Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Đồng Phúc

docx 13 trang skquanly 04/06/2024 1150
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Đồng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Đồng Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Đồng Phúc
 1.1. Lý do chọn Sáng kiến
 Bác Hồ kính yêu đã từng nói “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một 
nền giáo dục tốt”. Đúng như vậy, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục Quốc dân với mục tiêu giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình 
cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị 
cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh 
lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng; những kỹ năng sống cần thiết, phù 
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát huy tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền 
tảng cho việc học tập tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
 Để đạt được mục tiêu đó cần phải có đội ngũ giáo viên mầm non vừa hồng 
vừa chuyên. Như Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng 
khóa VIII đã nêu rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và 
được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài, phải đào tạo giáo viên có 
chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn 
hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đôi ngũ giáo viên”. 
 Chính vì lý do đó việc củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên 
môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách 
sư phạm tốt là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thời gian gần đây việc đào tạo 
và bồi dưỡng cho giáo viên khá rõ nét, việc quan tâm đến trình độ năng lực, chất 
lượng chuyên môn của các cấp các ngành đối với giáo viên mầm non được coi 
trọng và chú ý. Tuy nhiên về thực tế mà nói giáo viên mầm non nói chung và giáo 
viên trường tôi nói riêng, đang tồn tại tại ở một số lĩnh vực cơ bản trong hoạt 
động chuyên môn. Điều hạn chế tồn tại nhiều nhất của giáo viên là năng lực 
chuyên môn như việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang còn có nhiều hạn chế, 
giáo viên còn cứng nhắc trong phương pháp lên lớp, chưa sáng tạo trong các hình 
thức tổ chức, đang còn rập khuôn áp đặt trẻ. Kỹ năng sư phạm chưa thật sự đạt 
kết quả cao, giáo viên còn rụt rè, thiếu tự tin, khả năng thu hút trẻ tích cực tham 
gia vào hoạt động chưa hiệu quả. Kỹ năng tiếp cận với công nghệ thông tin đang 
còn yếu. Tuy nhiên nhiều giáo viên lớn tuổi họ nhiệt tình song tiếp cận cái mới 
chậm, còn những giáo viên trẻ tuổi năng động, tiếp cận với cái mới tương đối 
nhưng họ lại chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn và kỹ năng sư phạm. 
 Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đứng trước những hạn chế, 
tồn tại của giáo viên tôi thấy băn khoăn, trăn trở trước vấn đề này. Bản thân tôi 
đã không ngừng học hỏi, tham khảo và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn 
thường xuyên, liên tục, nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp 
vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề 
nghiệp cho giáo viên. Chính vì vậy tôi đã chọn sáng kiến “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Đồng Phúc” với mục đích có 
được một đội ngũ giáo viên phát triển toàn diện cả về năng lực và trình độ nhằm 
đảm bảo chất lượng tốt nhất của nhà trường.
 1.2. Điểm mới trong Sáng kiến Do trường có nhiều điểm lẻ ở xa khu trung tâm nên việc học tập, trao đổi 
kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
 c. Điều tra thực trạng.
 Là một quản lý được phân công phụ trách chuyên môn, tôi luôn theo dõi và 
tìm hiểu về chất lượng đội ngũ của giáo viên trường mình, nhằm để tìm ra được 
các biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng đi lên. Để làm 
được điều đó trước tiên tôi đã xây dựng kế hoạch và nội dung khảo sát nhằm có 
được con số chính xác để tìm ra biện pháp, giải pháp phù hợp nhất cho đội ngũ 
của giáo viên trong trường.
 Khảo sát về chất lượng đội ngũ giáo viên trước khi thực hiện đề tài:
 (SL 27 người)
 TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ
 1 Nắm vững nội dung, kiến thức, kỹ năng, nội 
 dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ 8/27 30%
 tuổi
 2 Vận dụng các phương pháp lên lớp sáng tạo, tổ 
 10/27 39%
 chức lớp học phù hợp với nội dung yêu cầu
 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và 
 5/27 18%
 học
 4 Sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi 
 bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại 9/27 33%
 địa phương
 5 Mạnh dạn, tự tin khi lên lớp 9/27 33%
 Khảo sát chất lượng trẻ trước khi thực hiện sáng kiến (135 trẻ)
 TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ
 1 Số trẻ nắm được các yêu cầu kiến thức các lĩnh 
 54/135 41%
 vực phát triển theo độ tuổi
 2 Trẻ có một số kỹ năng thực hiện các bài tập, 
 50/135 37%
 động tác theo nội dung bài học
 3 Trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với người 
 67/135 50%
 lớn 
 Học tập sinh hoạt chuyên môn tại trường
 * Thứ hai: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp
 Môi trường giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện 
của trẻ nhỏ, bởi qua môi trường này trẻ được tham gia, được trải nghiệm, được 
khám khá... Nếu giáo viên biết cách trang trí môi trường theo quan điểm “Giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm” và biết cách tổ chức định hướng cho trẻ trong các hoạt 
động tham gia vào môi trường, chắc chắn chất lượng của trẻ sẽ có nhiều thay đổi, 
vậy để đạt được kết quả cho trẻ và có một môi trường như thế để trẻ có cơ hội trải 
nghiệm? Việc đầu tiên cần bồi dưỡng cho giáo viên nắm bắt được những vấn đề 
cần thiết nhằm xây dựng tạo môi trường ngoài cùng giáo viên. Bồi dưỡng cho 
giáo viên các nguyên tắc trang trí môi trường lấy trẻ làm trung tâm, cùng giáo 
viên trao đổi thảo luận tìm ra các giải pháp, cách thức, hình thức trang trí phù hợp 
theo đặc điểm của trẻ và thực tế của lớp, trường. Xây dựng trang trí một lớp điểm 
theo nguyên tắc “Trang trí môi trường lấy trẻ làm trung tâm”
 Cảnh quan môi trường được trang trí đẹp, trẻ được hoạt động thoải mái, được 
trải nghiệm, khám phá... sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Bên cạnh đó khi nhìn vào 
môi trường được trang trí có thẩm mỹ và khoa học phụ huynh nhìn vào càng tin 
tưởng vào đội ngũ giáo viên đặc biệt tạo được sự phối hợp cao giữa phụ huynh 
với nhà trường, từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ thay đổi rõ nét, đảm 
bảo được sự phát triển toàn diện theo yêu cầu mới và uy tín của nhà trường sẽ 
được nâng lên tạo điều kiện cho việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Bồi dưỡng về lý thuyết. Bồi dưỡng bằng cách tổ chức riêng về chuyên đề 
“giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
 - Qua thực hành. Tổ chức chuyên đề bằng dạy mẫu và thảo luận đánh giá 
nhận xét giờ dạy giúp giáo viên tìm ra “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thể hiện 
trong quá trình tổ chức các hoạt động, cách thức tổ chức, cách xây dựng hệ thống 
câu hỏi, sử dụng câu hỏi như thế nào được gọi là "câu hỏi mở". Từ đó giúp giáo 
viên biết được cụ thể cái mới, trẻ là trung tâm ở những nội dùng nào?..
 thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng của giáo viên đó, phối hợp với tổ trưởng cùng 
theo dõi và đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của những giáo viên hàng tháng.
 * Thứ tư: Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
 Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường, 
trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.Tổ chuyên môn là đầu mối 
quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lý nhà trường 
trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt 
động sư phạm của giáo viên. Đặc biệt, tổ trưởng chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn 
kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của 
các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành 
tốt nhiệm vụ của người giáo. Hiểu được vai trò nhiệm vụ quan trọng của tổ trưởng 
chuyên môn ngay từ đầu năm bản thân tôi đã triển khai một số kế hoạch chỉ đạo 
cho đồng chí tổ trưởng chuyên môn.
 - Chỉ đạo đồng chí tổ trưởng có kế hoạch cụ thể cho việc thăm lớp dự giờ, 
xây dựng kế hoạch cho các cá nhân trong tổ dự giờ lẫn nhau. Ngoài việc góp ý 
trực tiếp cho người dạy những giáo viên sau khi dự giờ các thành viên của mình, 
cũng cần góp ý và xây dựng cho giờ dạy đó vào cuộc sinh hoạt tổ, nhằm giúp mọi 
thành viên khác học tập cái hay và rút kinh nghiệp cái hạn chế tồn tại, tránh tình 
trạng cái hạn chế tồn tại bị lặp lại ở giáo viên khác. kế hoạch của tổ trưởng xây 
dựng được kiểm tra và duyệt ngay đầu năm học.
 - Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra theo dỏi, giám sát hoạt động của tổ 
chuyên môn, kịp thời động viên nhắc nhở
 - Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ đúng định kỳ và thực hiện đổi mới trong sinh 
hoạt. Trong nội dung sinh hoạt phải có nội dung trọng tâm về chuyên môn như . 
Đưa các tình huống sư phạm ra cùng nhau thảo luận. Nhận xét các tiết được dự 
giờ... Bằng những biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo viên càng 
thêm hiệu quả. Một số giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ những điểm yếu của bản 
thân mục đích để các thành viên trong tổ tìm ra nguyên nhân và góp ý bồi dưỡng 
cho những giáo viên đó
 để học hỏi kinh nghiệm của giáo viên trường bạn về những cái hay để bồi dưỡng 
thêm cho giáo viên trường mình. Sau đó trường tổ chức dạy và mời giáo viên 
trường bạn đến tham dự, từ đó trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
 - Đầu tháng có kế hoạch cụ thể cho việc thăm lớp dự giờ, xây dựng các tiêu 
chí kỹ năng để đối chiếu về kỹ năng lên lớp của giáo viên, nhằm góp ý và bồi 
dưỡng chính xác.
 VD: Xây dựng các kỹ năng: kỹ năng nói truyền đạt cho trẻ, kỹ năng về tác 
phong điệu bộ cử chỉ; kỹ năng gây hứng thú thu hút trẻ; kỹ năng xử lý tình huống; 
kỹ năng tổ chức hình thức giờ học; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng tổ chức lấy trẻ làm 
trung tâm...
 Tất cả các kỹ năng cần thiết cho một giờ dạy của giáo viên tôi đã xây dựng 
thành các căn cứ và hàng tuần đi dự giờ đối với những người còn yếu về kỹ năng 
lên lớp. Việc làm này lúc đầu có một số giáo viên thấy khó chịu nhưng một thời 
gian sau họ đã tự nhận ra cái được của bản thân, giáo viên đã vui vẻ và tự nguyện 
mời tôi lại dự giờ để góp ý cho họ, chính vì thế kỹ năng của những giáo viên này 
đã được thay đổi theo từng thời gian.
 + Thi “ Giáo viên dạy giỏi”
+ Thi “ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.”
+ Thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”.
+ Hội thi “ Bé trải nghiệm trong trường mầm non”.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx