Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý bán trú trong trường Mầm non

doc 20 trang skquanly 05/06/2024 2640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý bán trú trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý bán trú trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý bán trú trong trường Mầm non
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 1 Lý do chọn đề tài 2
 2 Giải quyết vấn đề 3
 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 3
 2.2 Thực trạng của vấn đề 4
2.2.1 Thuận lợi 4
2.2.2 Khó khăn 5
 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Hợp đồng mua, bán thực phẩm sạch 6
2.3.2 Yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm 8
2.3.3 Sử dụng thành thạo phần mềm NutriAll 9
2.3.4 Thiết lập hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ 9
2.3.5 Thực hiện công tác kiểm tra chế độ ăn của trẻ 10
2.3.6 Xây dựng quy chế hoạt động trong nhà trường 13
2.3.7 Động viên nhân viên cấp dưỡng tham gia học nâng cao trình 14
 độ chuyên môn.
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến 15
 3 Kết luận 17
 3.1 Ý nghĩa 17
 3.2 Bài học kinh nghiệm 18
 3.3 Những ý kiến đề xuất 18
 4 Tài liệu tham khảo 20
 1 ngủ, khi ngồi tô, vẽ, cầm thìa để xúc ăn. Do vậy giáo viên mầm non phải am 
hiểu sâu sắc về trẻ, có kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, có thái độ 
vui vẻ, nhẹ nhàng, hết lòng yêu thương lo lắng và tôn trọng trẻ, phải thực sự là 
người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Nhận thấy đây là một công việc chăm lo an toàn, 
chăm sóc vệ sinh, bữa ăn giấc ngủ cho học sinh. Đây là một công việc hết sức 
quen thuộc gần gũi hằng ngày nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp lớn đến sự phát 
triển của trẻ. Tuy nhiên từ những công việc hết sức gần gũi này nếu chúng ta 
không để ý, không đặt cái tâm của mình vào dù là chi tiết rất nhỏ thì bữa ăn của 
trẻ không đảm bảo vệ sinh, không đảm bảo chất dinh dưỡng, sự cân đối các chất 
cần thiết trong bữa ăn ở trường. Trẻ không được an toàn, ngủ không sâu, không 
đủ giấc liệu có phát triển thể chất bình thường không? kéo theo đó là sự phát 
triển các khả năng về trí tuệ sẽ ra sao?
 Ngoài ra không kém phần quan trọng nữa chính là đạo đức nghề nghiệp, các 
cô cấp dưỡng, cô bảo mẫu có thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tốt đến mấy mà 
không động viên nhắc nhở trẻ ăn hết suất, hết khẩu phần lại cắt xén khẩu phần ăn 
của trẻ, thì làm sao các cháu được đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Để làm được 
điều này tôi luôn băn khoăn, trăn trở học hỏi kinh nghiệm chị em, bạn bè đồng 
nghiệp tìm nhiều biện pháp để tổ chức, quản lý tốt công tác bán trú cho trẻ. Do 
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản 
lý bán trú trong trường Mầm non” để nghiên cứu.
 2. Giải quyết vấn đề
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự 
nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho 
chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục có đủ 
điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên. Trong đó đội ngũ cán bộ, giáo viên 
 3 thực phẩm: 7h45’hàng ngày. Xây dựng thực đơn theo tuần chẵn lẻ, tận dụng thực 
phẩm sẵn có ở địa phương để dảm bảm trẻ có thực đơn ăn đa dạng, hấp dẫn.
 - Đội ngũ đoàn kết từ Ban giám hiệu, giáo viên đồng lòng, đồng sức. Thực 
hiện tốt nhiệm vụ năm học. Không chấp nhận bệnh thành tích trong nhà trường, 
không ngại khó, ngại khổ; giàu lòng thương yêu các cháu. Thực hiện nghiêm túc 
nội quy bếp ăn.
 - Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng khang trang, công trình vệ sinh 
nguồn nước sạch đảm bảo cho trẻ sử dụng. Đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ 
được trang bị đầy đủ. Nhà bếp được xây dựng theo quy trình một chiều.
 - Có kế toán theo dõi thu, chi tiền ăn của trẻ theo đúng nguyên tắc tài 
chính hiện hành. Nhà trường đã đầu tư phần mềm Nutriall để tính khẩu phần ăn 
hợp lý của trẻ.
 - Nhân viên cấp dưỡng được tập huấn về nghiệp vụ nấu ăn và vệ sinh dinh 
dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm; được khám sức khỏe định kì hàng năm.
 - Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, 
hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ để 
đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
 * Khó khăn:
 - Bữa ăn của trẻ được quản lý thu không quá 20.000 đồng/ ngày và ăn vào 
2 bữa chính, phụ nên việc cân đối thực phẩm và thay đổi món ăn đa dạng thực 
phẩm gặp nhiều khó khăn.
 - Giá cả thực phẩm không ổn định, một số thực phẩm giá tăng cao gây khó 
khăn trong việc nâng cao chất lượng quản lý bán trú.
 - Đội ngũ nhân viên cấp dưỡng còn một số đồng chí chưa có bằng nấu ăn.
 - Nhà trường có 2 cơ sở cách xa nhau nên việc quản lý gặp nhiều khó 
khăn. Một số phòng lớp học tại cơ sở 1 sử dụng ăn ngủ chung cùng phòng nên 
việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục cũng khó khăn.
 5 đồng nêu rõ yêu cầu về chất lượng vệ sinh thực phẩm, giá cả, thời gian giao nhận 
và điều khoản thi hành.
 - Chất lượng thực phẩm: đối với thịt lợn, thịt gà để bán cho nhà trường 
phải khỏe mạnh, không mắc bệnh và phải được kiểm dịch của cơ quan thú y. Sau 
khi giết mổ xong bảo quản thịt sạch sẽ, không cho ruồi, nhặng và các vi khuẩn 
bám vào. Nhà trường không nhập thịt gà, thịt lợn bị ốm.
 - Đối với trứng: Vịt, gà nuôi đẻ trứng bán cho nhà trường, không ăn các 
chất kích thích. Trứng đem bán cho nhà trường phải tươi (mới đẻ), không nhập 
trứng đẻ lâu ngày. Nếu có dịch phải báo ngay để ngừng cung cấp.
 - Đối với gạo: Gạo đem bán cho nhà trường phải sạch và ngon, không ẩm 
mốc, không để chuột gián và các loại côn trùng khác bám vào.
 - Đối với rau, củ, quả. Cơ sở trồng rau phải là rau sạch, không được tưới 
phân tươi, không phun thuốc kích thích. Rau củ đem bán cho nhà trường phải 
nguyên vẹn, tươi màu, không dập nát, không úa màu.
 - Số lượng đáp ứng theo nhu cầu của nhà trường.
 - Giá cả phù hợp với thị trường.
 - Thời gian giao nhận thực phẩm vào các buổi sáng hàng ngày.
 - Địa điểm: Tại bếp ăn của nhà trường.
 - Trách nhiệm của hai bên:
 + Đối với người bán: Nếu không thực hiện đúng cam kết, để xảy ra ngộ 
độc thức ăn là nguyên nhân do thực phẩm đó gây ra thì người bán phải chịu hoàn 
toàn kinh phí thiệt hại. Sau khi đem nhập thực phẩm cho trường, cần ghi đầy đủ 
các thông tin: số lượng, giá cả thành tiền và kí ngay vào sổ theo dõi hàng ngày.
 + Đối với người mua: Thực hiện mua thực phẩm tại cơ sở đã hợp đồng, 
không được tự ý đi mua những nơi không hợp đồng. Thanh toán tiền đầy đủ và 
kịp thời. Sau khi nhận thực phẩm cho trường cần ghi đầy đủ các thông tin: Số 
lượng, giá cả, thành tiền và ký ngay vào sổ theo dõi hàng ngày.
 7 Chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng ngon phù hợp với trẻ, đảm 
bảo an toàn. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay giúp nhân 
viên cấp dưỡng thực hiện nề nếp, chất lượng trong món ăn của trẻ.
 2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng thành thạo phần mềm dinh dưỡng 
Nutriall.
 Phó hiệu trưởng phụ trách công tác bán trú sử dụng thành thạo phần mềm 
dinh dưỡng NutriAll. Khai thác có hiệu quả các chức năng của phần mềm như: 
 - Phiếu tiếp phẩm
 - Tính khẩu phần ăn
 - Sổ dưỡng chất
 - Sổ hạch toán tiền ăn
 - Phiếu kiểm thực
 Từ đó hằng ngày có thể thiết lập dưỡng chất để đảm bảo dinh dưỡng hợp 
lý, đảm bảo cân đối và phù hợp với trẻ. Xem báo cáo tuần về dinh dưỡng. In sổ 
hạch toán tiền ăn để gọi thực phẩm được thuận lợi. 
 2.3.4. Biện pháp 4: Thiết lập hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ
 - Đối với các lớp: Ngoài các loại hồ sơ theo quy định, mỗi lớp có một sổ 
theo dõi trẻ ăn hàng ngày. Khi đón trẻ giáo viên theo dõi chấm ăn đầy đủ, chính 
xác. Sau khi báo ăn, ký ngay vào sổ báo ăn của nhà trường và chịu trách nhiệm 
về số lượng báo ăn trong ngày của trẻ tại lớp đó.
 - Đối với phó hiệu trưởng phụ trách cần có đầy đủ các loại hồ sơ sau:
 + Sổ báo ăn
 + Sổ giao nhận thực phẩm (Gạo, trứng, thịt, rau, củ)
 + Phiếu giao nhận thực phẩm
 + Bảng tính khẩu phần ăn
 + Sổ hạch toán tiền ăn
 + Sổ kiểm thực
 9 giỗ, hoặc có người thân đi công tác xa lâu ngày về Ban giám hiệu nhà trường 
xem xét kết luận chính xác.
 Kiểm tra chất lượng bữa ăn và thực tế tổ chức ăn cho trẻ.
 - Kiểm tra đối với nhân viên theo dõi giám sát bếp ăn.
 - Kiểm tra thực phẩm của nhà cung cấp. Nội dung kiểm tra:
 + Về số lượng, giá cả, chất lượng thực phẩm.
 Số lượng: Nhà trường - Ban thanh tra Nhân dân căn cứ vào sổ giao nhận 
thực phẩm hàng ngày của người theo dõi và người hợp đồng bán thực phẩm để 
kiểm tra.
 Thực hiện cân đong theo quy định, đảm bảo chính xác, trung thực.
 Chất lượng thực phẩm: Đối với thực phẩm đã được hợp đồng, kiểm tra 
thực tế thực phẩm đã nhận, đối chứng với hồ sơ sổ sách. Phân công nhân viên 
cấp dưỡng thường xuyên theo dõi kiểm tra phát hiện thực phẩm nếu không đảm 
bảo an toàn vệ sinh thì trả ngay cho người bán; tuyệt đối không nhận và chế biến 
cho trẻ
 11 + Kiểm tra việc tổ chức cho trẻ ăn tại các lớp: Giáo viên phải chuẩn bị đầy 
đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trẻ. Tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, 
tạo tâm lý vui tươi giúp trẻ ăn hết khẩu phần, động viên những cháu ăn chậm, ăn 
yếu, nhắc nhở trẻ ăn uống gọn gàng. Đồng thời hình thành và rèn luyện một số 
hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ. Trẻ biết làm một số công việc tự phục 
vụ như: bê cơm, lấy thìa, kê bàn ghế, sắp xếp đồ dùng vào nơi quy định..
 - Nhà trường kết hợp với Hội phụ huynh học sinh tổ chức đi kiểm tra đột 
xuất và kiểm tra định kỳ việc mua bán giao nhận thực phẩm của nhà bếp. Việc tổ 
chức hoạt động vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ của các lớp...
 2.3.6. Biện pháp 6: Xây dựng quy chế hoạt động trong nhà trường
 - Đối với Ban giám hiệu: Chúng tôi phân công, chỉ đạo cụ thể:
 + Đồng chí hiệu trưởng: phụ trách chung.
 + Đồng chí Phó hiệu trưởng 1: Phụ trách chuyên môn khối 3 tuổi và phụ 
trách công tác phổ cập, bán trú trong nhà trưởng.
 + Đồng chí phó hiệu trưởng 2: Phụ trách chuyên môn khối 4 + 5 tuổi và 
công tác kiểm định chất lượng.
 - Mỗi buổi sáng nhập thực phẩm có 01 đồng chí hiệu phó, 01 đồng chí kế 
toán, 01 đồng chí giáo viên và 01 nhân viên nhà bếp.
 - Đối với nhân viên nhà bếp: Hàng ngày phải nhận thực phẩm đúng số tiền 
trẻ ăn trong ngày, chế biến đảm bảo vệ sinh, lưu mẫu thức ăn đầy đủ.
 - Đồng chí phó hiệu trưởng: 8h30 hàng ngày phải xuất trình đầy đủ các 
loại hồ sơ liên quan như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ báo ăn, bảng tính khẩu 
phần ăn, bảng hạch toán tiền ăn, sổ kiểm thực 
 - Đối với giáo viên trên các nhóm lớp: Thực hiện báo ăn đúng giờ, đầy đủ 
số lượng. Nếu có lý do mà trẻ không ăn trưa tại trường thì phải thông báo cho 
 13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 
 - Qua một năm nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất 
lượng quản lý bán trú trong Trường Mầm non”. Tôi nhận thấy đề tài này 
được nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi Trường Mầm non Ngô Quyền và đã 
đạt được những kết quả rất khả quan và được đồng nghiệp ứng dụng vào thực tế 
với những kết quả đã có. Tôi tin rằng đề tài có những triển vọng phát triển tốt 
trong thời gian tới và sẽ được áp dụng trong các Trường Mầm non trong Thành 
Phố Bắc Giang và các đơn vị bạn.
 - Qua một năm áp dụng đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
quản lý bán trú trong trường Mầm non” kết quả đem lại như sau:
 * Đối với nhà trường:
 - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ đều có ý thức trách nhiệm 
cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng thành phố kiểm tra và công 
nhận đạt bếp đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dụng cụ chia ăn, bát, 
thìa, cốc được kiểm định đạt yêu cầu theo đúng quy định.
 - Nhân viên nhà bếp được nhà trường hướng dẫn đầy đủ kiến thức về vệ 
sinh an toàn thực phẩm.
 - Giáo viên áp dụng lồng ghép kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm vào 
trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, 
vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua hoạt động trên lớp, mọi lúc mọi nơi. Trong 
năm học không có giáo viên nào vi phạm về báo ăn.
 * Đối với trẻ:
 - Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ, da dẻ hồng hào, tỷ lệ trẻ suy 
dinh dưỡng về cân nặng, chiều cao so với đầu năm học giảm một cách rõ rệt. Cụ 
thể như sau:
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_q.doc