Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non

doc 37 trang skquanly 27/10/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỶ THUẬT
Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung 
 tâm ở lớp 5 – 6 tuổi tại trường mầm non”
 Quảng Bình, tháng 9 năm 2018
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo 
dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học 
tiếp theo.
 Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ 
về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con 
người và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục 
tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng 
cho các cháu trở thành người công dân có ích.
 Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học mầm non, những năm gần đây Bộ Giáo Dục và 
Đào Tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non. Đối 
mới chương trình giáo dục mầm non là đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao phương 
pháp giảng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt 
động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ 
chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học.
 Là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm 
sóc, giáo dục trẻ được tốt. Bởi chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát 
triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào 
phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
 Từ khi xuất hiện tổ chức nhà trường với những lớp học có nhiều học sinh cùng lứa 
tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học 
sinh, giảng dạy cặn kẽ cho từng em. Giáo viên quan tâm trước hết đến việc hoàn thành 
trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình, cố 
gắng làm cho mọi học sinh hiểu và nhớ những lời cô giảng. Cũng từ đó hình thành kiểu 
 3 ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi 
ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ 
chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lấy 
trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm non” để làm đề tài nghiên cứu.
 2. Điểm mới đề tài, sáng kiến, giải pháp
 - Trẻ được tự trải nghiệm, tự khám phá bằng các giác quan, tạo cho trẻ có cơ hội học 
bằng nhiều cách khác nhau qua đó phát huy được tính tích cực của trẻ. Mọi hoạt động 
đều hướng tới từng trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ 
trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.
 - Bản thân hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp và thực sự mang lại hiệu quả cao 
cho mỗi giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ, giúp mỗi 
giáo viên chủ động, mạnh dạn, tích cực, sáng tạo hơn trong qua trình tổ chức hoạt động 
chung.
 - Giáo viên khai thác hết các nguyên vật liệu cần có ở địa phương nhằm tạo điều kiện 
cho trẻ hoạt động kích thích tư duy cho trẻ đạt hiệu quả cao.
 3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
 Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp hay, tổ chức thực hiện có hiệu quả 
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở lớp 5-6 tuổi tại trường mầm 
non.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Thực trạng
 a. Thuận lợi:
 - Bậc học mầm non đang phát động hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Và đặc biệt là năm học này xây dựng hội 
thi cả môi trường bên ngoài và cả môi trường bên trong lớp.
 5 - Được ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện tham gia góp ý để tôi có cơ hội 
nâng cao về trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy, kĩ năng sư phạm của 
bản thân .
 - Phụ huynh phối hợp với nhà trường để có những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt 
hơn.
 b. Khó khăn
 - Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có không ít khó khăn làm ảnh hưởng đến việc tổ 
các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 - Địa bàn sống phần lớn trẻ là con em của nông dân, điều kiện khó khăn về mọi mặt. 
Các em ít được va chạm, giao tiếp nên các em trở nên nhút nhát và tự ti khi trao đổi hay 
trò chuyện với người lạ.
 - Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều, 100% phụ huynh là 
nông thôn, một số phụ huynh đi làm ăn xa, cháu ở với ông bà, thời gian phụ huynh quan 
tâm đến trẻ còn ít, không dành nhiều thời gian cho trẻ. Nên việc quan tâm chăm sóc con 
em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng 
cao hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. 
Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục 
trẻ chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục trẻ ở gia đình mang tính áp 
đặt và thiếu làm gương tốt cho trẻ noi theo.
 - Khi áp dụng lấy trẻ làm trung tâm một số cháu chưa thích ứng với sự thay đổi của 
chương trình, các cháu vẫn còn có cách học cũ.
 - Đối với giáo viên: Kinh nghiệm còn hạn chế và chưa đồng đều, nhiều giáo viên trẻ 
học lí thuyết thì nhanh nhưng khi đi qua thực hành thì còn lúng túng và chưa tự tin. Có 
một số giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng lại khi áp dụng phương pháp “Lấy trẻ 
làm trung tâm” vẫn còn hạn chế. Có một số giáo viên còn mơ hồ chưa biết đổi mới 
phương pháp dạy học hiện đại để khai thác phát triển năng lực trên trẻ, khả năng xây 
dựng kế hoạch áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm còn vụng về.
 - Các hoạt động mẫu cho tất cả các giáo viên tham gia học hỏi còn ít.
 7 Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào bản thân mỗi giáo viên do đó yếu tố 
con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và Nhà nước đều nêu rõ 
trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng 
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Người thầy cần giỏi về 
chuyên môn, đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện được nhiệm vụ của mình, 
thực sự là những “kỹ sư tâm hồn”.
 Do vậy việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên là 
một việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn trang bị cho giáo 
viên những hiểu biết, các kiến thức về chuyên môn giúp giáo viên chủ động, tự tin trong 
quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Từ nhận thức về ý nghĩa của việc tự học tự bồi dưỡng, nên bản thân tôi luôn tham 
gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh 
hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn 
trao đổi với giảng viên, CBQL các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những 
vấn đề mà tôi quan tâm về đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Xác định tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếu được 
trong việc nâng cao nghiệp vụ của giáo viên nên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở 
về đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, kỹ năng nghiệp vụ của giáo 
viên và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra được những vấn đề cần thiết đối với giáo viên trong 
việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Từ những năm học trước đến nay tôi luôn coi trọng đề cao công tác bồi dưỡng, tự 
bồi dưỡng và nhất là vào năm học 2016 – 2017, toàn ngành giáo dục đã thực hiện chương 
trình bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã đăng ký tự bồi dưỡng 4 mô đun trong đó 
có mô đun 20 “ Phương pháp dạy học tích cực” để nghiên cứu và tự học bổ sung những 
phần kiến thức còn thiếu hụt cho bản thân.
 Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 
của mỗi giáo viên, qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được 
những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề đổi 
 9 - Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là 
tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động:
 + Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi
 + Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
 + Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết 
các tình huống.
 + Trao đổi: diễn đạt, chia sẻ suy nghĩ và mong muốn. Giáo viên chỉ là người tạo cơ 
hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.
 Tôi cũng tự đặt ra câu hỏi vì sao phải giáo dục lấy trẻ làm trung tâm? Bởi vì:
 - Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động 
 - Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động 
 - Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ => hoạt động giáo dục có hiệu 
quả nhất
 - Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ 
thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được xem như một quan điểm dạy học chi phối cả 
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan điểm dạy học. Do vậy, để 
xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan 
tâm và thực hiện các việc làm sau:
 * Xác định mục tiêu: 
 - Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác định mục 
tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế hoạch bản thân tôi đã 
căn cứ vào những yếu tố sau:
 + Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng trẻ trong 
lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc theo dõi, quan 
sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng 
 + Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm non) Ngoài 
ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; nhu cầu, mong muốn 
 11 - Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt động chơi, 
hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động.
 - Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì :
 + Người giáo viên là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội 
nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng 
thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua 
những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
 + Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo cặp, theo 
nhóm.
 + Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để 
kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải nghiệm, giao tiếp và 
trình báy ý kiến. 
 Giáo viên nên chú trọng, quan tâm đến hệ thống câu hỏi dành cho trẻ trong mọi hoạt 
động.
 Có hai dạng câu hỏi chính: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở: 
 + Loại câu hỏi đóng: câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả lời đúng 
duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở mức độ ghi nhớ 
thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng trong phần kết luận hoặc 
giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và hướng dẫn cần làm trong phần 
phát triển bài 
 + Câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trả lời. Câu hỏi này đòi hỏi tư duy 
nhiều thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài 
 Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho 
trẻ. 
 Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích của câu 
hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái 
gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc