thành 
 5 Thứ nhất, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của chi bộ theo quy định của 
Trung ương để xác định nội dung, phạm vi và trách nhiệm lãnh đạo của chi bộ. 
Tránh tình trạng sinh hoạt chi bộ bàn bạc và quyết nghị những nội dung không 
thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi bộ.
 Thứ hai, bám sát nhiệm vụ chính trị của chi bộ, nắm chắc đặc điểm cụ thể 
của chi bộ, của đơn vị và những vấn đề đang đặt ra trong phạm vi lãnh đạo của chi 
bộ, tình hình tư tưởng của đảng viên và quần chúng để chọn vấn đề cụ thể đưa vào 
nội dung sinh hoạt cho phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tiễn cơ sở 
và mong muốn của đảng viên và quần chúng.
 Thứ ba, Bám vào kế hoạch của cấp trên về tổ chức các hoạt động như: Học 
tập các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách; sinh hoạt chính trị tập chung; thông tin, 
thông báo thời sự...
 Thứ tư, chương trình công tác của cấp ủy trong nhiệm kỳ Đại hội đảng bộ cơ 
sở, để chủ động lựa chọn và chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chi bộ.
 Trên cơ sở những căn cứ trên, chi ủy lựa chọn nội dung sinh hoạt chi bộ. 
Trong cùng thời điểm thường nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết, chi ủy cần chọn 
một hoặc hai vấn đề bức xúc nhất để bàn bạc, giải quyết trong một kỳ họp chi bộ.
 Chi ủy và trước hết là bí thư chi bộ phải chuẩn bị kỹ nội dung sinh hoạt chi 
bộ, đồng thời thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm cho đảng viên biết để 
chủ động bố trí thời gian dự sinh hoạt và chuẩn bị ý kiến phát biểu. Chi bộ cần xác 
định và chọn, bàn một, hai việc cụ thể cần tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện 
đạt kết quả, để đưa ra thảo luận, bàn biện pháp giải quyết. Kịp thơì biểu dương, 
động viên những đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhắc nhỏ, giúp đỡ 
những đảng viên còn có mặt hạn chế, khuyết điểm.
 3.2. Chọn hình thức sinh hoạt chi bộ:
 Hình thức sinh hoạt chi bộ cần được chọn phù hợp với nội dung sinh hoạt chi 
bộ. Sinh hoạt chi bộ theo ba hình thức:
 7 dự kiến phân công tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nội dung sinh hoạt 
chi bộ.
 4.2. Phân công tổ chức sinh hoạt chi bộ:
 Chi ủy phân công chi ủy viên và đảng viên phụ trách từng công việc để tổ 
chức sinh hoạt chi bộ:
 Phân công người chủ trì sinh hoạt chi bộ, thông thường thì Bí thư chi bộ là 
người chủ trì sinh hoạt, cũng có thể phân công Phó Bí thư chủ trì sinh hoạt.
 Phân công người thông báo nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt chi bộ và 
chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sinh hoạt chi bộ.
 Phân công chi ủy viên báo cáo nội dung, thời gian, địa điểm dự kiến sinh 
hoạt chi bộ lên đảng ủy cơ sở và mời đại biểu tham dự sinh hoạt chi bộ nếu thấy 
cần thiết.
 5. Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ:
 Tổ chức điều hành sinh hoạt chi bộ phải tuân theo những quy định chung sau:
 Kiểm điểm số đảng viên dự sinh hoạt; số đảng viên vắng mặt, lý do vắng mặt 
của từng đồng chí; số đại biểu đến dự (nếu có); cử đồng chí chủ tọa và thư ký hội 
nghị.
 Đồng chí chủ tọa nói rõ mục đích, yêu cầu của cuộc sinh hoạt.
 Đồng chí được phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt báo cáo nội dung đã 
được chuẩn bị trước chi bộ; báo cáo ngắn gọn, rõ ràng, nhất là đối với những nội 
dung chủ yếu, để giành nhiều thời gian cho chi bộ thảo luận.
