Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

doc 18 trang skquanly 04/03/2025 590
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 MỤC LỤC
 Trang
Mục lục 1
I. Phần mở đầu: 2
1.Lý do chọn đề tài 2
 a. Lý do lý luận: 2
 b. Lý do thực tiễn: 3
2. Đối tượng nghiên cứu. 3
3. phạm vi nghiên cứu 3
 2. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu 4
Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề 4
1. Cơ sở lý luận. 4
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 6
 III.Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 8
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch theo hướng chỉ đạo của ban lãnh đạo 8
nhà trường:
Giải pháp 2: Hình thành cho trẻ các thói quen lễ giáo thông qua môn 9
làm quen văn học.
Giải pháp 3: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động tổ chức giáo dục 10
cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ giáo dục lễ 12
giáo.
 IV. Tính mới của giải pháp 13
 V. Hiệu quả của sáng kiến 13
III. Kết luận, kiến nghị 15
1 Kết luận. 15
2. Kiến nghị 16
Nhận xét của hội đồng khoa học 17
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 1 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
sống chênh lệch chuẩn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, làm đau lòng 
nhức nhối mỗi gia đình và xã hội như: trẻ em không vâng lời, không kính trọng 
lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, không biết kính trên nhường 
dưới, ích kỉ, nói tục, chửi bậy.
 b. Lý do thực tiễn: Trường mầm non Hoa Pơ Lang nằm trong địa bàn xã 
Dur kmăl - Huyện Krông Ana- Tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng sâu vùng xa là xã đặc 
biệt khó khăn của tỉnh. Đa số phụ huynh là người đồng bào ê dê, tày, nùng, nên 
việc giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa được nhiều bậc phụ huynh để ý do bận rộn với 
công việc làm ăn cho gia đình mà quên đi trách nhiệm giáo dục lễ giáo cho trẻ 
nhỏ, phó mặc cho nhà trường nên việc giáo dục lễ giáo cho trẻ còn gặp nhiều 
khó khăn.
 Bản thân là một giáo viên mầm non và năm học 2018 - 2019 này tôi đã được 
nhà trường phân công giảng dạy tại lớp chồi 1 phân hiệu Buôn Dur I, nơi đây là 
vùng thuộc diện khó khăn tỷ lệ hộ nghèo lên tới 60%. Lớp học của tôi cũng đa 
phần là các cháu người đồng bào dân tộc thiểu số. Tôi luôn ý thức được trách 
nhiệm của mình không chỉ đến đây để dạy dỗ các em mà con phải nâng cao vai 
trò của mình hơn nữa trong việc giúp các cháu phát triển và hòa nhập tốt nhất 
với cộng đồng và đặc biệt là phát triển lễ giáo cho các cháu. 
Vậy làm thế nào để nhanh đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, 
những ngày mà trẻ không muốn rời xa cha mẹ đến với cô giáo và các bạn?
 Theo tôi nghĩ đây không phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả 
các giáo viên mầm non nói chung tôi. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã 
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 
tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang.” để nghiên cứu.
 2. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất 
lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 tại trường Mầm non Hoa Pơ 
Lang.
 3. Phạm vi nghiên cứu:
 - Nội dung nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 3 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Các hoạt động của giáo viên Mầm non phải có kế hoạch, định hướng, có 
mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn 
thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của 
cụ thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn 
để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên 
không khí cởi mở, lôi cuốn thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn 
của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu 
biết nhận định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực kiến thức đồng thời 
hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng 
và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề nâng cao chất 
lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ đạt kết quả cao.
 Về góc độ giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo đối với trẻ ở độ 
tuổi 4-5 tuổi, nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ thì sẽ không đưa lại hiệu 
quả cao hơn, tính chủ động tích cực sẽ không phát huy được khẳ năng sáng tạo 
đồng thời kết quả về mặt trí tuệ trẻ sẽ thấp, trẻ sẽ phát triển 1 cách thụ động.
