Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3-4 tuổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VỆ SINH VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Như chúng ta đã biết trẻ em ngay từ lúc sinh ra chịu tác động rất lớn của môi trường xung quanh, môi trường có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để vệ sinh môi trường sạch sẽ và mang lại cho trẻ một cuộc sống vui khỏe, thoải mái là vấn đề cần quan tâm. Làm thế nào để trẻ được sống trong môi trường an toàn, không bị ô nhiễm. Để làm được điều đó thì chúng ta phải xây dựng cho trẻ ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường từ những việc làm rất nhỏ nhặt nhất. Việc nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cần thiết, nó góp phần quan trọng vào mục tiêu chung của giáo dục. Thông qua các hoạt động giáo dục, nhất là thông qua các hoạt động vệ sinh và bảo vệ môi trường chúng ta đã giúp trẻ hình thành những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân và của con người nói chung. Từ đó trẻ có kỹ năng, thói quen, hành vi ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, biết sống hòa nhập với môi trường đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách, tích lũy thêm những kỹ năng, kinh nghiệm sống làm nền tảng cho sự nghiệp giáo dục sau này. Qua đó trẻ học được những cái hay, cái đẹp, biết yêu lối sống lành mạnh, ghét những thói hư tật xấu, biết yêu quý và trân trọng những giá trị của cuộc sống và môi trường. Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều rất quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục trẻ ngay từ cấp học mầm non ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường. Điều này vô cùng quan trọng vì khi trẻ có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó hình thành thêm nhân cách cho trẻ ngày càng tốt hơn. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi đó là điều luôn làm tôi băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp, cách làm giúp trẻ tự ý thức vệ sinh và biết bảo vệ môi trường sống của mình một cách lành mạnh, đảm bảo cho trẻ một sức khỏe tốt để trẻ phát triển một cách toàn diện. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi ”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp : Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi ”.tại trường mầm non nơi tôi đang công tác. * Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Như chúng ta đã biết thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường: Sự biến đổi về khí hậu, các thiên tai thường xuyên xảy ra như lũ lụt, hạn hán, động đất.Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm nghiêm trọng, sự bùng nổ dân số, phát triển đô thị, các khu công cùng tham gia. cấp phát tài liệu, tạo điều kiện động viên cho giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ dạy học. Sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh. Sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục & Đào tạo đặc biệt là cấp học Mầm non. Bản thân đã công tác nhiều năm trong nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, luôn học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm, 2.1.2. Khó khăn Bên cạnh đó cũng có những hạn chế đó là: Một số trẻ kỷ năng còn yếu, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt động. - Nhận thức của một số bậc phụ huynh về hoạt động vệ sinh và kỷ năng của trẻ và ý thức bảo vệ môi trường ở trẻ mới hình thành chưa cao. - Cơ sở vật chất để cung cấp cho việc vệ sinh và bảo vệ môi trường còn hạn chế: Thiếu thùng rác có nắp đậy, góc thiên nhiên chưa phong phú, các dụng cụ để bảo vệ môi trường còn hạn chế. - Một số giáo viên cò hạn chế về kiến thức giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường. - Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh và bảo vệ môi trường, chưa phối hợp với cô giáo để thực hiện việc bảo vệ môi trường cho con em mình một cách khoa học. Bản thân tôi là một giáo viên dạy trong trường, tôi xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với chị em phấn đấu để trường đạt được kết quả trên, mà quan trọng là việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Để làm được điều đó tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non”. Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt mức độ, khả năng của trẻ khi tham gia vào hoạt động giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường kết quả như sau: 2.1.3.Điều tra thực tiễn. Với số lượng 32 cháu, Nhưng hơn một nữa chưa qua nhóm trẻ. 99% con em thuộc gia đình nông nghiệp. Một vấn đề rất được quan tâm nữa đó là có 1 trẻ khuyết tật toàn diện Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp tôi phụ trách tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, có nhiều cháu sinh cuối năm, mà trẻ 3 - 4 tuổi nữa nên trẻ chưa hình thành ý thức tự phục vụ, trình độ nhận thức về việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường của các cháu không đồng đều. Nhiều trẻ còn rất chậm, chưa tự tin, mạnh dạn để tham gia vào công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường.Vào đầu năm học tôi đã khảo sát các tiêu chí về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ: Nội dung Số cháu Đầu năm Trẻ thường xuyên biết vệ sinh và bảo vệ môi trường 10/32 31% Trẻ biết vệ sinh đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp 12/32 37% Trẻ biết vệ sinh trong ăn uống 13/32 40% Trẻ có một số biểu hiện và có ý thức vệ sinh và bảo 15/32 47% vệ môi trường: Trẻ biết tập trung, chú ý, nỗ lực, xử lý các tình huống 9/32 43% trong việc bảo vệ môi trường Với ý nghĩa và tầm quan trọng, những thuận lợi, khó khăn, kết quả trên, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, và tìm được một số giải pháp sau: 2.2. Các giải pháp: đúng nơi quy định. Đối với trẻ khuyết tật tôi hướng dẫn kỹ càng hơn và có thể dùng khẩu hình tay chân để giúp trẻ hiểu. Các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động học tôi giáo dục trẻ thu dọn đồ dùng cất vào các góc đúng nơi quy định. Sau khi kế hoạch của lớp tôi được nhà trường thông qua thì tôi triển khai một cách cụ thể. Trước khi lập kế hoạch tôi đã xác định cơ sở để lập kế hoạch dựa trên cơ sở phân tích khă năng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường hiện tại của lớp và mức độ thể hiện qua những việc làm của trẻ theo các tiêu chí: Trẻ hứng thú đến nhiệm vụ vệ sinh và bảo vệ môi trường Kĩ năng vận dụng vốn kinh nghiệm đã biết vào tình huống mới Kĩ năng nghe và hiểu người khác. Trẻ có tính độc lập, chủ động, có sáng kiến trong việc tìm kiếm các phương thức nhằm giải quyết nhiệm vụ mà mục tiêu đã đề ra. Cô và trẻ cùng tham gia vào việc hoạch định kế hoạch vệ sinh và bảo vệ môi trường Tôi đã lập kế hoạch cho lớp mình một cách cụ thể: Đầu tiên tôi xác định mục tiêu. Lựa chọn nội dung, hình thức vệ sinh, bảo vệ môi trường. Sắp xếp một cách có hệ thống, nâng dần mức độ đối với trẻ. Lựa chọn hình thức phù hợp với khả năng của trẻ. Lựa chọn các biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Dự tính những phương tiện cần thiết. Tôi đã lập kế hoạch cho trẻ nhằm phát triển khả năng nhận thức, phát huy được tính tích cực của trẻ thông qua việc nâng cao giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Để đảm bảo tính khả thi kế hoạch tổ chức của lớp thì tôi đã lập kế hoạch chơi một cách cụ thể, rõ ràng, thuận tiện cho thực hiện và theo tuần tự thời gian, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (không gian, đồ dùng, thời gian.), hướng tới mục tiêu cao hơn, đảm bảo cho trẻ có thói quen vệ sinh và bảo vệ môi trường. 2.2.3.. Sử dụng các phương pháp: *Sử dụng phương pháp thực hành, trải nghiệm: Phương pháp thực hành trải nghiệm gồm trò chơi, sử dụng tình huống có vấn đề, thí nghiệm, thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi. Trò chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, thông qua trò chơi trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi trẻ tham gia vào trò chơi trẻ có hiểu biết sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng xung quanh, từ đó yêu quý và có ý thức giữ gìn , bảo vệ chúng. Tùy nội dung của từng hoạt động, tôi lựa chọn nội dung và tổ chức những trò chơi phù hợp để góp phần giáo dục trẻ vệ sinh và bảo vệ môi trường Ví dụ: Trong lĩnh vực con người với thiên nhiên, tôi tổ chức cho trẻ chơi lô tô: Chọn đồ dùng để tránh mưa, tránh nắng, trò chơi vận động “Trời nắng, trời mưa” Tôi đã sử dụng các tình huống cụ thể có liên quan tơi môi trường nhằm kích thích trẻ tìm tòi , suy nghĩ, tạo cơ hội để trẻ sử dụng những kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của trẻ. Đối với trẻ khuyết tật tôi cho trẻ trải nghiệm nhiều lần hơn. nắp, gọn gàng, biết giữ gìn đồ chơiTôi khen trẻ ngay lúc đó, đồng thời cuối buổi chơi Tôi tuyên dương trẻ trước lớp để các bạn khác học tập theo bạn. Ví dụ: Khi giờ hoạt động góc sắp kết thúc, một số đồ chơi còn rơi vãi trên sàn nhà. Tôi thấy cháu khuyết tật đi nhặt những đồ chơi đó để vào các góc chơi đúng quy định. Tôi tuyên dương trẻ: Cô thấy bạn A tuy tàn tật nhưng cũng biết giúp đỡ cô và các bạn cất dọn các đồ dùng. Các con hay học tập bạn để lớp học của mình luôn sạch đẹp nhé. * Sử dụng phương pháp nêu gương, đánh giá: Tôi sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ trước mỗi hành vi tốt (hoặc chưa tốt) của trẻ đối với môi trường xung quanh. Tôi không khen hoặc chê trẻ quá mức, Tôi không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Nếu trẻ có hành vi đúng Tôi kịp thời khen ngơi, động viên. Ngược lại nếu trẻ có hành vi không đúng tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ. Ví dụ: Khi Tôi thấy trẻ vứt vỏ bánh trên sàn nhà, Tôi nhẹ nhàng nói với trẻ: “con làm như vậy sẽ làm cho lớp học bẩn đi” và trẻ sẽ nhẹ nhàng đi nhặt vỏ bánh bỏ vào thùng rác 2.2.4.. Lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường vào các hoạt động của trẻ: Trẻ mầm non rất hứng thú khi được làm quen với môi trường xung quanh. Giáo viên cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh thông qua các hoạt động như hoạt động vui chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động dạo chơi tham quan. * Như chúng ta đã biết hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động vui chơi có vai trò quan trọng đối trong việc nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Hoạt động vui chơi của trẻ có thể tiến hành ngoài trời hoặc trong lớp học. Thông qua các hoạt động chơi ở các góc: Trò chơi đóng vai theo chủ đề, ghép hình, lắp ghép, xây dựng, đóng kịch, học tập, trò chơi vận động, trò chơi dân gianKhi trẻ tham gia vào hoạt động trẻ học được nhiều kỹ năng quan trọng. Dựa vào đặc điểm chơi ở các góc, nội dung của từng chủ đề trẻ khám phá mà nội dung giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường sẽ lồng ghép trong hoạt động vui chơi của trẻ. Ví dụ: Thông qua hoạt động chơi ở góc thiên nhiên trẻ biết cảm nhận được vẽ đẹp của cây con, hoa lá, của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên để trẻ biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật của các loaị cây trong góc thiên nhiên và những cây mà trẻ biết. Cô tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm để nhận biết cây cần nước, không khí, ánh sáng để lớn lên và khỏe mạnh. Thực hành cho trẻ gieo hạt và vẽ lại quá trình phát triển của cây từ hạt, thực hành chăm sóc cây (tưới cây, nhổ cỏ, nhặt lá vàng), chăm sóc con vật nuôi(cho ăn, nói chuyện với các con vật..). Khi lồng ghép hoạt động vui chơi vào việc nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường tôi chú ý lựa chọn đồ dùng đồ chơi, học liệu phù hợp với nội dung lồng ghép, đồng thời chú ý tạo cơ hội, tận dụng các tình huống hoặc chủ động tạo ra các tình huống nhằm giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. * Hoạt động ngoài trời cũng là hình thức quan trọng để nâng cao việc giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường cho trẻ. Qua hoạt động ngoài trời trẻ có thể làm quen với các hiện tượng tự nhiên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx