Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non
MỤC LỤC Trang bìa phụ Mục lục ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................3 2. Nội dung ............................................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................4 2.2. Thực trạng vấn đề............................................................................................4 3.Các biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu ...................................................7 Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức cán bộ cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.............................7 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dưới nhiều hình thức gây hứng thú cho trẻ học tập. ........................................................10 Biện pháp 3: Chỉ đạo tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng..................11 Biện pháp 4:Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. .................................................................................12 Biện pháp 5: làm tốt công tác thanh kiểm tra và công thi đua khen thưởng ..........15 Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa, công tác tuyên truyền để có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. ............................................................................................16 4.Kết quả thực hiện ...............................................................................................17 * Kết luận ...............................................................................................................18 5. Khuyến nghị và đề nghị ....................................................................................19 - 1 - dưỡng của trẻ và thường xuyên thay đổi cách chế biến giúp trẻ vừa ăn ngon miệng, ăn hết xuất mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế các cô nuôi của trường tôi chưa chú ý đến việc thường xuyên phải cải tiến trong cách chế biến món ăn cho trẻ Hiện nay vấn đề về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội,đặc biệt là trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, vì trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có ý nghĩa thực tế. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: ''Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non'' - 1 - STT Đối tượng được Nội dung Tổng Số Tỉ lệ khảo sát số toàn lượng % trường khảo sát - Đối với phụ -Phụ huynh nhận thức đầy đủ về 473 465 85% 1 huynh ( khối MG) dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Đối với giáo viên, - Giáo viên nhận thức đầy đủ về 43 43 100% nhân viên . dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực 2 phẩm,biết lồng ghép tích hợp dinh dưỡng với hoạt động khác. - Đối trẻ + Mẫu giáo 400 390 96% Trong đó: 3 - Trẻ biết tên các loại thực phẩm 400 400 100% - Trẻ biết phân loại thực phẩm theo nhóm 382 382 100% - Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân 395 395 100% -Trẻ thích hoạt động học tập về dinh dưỡng. 379 379 100% 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu Sau khi được đi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, về trường tôi đã triển khai thực hiện tại trường hướng dẫn cụ thể phương pháp nội dung giáo dục dinh dưỡng và một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm tới tất cả giáo viên và nhân viên. Nhưng kết quả đạt được chưa cao . Để khắc phục hạn chế trên nên năm học 2022-2023 tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên,nhân viên, phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với phụ huynh công tác: tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau, đầu năm học tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu tổ chức cho họp phụ huynh và dành một nửa thời gian họp để báo cáo tọa đàm về dinh dưỡng giá trị kiến thức dinh dưỡng cho trẻ “dinh dưỡng hợp lý và cân đối, lựa chọn thực phẩm an toàn “...Tổ chức cho phụ huynh thăm quan bếp ăn, dự giờ ăn - 1 - hợp lý, thực đơn được xây dựng phù hợp với từng độ tuổi, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, sử dụng thực phẩm có chất lượng giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu tốt để phát triển. Tổ chức trồng rau sạch tại trường có : Rau cải cúc, mồng tơi, bắp cải... làm được việc này đối với trẻ dược làm quen với thiên nhiên đồng thời cũng cải thiện bữa ăn cho trẻ. Để tổ chức tốt phòng chống suy dinh dưỡng tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng mua sắm 1 số tranh ảnh, tư liệu, tài liệu có liên quan đến “giáo dục dinh dưỡng cho trẻ” phát cho các lớp để xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được xem như là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng để chỉ đạo thực nghiêm túc một số vấn đề sau: + Thực hiện ký kết với các công ty cung cấp thực phẩm đảm bảo các điều kiện vệ sinh ATTP, cung cấp thường xuyên và phải có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng phải tươi sống như rau thịt được nhận vào buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng. Nếu thực phẩm không đảm bảo như ẩm mốc, ôi thiu, dập nát kém chất lượng. Không nhận và cắt hợp đồng .Để đảm bảo việc giao nhận thực phẩm theo yêu cầu tôi đã lên kế hoạch cho từng ngày và có đầy đủ bốn bên giao nhận và ký. Cụ thể như: Nội qui nhà bếp được ghi rõ trách nhiệm, nguồn nước sạch phải được cung cấp đủ nước sạch dùng cho chế biến và sinh hoạt, dụng cụ chế biến và sinh hoạt, dụng cụ chứa nước luôn được vệ sinh và cọ rủa. Sơ chế thực phẩm trên bàn rau phải rửa từ ba nước trở lên, thực phẩm sau khi nhận sơ chế xong phải đưa vào bếp ngay, chế biến món ăn phải phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đun kĩ. Bếp trưởng phải sắp xếp bếp ăn hợp lý để sau khi nấu xong thức ăn cho các cháu ăn ngay, cho trẻ ăn đúng giờ, thức ăn ấm nóng, dụng cụ ăn sạch sẽ để phòng chống nhiễm khuẩn Đảm bảo thực phẩm trong dụng cụ có nắp đậy, Bát phải tráng nước sôi trước khi ăn, lưu mẫu thức ăn 24 giờ. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng đầu tư kinh phí mua thêm một số đồ dùng phục vụ cho công tác an toàn thực phẩm trong nhà trường. Nhân viên nuôi được trang bị đầy đủ trang phục, như tạp rề, mũ, khẩu trang... được khám sức khỏe định kì, móng tay cắt ngắn và có thói quen rửa tay bằng xà - 1 - học sinh nhà trường. Liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ nhằm phát hiện các bệnh trẻ mắc kịp thời thông báo cho gia đình điều trị sớm cho trẻ để có hiệu quả. Từ việc làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục, mà trong năm học qua nhà trường đã mua sắm đủ đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy số trẻ ra lớp ngày một đông, 100% trẻ ăn bán trú tại trường, hạ thấp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 15 học sinh ( chiếm 2%) nay còn 5 học sinh ( chiếm 0.6%) . Thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một việc làm quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy để thực hiện tốt được vấn đề này thì yêu cầu đối với giáo viên, nhân viên phải được chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn vững, nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo, biết lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục có như vậy mới thu hút được sự tập chung chú ý của trẻ, ý thức trách nhiệm của cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 4. Kết quả thực hiện có so sánh đối trứng Trong một năm thực hiện đề tài. Bằng sự nỗ lực nghiêm túc và hướng dẫn thực hiện của bản thân và được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục , của các cấp chính quyền, các đồng chí trong BGH tôi đã đạt được những kết quả sau: + Giáo viên đã áp dụng công thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trẻ hứng thú học tích cực tham gia các hoạt động đã hiểu và biết được tầm quan trọng của vệ sinh dinh dưỡng đối với đời sống con người, thông qua giờ học trên lớp ở mọi lúc mọi nơi. + Phụ huynh, giáo viên và nhân viên đã nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đã cùng nhau phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. + Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. + Cơ sở vật chất được xây dựng thường xuyên củng cố và sửa chữa, nhà bếp luôn được đầu tư trang bị đồ dùng đảm bảo cho quy trình bếp 1 chiều, các lớp học khang trang và đủ điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh ăn ngủ cho trẻ. + Nhận thức của các bậc phụ huynh học sinh đã tiến bộ rất nhiều họ tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường đặc biệt là phụ huynh đã thấy được sự cần thiết phải đưa con đến trường và phải cho con ăn bán trú tại trường. Sau đây là chất lượng đánh giá cuối năm học: - 1 - + Thực hiện đúng qui chế dân chủ của nhà trường thống nhất trong nội bộ, thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo viên để họ yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 5. Một số khuyến nghị và đề nghị Mở lớp bồi dưỡng thêm kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã đề ra và thực hiện trong năm học 2022– 2023 rất mong được sự góp ý giúp đỡ của hội đồng khoa học cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và làm tốt hơn nữa trong thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! - 1 -
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc