Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trường PTDTBT Tiểu học Dào San

docx 21 trang skquanly 11/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trường PTDTBT Tiểu học Dào San", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trường PTDTBT Tiểu học Dào San

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trường PTDTBT Tiểu học Dào San
 PHÒNG GD&ĐT PHONG THỔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC DÀO SAN ’ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’
 Số:/PTDTBTTHDS Dào San, ngày 18 tháng 3 năm 2022
 BÁO CÁO
 ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VỊ ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA
 SÁNG KIẾN
 I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở: “Một số biện pháp 
 Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trường PTDTBT Tiểu 
 học Dào San”.
 1. Giải pháp của sáng kiến được công nhận không trùng với nội dung của 
 giải pháp đã được công nhận trước đó.
 Tính mới:
 Trong bối cảnh toàn ngành GD-ĐT chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-
 19, Giúp đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức giáo dục có lòng yêu nghề, phẩm chất 
 đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học 
 tập, tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đổi mới 
 sáng tạo, vận dụng các phương pháp giảng dạy mới theo hướng phù hợp với tình hình 
 thực tế để tổ chức các hoạt động giáo dục ngày càng thiết thực, hiệu quả. Thông qua 
 sáng kiến này tôi áp dụng các biện pháp tập trung vào việc bồi dưỡng về tư tưởng chính 
 trị, bản lĩnh nghề nghiệp, sự hiểu biết về xã hội phù hợp với nhu cầu của giáo viên và 
 Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời có biện pháp huy động các nguồn 
 lực trang bị cho giáo viên các phương tiện dạy học phục vụ cho việc thích ứng và nâng 
 cao tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân, tạo phong trào thi đua lành mạnh 
 trong tập thể.
 Các biện pháp:
 Thực hiện 04 biện pháp.
 Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ.
 Điểm mới: Giúp giáo viên có tư tưởng bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngại 
 khó, ngại khổ, có trách nhiệm với công việc được giao trong tình hình mới.
 Cách thực hiện: Triển khai cho đội ngũ giáo viên trong đơn vị thấy được: Tình phân công trách nhiệm giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong các phong trào 
thi đua như Hội thi Giáo viên dạy giỏi, văn nghệ, ... Vận động các công đoàn viên đóng 
góp quỹ tình thương giúp đỡ những trường hợp khó khăn trong tập thể đơn vị. Tiếp tục 
duy trì và nâng cao hiệu quả các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị trong 
huyện, ngoài tỉnh tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức quan tâm đến công tác giáo 
dục của đơn vị.
 Triển khai đổi mới các khâu trong công tác cán bộ. Xác định tiêu chuẩn cán bộ, 
đánh giá, giới thiệu quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ,. được tiến hành công khai, 
dân chủ, đúng quy định, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong nhà trường. Lãnh đạo 
thực hiện nghiêm túc Quy chế phân công trách nhiệm, lề lối làm việc, quy định về chức 
năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà trường, phân công, phân nhiệm cụ thể, giao 
quyền, tự chịu trách nhiệm với công việc được phân công trước tập thể.
 Duy trì thực hiện nghiêm các chế độ hội nghị, họp định kỳ, Chủ động nắm bắt tâm 
tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, giáo viên, phát hiện những biểu hiện 
mất đoàn kết nội bộ để có biện pháp xử lý ngay khi phát sinh. Đặt mục tiêu phấn đấu 
100% cán bộ giáo viên có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác toàn tâm 
toàn ý thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy.
 Để thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ 
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên tôi tập trung về cập nhật những 
thông tin mới về vấn đề thời đại, thời sự trong nước và quốc tế. Tuyên truyền mục tiêu 
lý tưởng của Đảng các cấp, chỉ thị, nghị quyết của ngành nhằm giáo dục cho cán bộ, 
giáo viên kịp thời nắm bắt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ cách 
mạng của đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố nâng cao bản lĩnh chính 
trị, tuyên truyền bằng Pano, áp phích và mít tinh chào mừng các ngày lễ lớn của đất 
nước, của ngành và của nhà trường. Để tăng cường giáo dục những yêu cầu, chuẩn 
mực đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho cán bộ, đảng viên tôi chú 
trọng việc nâng cao chất lượng thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động :”Mỗi thầy cô giáo là tấm 
gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào: “Thi đua dạy tốt, học tốt”.
 Giáo dục truyền thống của nhà trường, tinh thần tự tôn cá nhân, tự hào về tập thể có dịch bệnh xảy đến, chỉ đạo các tổ chuyên môn quán triệt thực hiện dạy học nội dung 
cốt lõi đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Ví dụ trong chương trình 
nội dung môn Tiếng Việt, ngoài việc thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của công văn 
804/PGD thì việc áp dụng thời gian dạy học để thực hiện chương trình một cách linh 
hoạt (có thể rút ngắn thời lượng các môn như thể chất, nghệ thuật hoặc các môn tự 
nhiên, đạo đức, lịch sử,.... Giáo viên đảm bảo chương trình học sao cho học sinh được 
học các nội dung chính của từng chủ đề, các nội dung còn lại sẽ thực hiện khi chương 
trình cốt lõi đã hoàn thành mà tình hình dịch bệnh đỡ căng thẳng tiếp tục thực hiện. 
Khi xây dựng chương trình lưu ý mỗi giáo viên bám sát trình độ học sinh của lớp phụ 
trách để áp dụng việc dạy học cốt lõi, tránh hiện tượng dạy qua loa, học sinh chưa kịp 
nắm bắt kiến thức đã phải cập nhật kiến thức mới, như vậy sẽ khiến học sinh áp lực và 
không tiếp thu được kiến thức cần truyền đạt. Việc kiểm tra kiến thức của từng lớp, tổ 
được đánh giá qua việc dự giờ và chất lượng bài kiểm tra theo tháng, theo kỳ. Qua đó 
Ban giám hiệu, tổ sẽ chủ động cùng với giáo viên thảo luận nhằm giúp giáo viên có 
định hướng để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù 
hợp đối tượng học sinh đạt hiệu quả tốt nhất.
 Căn cứ vào tình hình dịch bệnh đã và đang diễn ra, tôi cùng tập thể Ban giám hiệu, 
lực lượng nòng cốt của trường thảo luận, dự đoán những tình huống có thể xảy ra. 
Triển khai tới tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường nắm bắt, thảo luận và thống nhất 
thực hiện.
 Phương án 1: Tình hình bình thường.
 Nhà trường tổ chức dạy và học bình thường để hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ 
giáo dục năm học.
 Phương án 2: Tình hình Địa phương có một số trường hợp F0, F1, F2.
 Nhà trường lên phương án học giãn cách chia học sinh thành 2 ca, sáng 50%, 
chiều 50% tham gia học, dạy chương trình học cốt lõi.
 Phương án 3: Tình hình Địa phương có dịch.
 Nhà trường tiến hành tổ chức học qua Zoom (học sinh nào có thiết bị). Trường 
hợp không kết nối được, giáo viên sẽ tổ chức giao bài tập cho học sinh học với kiến 
thức cơ bản nhất để duy trì việc học tập của học sinh. Các lớp trên toàn trường đang thực hiện tiết chào cờ trực tuyến.
 Cách làm này áp dụng được tất cả các lớp trên toàn trường, trừ trường hợp hệ thống 
mạng Internet không ổn định và điểm bản mạng Internet hạn chế. Trường hợp triển khai 
Mô hình tiết học qua truyền hình áp dụng gần giống mô hình lớp học kết nối: Tuy nhiên 
Giáo viên lên sẵn kịch bản và thực hiện quay clip có sự lồng ghép các hình ảnh sinh động, 
nội dung cần truyền đạt sau đó đăng tải lên trang chung của nhà trường, giáo viên tải về 
và mở khi đến tiết chào cờ đầu tuần, đối với một số môn khác áp dụng tương tự như vậy.
 Tiết học Chào cờ qua truyền thanh, truyền hình Biện pháp thứ 3: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên theo hướng phát 
triển năng lực học sinh.
 Tính mới: Giúp giáo viên có định hướng cho bản thân về việc bồi dưỡng, tự bồi 
dưỡng năng lực dạy học cho học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh trong giai 
đoạn hiện nay.
 Cách thực hiện: Trước hết, cần cho đội ngũ hiểu được đối với mỗi nhà trường, đội 
ngũ giáo viên phải là người có sự hiểu biết nhất định về các lĩnh vực của đời sống xã hội 
hiện nay, xã hội của chúng ta đang sống ngày càng đa dạng, toàn cầu hóa và biến đổi 
không ngừng, những thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống như: 
Con đường phát triển một nền kinh tế mới, một xã hội mới dựa chủ yếu vào các nguồn 
lực thông tin và tri thức, với xu thế toàn cầu hóa, lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia. 
Bên cạnh những thành tựu, lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa mang lại thì con người nói 
chung và thế hệ trẻ nói riêng hiện đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường 
và xã hội khác,... Những thay đổi này sẽ tác động rất lớn đến giáo dục của toàn cầu nói 
chung và giáo dục Việt Nam nói riêng. Hệ thống giáo dục nước ta cần phải điều chỉnh, 
đổi mới tư duy để có thể đào tạo ra những thế hệ biết chủ động thích nghi, chủ động tham 
gia sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Thích nghi và sáng tạo là hai phẩm 
chất quan trọng của con người trong thời đại ngày nay, đòi hỏi người học phải có năng 
lực cơ bản, cần thiết mới có thể đáp ứng với nhu cầu cảu xã hội trong thời kỳ mới.
 Thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dạy học theo hướng phát triển 
năng lực là nội dung chương trình và các phương pháp giáo dục phải hướng tới việc hình 
thành và phát triển các năng lực cho học sinh để các em có thể tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo giải quyết được mọi vấn đề trong học tập và cuộc sống. Muốn hướng tới dạy học 
theo năng lực thì bản thân giáo viên phải có những năng lực cơ bản trong dạy học và giáo 
dục. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực cho giáo viên nhất là giáo viên tiểu học là nhiệm vụ vô 
cùng quan trọng.
 Xét về khái niệm năng lực: Năng lực được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên 
Năng lực được hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia 
hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định; hoặc Năng lực là khả năng thực hiện hiệu 
quả một nhiệm vụ, một hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh.
 + Năng lực đáp ứng: Là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục 
đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của mục tiêu giáo dục.
 + Năng lực đánh giá: là năng lực nhìn nhận sự thay đổi nhận thức, kĩ năng thái độ và 
tình cảm của học sinh, giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.
 + Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác như đồng nghiệp, phụ 
huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.
 + Năng lực triển khai chương trình dạy học là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục 
căn cứ vào mục đích, nội dung đã được quy định, nhưng phù hợp với đặc điểm đối tượng.
 + Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội là năng lực tạo nên những điều kiện thuận 
lợi cho giáo dục trong nhà trường và cuộc sống bên ngoài nhà trường.
 Đó là các nhóm năng lực cơ bản mà mỗi người giáo viên cần bồi dưỡng thường xuyên 
qua môi trường tập thể, qua sinh hoạt chuyên môn và qua quá trình tự rèn luyện.
 Khi áp dụng vào quá trình dạy học người giáo viên cần bồi dưỡng năng lực dạy học, 
năng lực giáo dục.
 Năng lực dạy học và giáo dục cần bồi dưỡng các nội dung sau:
 + Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học.
 + Năng lực hiểu trình độ học sinh trong dạy học và giáo dục
 + Năng lực tri thức và hiểu biết của giáo viên (năng lực cơ bản)
 + Năng lực “chế biến tài liệu học tập (phát triển chương trình hoặc thiết kế phù hợp 
đối tượng học sinh, phù hợp tình hình thực tế địa phương).
 + Năng lực sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học.
 + Năng lực sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.
 + Năng lực ngôn ngữ để biểu đạt rõ ràng mạch lạc, ý nghĩ, tình cảm của mình bằng 
lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.
 Các nội dung có thể diễn đạt cụ thể như sau:
 Về năng lực thiết kế kế hoạch dạy học. Đây là công việc quan trọng của giáo viên 
trước khi tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp. Giáo viên cần đặt câu hỏi: 
Học xong bài này học sinh cần biết được gì và làm được gì? Giáo viên phải dạy cái gì? 
Học sinh cần phải học cái gì và nghiên cứu thêm được cái gì? Dạy như thế nào? Hướng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ trong tình hình hiện nay tại trườ.pdf