 Quá trình sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập 
trung dân chủ. Đồng chí chủ tọa cần nêu những vấn đề cần thảo luận và mọi đảng 
viên đều phát biểu ý kiến của mình, kể cả ý kiến khác với những điểm trong nội 
dung đã được chuẩn bị của cấp ủy, khác với ý kiến của đồng chí khác. Qua thảo 
luận dân chủ, cuối cùng những vấn đề đó phải được biểu quyết và thành nghị quyết 
của chi bộ.
 9 bị nội dung cho buổi sinh hoạt với nội dung thiết thực, phù hợp và kịp thời. Hình 
thức sinh hoạt phong phú, đa dạng.
 - Trong các buổi sinh hoạt chi bộ đã phát huy được tính tập trung dân chủ. 
100% Đảng viên mạnh dạn, tự tin, thẳng thắn phê và tự phê bình. Tham gia thảo 
luận sôi nổi thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của Đảng viên. Trong 
các buổi sinh hoạt đã tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi Đảng viên bày 
tỏ chính kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình.
 - Mỗi Đảng viên đã phát huy được vai trò của đảng viên trong từng hoạt 
động, luôn gương mẫu trong mọi hoạt động để mọi người noi theo.
 - Trong mỗi buổi sinh hoạt chi bộ, đồng chí bí thư đã đánh giá những việc đã 
và chưa làm được của chi bộ để Đảng viên phát huy và cần khắc phục. Đồng thời 
chỉ ra nhiệm vụ của chi bộ trong tháng tới cần tập trung vào những vấn đề trọng 
tâm, cụ thể, bức xúc trước mắt và phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi Đảng viên. 
Kịp thời biểu dương những Đảng viên gương mẫu có thành tích xuất sắc, chỉ ra 
những thiếu sót để Đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Qua mỗi buổi sinh hoạt tư 
tưởng chính trị của mỗi Đảng viên được nâng lên. Cụ thể:
 100% Đảng viên có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng.
 100% Đảng viên chấp hành tốt mọi chủ truơng, đường lối của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước.
 100% Đảng viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, lành 
mạnh.
 Đảng viên trong chi bộ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đa số giáo 
viên là đảng viên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên 
môn. Cụ thể:
 Trình độ: 
 Đại học: 1/14 đồng chí = 7,1%
 Cao đẳng: 12/14 đồng chí = 85 %
 Trung cấp: 1/14 đồng chí = 7,1 %
 11 PHẦN KẾT LUẬN
 I. Những bài học kinh nghiệm:
 Từ những biện pháp, giải pháp và kết quả đạt được trong năm qua, là một bí 
thư chi bộ tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao chát lượng sinh 
hoạt chi bộ như sau:
 1. Đội ngũ cấp ủy, đặc biệt là Bí thư chi bộ phải thường xuyên được quan tâm 
bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác Đảng, cách thức điều hành sinh hoạt chi bộ.
 2. Bí thư chi bộ cùng cấp ủy phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành 
động bám sát vào chương trình, kế hoạch của cấp trên và sát với tình hình thực tế 
của chi bộ, đề ra biện pháp cụ thể, thiết thực và triển khai kịp thời.
 3. Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ, đội ngũ Đảng viên và các đoàn 
thể khác, quan tâm công tác phát triển Đảng.
 4. Bí thư chi bộ phải có phong cách làm việc năng động sáng tạo, quyết 
đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Biết chỉ đạo điểm, đúc rút kinh 
nghiệm và phổ biến kinh nghiệm kịp thời.
 5. Thực hiện nghiêm túc sinh hoạt chi bộ định kỳ và tổ chức sinh hoạt một 
cách nghiêm túc, có chất lượng có như vậy thì mới làm cho Đảng viên trong chi bộ 
nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sinh hoạt chi bộ.
 6. Việc tổ chức quán triệt học tập các chủ trương, đường lối của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước phải được triển khai một cách nghiêm túc, đảm bảo 
cơ bản đi vào cuộc sống, bên cạnh đó còn nâng cao tư tưởng chính trị cho cán bộ, 
Đảng viên.
 7. Cấp ủy cần đổi mới nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, hình thức 
sinh hoạt đa dạng, không làm cho Đảng viên cảm thấy sinh hoạt chi bộ là bắt buộc, 
gò bó...
 8. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ để thực sự phát huy được sức 
mạnh của đảng viên và quần chúng. Thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_s.doc