 Vì vậy chỉ có đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ thì mới tạo ra được những cơ 
hội tốt cho trẻ phát huy khả năng chủ động, sáng tạo một cách triệt để. Nếu cô 
tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt 
đông hằng ngày ở mọi lúc, mọi nơithì việc nâng cao chất lượng giáo dục lễ 
giáo cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ đạt cao hơn.
 - Căn cứ thông tư số 28/2016/T-BGDĐT ngày 30/12/2016 của bộ trưởng 
bộ giáo dục và đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo 
dục mầm non ban hàng kèm theo thông tư số 17/2009/TT BGDĐT ngày 
27/7/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
 - Căn cứ thông tư 36/2011/TT-BGDĐT ban hàng chương trình bồi dưỡng 
thường xuyên giáo viên mầm non.
 - Căn cứ nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018- 2019 của trường mầm non 
Hoa Pơ Lang. Bản thân tôi xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động giáo dục lễ 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 5 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 cô giáo và các bạn
 Qua kết quả khảo sát trên cho thấy số trẻ chưa có ý thức trong lễ giáo khá 
nhiều và dẫn đến quá trình học tập của cháu thấp, đã đặt ra một câu hỏi lớn cho 
bản thân tôi là phải làm sao để thay đổi tình trạng cấp bách này và việc cho trẻ 
làm quen với lễ giáo là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ 
nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với lễ giáo là dạy cái gì? dạy như thế 
nào? Trẻ làm quen với lễ giáo với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là 
một công cụ, một phương tiện giao tiếp, cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên 
quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ tiếp cận, làm quen dần với 
việc giáo dục lễ giáo.
 * Ưu điểm:
 Được sự quan tâm lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ một số trang 
thiết bị ti vi, sách truyện
 Một số trẻ ngoan ngoãn lễ phép thích tham gia vào các hoạt động của lớp
 Lớp có 2 giáo viên trình độ đạt chuẩn
 +Về bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, tìm 
tòi, sáng tạo trong các tiết học, thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua sự 
hướng dẫn chỉ đạo của lãnh đạo qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua 
các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động theo từng chủ đề 
nhằm tăng cường chất lượng giáo dục lễ giáo của trẻ.
 * Tồn tại
 + Về học sinh do tôi phụ trách 75% số học sinh là trẻ đồng bào dân tộc 
thiểu số, một số trẻ vẫn còn nói ngọng, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn 
chưa tự tin thể hiện mình trong khi giao tiếp với các bạn và cô giáo. Vẫn còn 
một số ít trẻ quá hiếu động không tập chung chú ý. Một số trẻ do gia đình chiều 
chuộn nên tính tình còn ngang ngược so với mặt bằng chung của trẻ 4-5 tuổi.
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 7 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
viên, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh. Nhằm giúp chúng tôi nắm vững 
những yêu cầu về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Lãnh đạo đã chỉ đạo và hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm chúng tôi xây 
dựng những chuyên đề nằm trong kế hoạch. Đề ra những yêu cầu trọng tâm về 
nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho học sinh, đồng thời hướng dẫn cho 
giáo viên chúng tôi nghiên cứu thêm tài liệu về nội dung và hình thức, phương 
pháp dạy lồng ghép giáo dục lễ giáo qua các hoạt động.
 Đưa vào công tác thi đua chuyên đề giáo dục lễ giáo cho giáo viên, đánh giá 
qua các hoạt động. Ngoài ra Lãnh đạo trường chúng tôi còn phải đặt nhiệm vụ 
trọng tâm là xây dựng đội ngũ sư phạm vững mạnh có phẩm chất đạo đức, có 
năng lực trí tuệ, là tấm gương cho học sinh noi theo.
 + Tôi đã xây dựng biện pháp theo hướng chỉ đạo của lãnh đạo vào lớp học
 Ở lứa tuổi này các khái niệm đạo đức bắt đầu được hình thành và phát triển 
về đặc điểm nhân cách và tình cảm đạo đức: Đứng, dáng đi, hành vi ứng xử với 
mọi người xung quanh và với bản thân, thông qua các hoạt động học tập vui 
chơi và giao tiếp với mọi người xung quanh. Do đó giáo dục lễ giáo cần tập 
trung vào các mặt bên trong và bên ngoài của nó. Mặt bên trong là tri thức đạo 
đức, tình cảm đạo đức. Mặt bên ngoài là hành vi đạo đức. 
 Giáo viên chúng tôi cần giúp trẻ luyện tập những chuẩn mực đạo đức đơn 
giản, thông thường nhưng cần thiết đối với trẻ. Những thói quen hành vi đạo đức 
đó thông qua sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Vì vậy cần có những biện 
pháp giáo dục lễ giáo giúp trẻ lĩnh hội tốt những chuẩn mực thói quen hành vi 
đạo đức. Đây là một vai trò rất quan trọng có tác động trực tiếp đến sự hình 
thành và phát triển nhân cách, đạo đức cho trẻ.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ có nhiều biện pháp nhưng biện pháp thông qua việc 
cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học bằng những hình ảnh âm thanh sống 
động để trẻ cảm nhận và tiếp thu một cách có hiệu quả, trong nhữnh câu truyện 
dân gian trẻ như được lạc vào thế giới thần tiên, nơi đó có những ông bụt, cô 
tiên có tấm lòng nhân ái, giúp đỡ mọi người gặp hoạn nạn khó khăn, có những 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 9 Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi lớp chồi 1 
 Tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
cho trẻ đóng kịch, hoặc minh hoạ theo hành động của nhân vật hoặc theo nội 
dung bài thơ. 
 - Biện pháp giúp trẻ về hành vi, thói quen đạo đức, trong những giờ hoạt động 
ngoài trời, hoạt động mọi lúc mọi nơi, đi thăm quan cô hướng dẫn trẻ sử dụng 
những thói quen tốt một cách nhuần nhuyễn để trở thành nề nếp cho trẻ.
 + Biện pháp 2: Tổ chức trò chuyện:
 Cô đàm thoại với trẻ về hành vi ứng xử của các nhân vật trong truyện, thơ và 
một số nội dung, hình ảnh của bài thơ. Qua đó trẻ sẽ lĩnh hội thêm một số kiến 
thức, những quy tắc, những hành vi của tập thể. Trẻ tập hành động theo các kỹ 
năng chuẩn mực của các nhân vật, thể hiện sự tôn trọng người lớn và các bạn, 
cùng nhau giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp. Cô đưa ra các tình huống và tạo điều 
kiện cho trẻ thường xuyên được rèn luyện các kỹ năng hành động đạo đức cho 
bản thân.
 + Biện pháp 3: Hỗ trợ:( Khen ngợi, Nhận xét, phê bình)
 Giáo viên đưa ra các hình thức giáo dục lễ giáo vào tiêu chuẩn bé ngoan của 
lớp. Sau mỗi tiết học đều có khen thưởng, cắm cờ nhận xét kịp thời sau mỗi buổi 
học. Nêu gương vào cuối tuần trẻ nào ngoan, thực hiện tốt tiêu chuẩn cô đưa ra 
sẽ được phiếu bé ngoan. Khi thực hiện phương pháp nêu gương cần chú trọng 
đến các hành vi tính cách của trẻ, những hành vi đúng sai cần nhắc nhở, tuyên 
dương kịp thời trước tập thể lớp.
 Khen ngợi nhận xét giúp trẻ hiểu thêm những hành động đúng sai, tốt xấu. 
Nhằm giúp trẻ hiểu thêm về cái tốt, cái chưa tốt để hoàn thịên mình. Khen ngợi 
nhằm động viên trẻ tích cực hơn trong các hành động đạo đức của mình, ngăn 
ngừa trẻ có những hành động chưa tốt với bản thân với mọi người xung quanh 
và với môi trường xã hội.
 Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, măc quần áo gọn gàng, đầu 
tóc gon gàng, sạch đẹp. Biết chào cô khi đến lớp, không khóc nhè, biết giúp dỡ 
cô và các bạn, thông qua các bài hát, bài thơ,câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, 
cũng có thể giúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn. Từ sự giúp đỡ của cô giáo mà 
 Người thực hiện: Cao Thị Hạnh - Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc