Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học
Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. Mục lục I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài.. trang 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.. trang 3 3. Đối tượng nghiên cứu....trang 4 4. Giới hạn của đề tài.trang 4 5. Phương pháp nghiên cứu....trang 4 II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận...trang 5 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...trang 5 .3. Nội dung và hình thức của giải pháp...trang 7 a. Mục tiêu của giải pháp...trang 7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...trang 7 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.trang 14 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu...trang 15 III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận.....trang 18 III.2. Kiến nghị....trang 19 Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. gần gũi nắm bắt được tâm tư tình cảm, ưu điểm, hạn chế của các thành viên có như vậy mới khơi dậy, khác thác những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu của nữ công nhân viên chức lao động trong đơn vị mình. Đồng thời phải thường xuyên đổi mới hình thức hoạt động, nội dung phong phú có như vậy mới thu hút được đông đảo nữ công nhân viên chức lao động tham gia các hoạt động chuyên môn cũng như phong trào. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều cơ quan đơn vị còn xem nhẹ hoạt động của tổ chức công đoàn nói chung và hoạt động của ban nữ công nói riêng. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Công đoàn và nhà trường. Một số ít đoàn viên còn xem nhẹ vai trò của tổ chức công đoàn, chưa thấy được công đoàn chính là tổ ấm thứ hai của mình. Nhiều công đoàn cơ sở còn hoạt động mang tính chất hình thức chưa thật sự phát huy hết vai trò của tổ chức mình là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động của nhà trường. Trong 7 năm tham gia trong ban chấp hành công đoàn, phụ trách ban nữ công bản thân nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lí đoàn viên, phương thức hoạt động, tìm tòi và vận dụng một số biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của công đoàn cơ sở nói chung và ban nữ công nói riêng. Trong quá trình thực hiện bản thân luôn học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng, lắng nghe ý kiến đóng góp từ chính đoàn viên công đoàn của mình để có đạt được những hiệu quả nhất định. Vì vậy này tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đã học hỏi và áp dụng trong quá trình hoạt động qua sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ban nữ công công đoàn cơ sở trường học” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của ban nữ công lựa chọn, thiết kế các biện pháp, hoạt động phù hợp nhằm thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả nữ công nhân viên chức lao động, đoàn viên công đoàn. Đoàn viên công đoàn, đặc biệt nữ công nhân viên chức lao động xem tổ chức công đoàn như mái ấm thứ hai của mình. Họ đặt niềm tin vào tổ chức công đoàn nói chung và ban nữ công nói riêng để sẻ chia tâm tư tình cảm, khó khăn khi cần và cũng sẵn sàng đóng góp xây tổ chức mình ngày một vững mạnh hơn. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng ra thế giới, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị không ngừng chống phá. Nếu không tập trung xây dựng được tổ chức công đoàn vững mạnh, để công đoàn phát huy tốt vai trò của mình thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của Đảng, tiềm ẩn nguy cơ xói mòn, trực diện vào cơ sở xã hội quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị. Như vậy ta thấy tổ chức Công đoàn có một vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và giữ vững nền đọc lập của tổ quốc. Cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong các trường học thì hoạt động dạy và học là hoạt động chủ đạo, đội ngũ giáo viên, công nhân viên lao động là những chủ thể chính cuả các hoạt động đó. Họ chính là những người tham gia các phong trào thi đua, công hiến công sức cho hiệu quả của ngành giáo dục. Trong trường tiểu học với đa số giáo viên, công nhân viên chức lao động là nữ thì vai trò hoạt động của ban nữ công càng cần sâu sắc và hiệu quả hơn. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BCH Công đoàn ban nữ công cần xây dựng kế hoạch hoạt động có hiệu quả, chú trọng phát động tốt các phong trào thi đua Hai tốt, phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo, đặc biệt là phong trào “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Người phụ trách công tác nữ công phải là người nhận thức rõ được vai trò của công tác nữ công, là người được đông đảo chị em tín nhiệm, là người biết lắng nghe và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của các chị em. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. Trước những trăn trở nêu trên Ban chấp hành công đoàn đã mạnh dạn đổi mới trong công tác quản lí Đoàn viên Công đoàn, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, áp dụng một số biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công đoàn. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a) Mục tiêu của giải pháp Nữ công nhân viên chức lao động là một bộ phận quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đối tượng vận động của tổ chức Công Đoàn đồng thời là Hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, là nòng cốt trong phong trào phụ nữ cả nước. Đối với các Công đoàn cơ sở trường học đặc biệt là ở Tiểu học Lê Lợi có gần 90% đoàn viên Công đoàn là nữ. Họ tham gia đóng góp trong tất cả các mặt từ chính quyền đến các tổ chức đoàn thể. Ban giam hiệu nhà tường gồm 3 đồng chí trong đó có 2 nữ là Cô Phạm Thị Thúy( Hiệu trưởng) và cô Nguyễn Thị Hà ( phó hiệu trưởng), 3 đồng chí trong Ban chấp hành Công đoàn cũng là nữ, bí thư đoàn TNCS HCM, phụ trách Đội TNTP HCM cũng là nữ. Vì vậy để thu hút chị em tích cực tham gia các hoạt động của đơn vị, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, đồng thời tạo điều kiện để các chị em làm tốt thiên chức của người phụ nữ trong gia đình – Ban chấp hành Công đoàn, ban nữ công đã phối hợp cùng nhà trường triển khai tốt nội dung các cuộc vận động, đa dạng hóa các hình thức hoạt động, nhằm mục tiêu xây dựng người phụ nữ có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu. Để làm được điều đó cần phát huy tối đa vai trò của Ban nữ công, tổ nữ công. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. • Cần quan tâm đến việc chọn cán bộ nữ công. Cán bộ nữ công phải là người có tinh thần trách nhiệm, chịu thương chịu khó, nhiệt tình, có tâm huyết với công tác được giao, là trung tâm đoàn kết và luôn lắng nghe ý kiến tâm tư chính đáng từ chị em; những nhu cầu cần thiết của chị em. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. Các chị em là lãnh đạo chủ chốt tham gia sinh hoạt nữ công một cách đều đặn, nghiêm túc có tác dụng to lớn đối với các chị em khác và với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt nữ công. Nó là những tấm gương sống để chị em trong đơn vị noi theo, học tập theo. • Xây dựng quy chế hoạt động cụ thể, lập chương trình hoạt động Ban nữ công đoàn cơ sở phải nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình công tác nữ của đơn vị trên cơ sở thực hiện nghị quyết của BCH Công đoàn cấp trên hướng dẫn. Kế hoạch tổ chức hoạt động nữ công trong nhà trường phải đi vào chiều sâu mang tính thiết thực nhằm phục vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong quá trình giảng dạy. Ban nữ công xây dựng kế hoạch hoạt động theo năm, quý, tháng và các kế hoạch chuyên đề. Kế hoạch xây dựng cần cụ thể bám sát nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ của từng thời điểm, phân công nhiêm vụ rõ ràng có sự ghi chép, theo dõi hiệu quả để đưa ra sự điều chỉnh cho phù hợp ở những lần sau. Kế hoạch cần nhấn mạnh ý thức của nữ công nhân viên chức lao động trong việc nghiêm túc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy của nhà trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa ban nữ công với Công đoàn và các tổ chức khác. Nâng cao ý thức phấn đấu vươn lên, ý thức tự học, tự rèn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức tác phong sư phạm trở thành một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Kế hoạch cũng cần đưa ra những biện pháp khuyến khích chị em thi đua sôi nổi trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tham gia các phong trào, các hội thi của ngành, của nhà trường, của Công đoàn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch ngoài việc dựa vào kế hoạch của Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên thì Ban nữ công cũng cần lắng nghe những đóng góp, bổ sung của chị em trong đơn vị có như vậy mới phát huy được sức mạnh của tập thể. Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công Công đoàn cơ sở trường học. tinh thần đoàn kết, gắn bó. Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam truyền thống tương thân, tương ái. Tăng cường vận động các cơ quan, tổ chức, các mạnh thường quân hỗ trợ thêm trong các đợt hội thao, hội thi để giảm chi phí gánh nặng cho công đoàn. • Xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ nữ công. Tổ nữ công xây dựng không được mang tính hình thức mà phải là trợ thủ đắc lực cho hoạt động của Ban nữ công. Người làm tổ trưởng tổ nữ ông cũng phải là người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm cao. Phải là người nhạy bén và năng động, là người đóng vai trò chủ đạo trong việc triển khai và giám sát các hoạt động phong trào của Ban nữ công đến tất cả các nữ công nhân viên chức lao động. Việc thành lập mạng lưới tổ nữ công cũng phải xem xét kĩ lưỡng. Sắp xếp các thành viên trong tổ sao cho hợp lí để họ có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Có thể theo tổ chuyên môn để dễ hoạt động. Trưởng ban nữ công phải làm tốt công tác triển khai các kế hoạch, các nội dung tuyên truyền tới các tổ trưởng tổ nữ công. Họ chính là những trợ thủ đắc lực là cánh tay nối dài giúp các kế hoạch nội dung tuyên truyền đến được từng tay nữ công nhân viên chức lao động. Họ cũng chính là những người thúc đẩy phong trào thi đua của Công đoàn, của nhà trường đi lên. Mọi người thường ví tổ trưởng tổ nữ công là người “ Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” họ làm việc không có chế độ chính sách nào, cũng không được cắt giảm tiết mà họ hoạt động hoàn toàn bằng tinh thần trách nhiệm. Họ là những người sát sao với các phong trào thi đua, với các hoạt động của chị em. Vì vậy không thể tránh khỏi sự thiếu sót và dễ bị có những lời nói sau lưng. Cho nên Ban nữ công cần phải xây dựng được mối đoàn kết nội bộ, phát huy được tinh thần dân chủ, thắng thắn góp ý thẳng giữa cuộc họp trên tinh thần xây dựng tổ chức ngày một tốt hơn. Trưởng Ban nữ công cũng phải Giáo viên: Nguyễn Thị Liên Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc