Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non huyện Tam dương
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non huyện Tam dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non huyện Tam dương
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non, vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ cho nhiệm vụ nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực. Đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tham gia tích cực. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh. Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin tốt, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ để đón đầu sự phát triển của xã hội. Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Nhà tâm lý học người Nga Ma Ca Ren Cô đã nói: Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo. Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non. Chính họ là ddoooij ngũ quyết định trong việc thực hiện các hoạt động dạy và học có chất lượng, thực hiện phổ cập giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện. Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ cho giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới Giáo Dục nói chung, đổi mới giáo dục Mầm non nói riêng, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách. Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường - Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Hiện tại các trường Luật giáo dục 2005 đã chỉ ra: Nhà giáo có quyền được nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (điều 73) Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độvà chuẩn hóa nhà giáo (điều 80) Chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đả đề ra mục tiêu bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hằng năm là: Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê - nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước và của ngành, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam. Vậy Bồi dưỡng là gì? Là làm cho tốt hơn, giỏi hơn (Từ điển Tiếng Việt). Vậy thì Bồi dưỡng giáo viên là gì? Là các hoạt động học tập, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho giáo viên thực hiện công tác có hiệu quả. * Vai trò và ý nghĩa của hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ đối với chất lượng giáo dục mầm non Như chúng ta đã biết: Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới GD&ĐT vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho bậc học mầm non là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiều năm mới có được. Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy phải nhanh chóng curng cố và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT nước nhà. Là một Hiệu trưởng với bề dày kinh nghiệm của mình tôi nhận thấy đội với đội ngũ giáo viên của mình (nhiều giáo viên hợp đồng, mới ra trường) do đó về kinh nghiệm giảng dạy, cũng như các mặt công tác còn hạn chế, sẽ ảnh hưởng phần nào tới chất lượng chăm sóc giáo dục của trẻ. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện trong trường là việc làm hết sức cần thiết, cần được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải gắn với tình hình, đặc điểm của trường mình. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy của từng hoạt động, có hình thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp giáo viên bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, có nhiều kiến thức trong nuôi dưỡng, chăm sóc, và giáo dục trẻ, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. 7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu a) Thuận lợi: Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề, có tinh thần học hỏi cao.Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do sở, phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. lượng cao, song song với công tác bồi dưỡng chuyên môn thì việc ổn định đời sống nhân viên cũng rất bức thiết và cần được quan tâm. Chính vì thế mà tôi đã suy nghĩ chọn lựa ra một số biện pháp để xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ tại trường. + Thực trạng công tác quản lý của Trường mầm non Hoàng Lâu: * Về đội ngũ cán bộ quản lý: - BGH: 03 (1 Hiệu trưởng và 2 P. Hiệu trưởng) - Về đội ngũ giáo viên: + Tổng số: 31/22 nhóm-lớp; Trong đó: Giáo viên chính 17; Trình độ chuyên môn: ĐH: 14; CĐ: 1; Trung cấp: 02 Giáo viên HĐ ngắn hạn 14; Trình độ chuyên môn: ĐH: 1; CĐ: 5; TC: 8 Với trình độ chuyên môn như trên nhưng hầu hết giáo viên cao tuổi nghề, nên quá trình tổ chức các hoạt động, đầu tư đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Khảo sát tháng 02/2017 Bảng 1: Khảo sát chất lượng giáo viên MN Duy Phiên Nội Tốt Khá TB Yếu dung Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ TT TSGV Số Số Số khảo lệ Số GV lệ lệ lệ GV GV GV sát (%) (%) (%) (%) 1 43 Nhiệt tình có ý thức tự bồi dưỡng 25 58.1 10 23.3 8 18.6 0 0 kiến thức CSGD trẻ 2 43 Có kỹ năng tổ chức các hoạt 25 58.2 9 20.9 9 20.9 0 0 động CSGD cho trẻ 3 43 Kỹ năng giao 24 55.8 9 20.9 10 23.3 0 0 tiếp, xử 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi nghiên cứu đã hiểu rõ và nắm chắc được chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường mầm non Duy Phiên. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đề xuất thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Với thực trạng trên tôi đã chọn ra một số biện pháp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ trong nhà trường như sau: * Biện pháp 1: Phân loại, sắp xếp, bố trí đội ngũ Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy đủ những mặt xấu, hay tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, chúng tôi phải phân loại giáo viên nào giỏi, khá, trung bình, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả mà không ai thường trực giúp đỡ, vì vậy chính những giáo viên phải nổ lực cố gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học tập để đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học, khi lên lớp đến những công việc liên quan khác... Chính sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc tị nạnh cho ai. Từ đó phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc. Đối với những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng lớp kèm nhau trong 1 lớp (đối với những lớp có biên chế 2 GV/lớp), 2 giáo viên cùng làm một công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Người xưa nói: Gần đèn thì sáng chúng tôi hy vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì những giáo viên yếu sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết. Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt, đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lại bản thân mình được, mất những gì. Từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp đồng cam cộng khổ sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn. Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau. Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân công chuyên tìm hiểu, phụ trách công nghệ thông tin về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để tập huấn lại cho các giáo viên trường như: (Cô giáo Nguyễn Thị Lan, Cô giáo Trần Thị Nguyệt).
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx