Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH - Giáo dục và Đào tạo : GD&ĐT - Giáo dục tiểu học chống mù chữ: GDTH CMC - Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi : GDTH ĐĐT - Phổ cập Trung học cơ sở : PCTHCS - Uỷ ban nhân dân : UBND - Cán bộ, giáo viên, nhân viên : CB, GV, NV - Cơ sở vật chất : CSVC 1 - Trường Tiểu học xã Thân Thuộc 2. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học xã Thân Thuộc. - Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học. III. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học xã thân Thuộc, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đồng thời đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đổi mới được công tác quản lý đội ngũ góp phần tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm học ‘‘Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; có tác động mạnh mẽ đến nhận thức từ đó làm cho đội ngũ giáo viên ổn định và có chuyển biến tích cực về chất; Tạo được sự tin tưởng, đồng thuận ủng hộ trong nhân dân và cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Xây dựng được cách thức quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và dễ thực hiện, áp dụng có hiệu quả trong trường tiểu học. 3 1.3. Bồi dưỡng: Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó. Theo UNESCO: Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân, tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp. Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ. Qua các khái niệm trên ta thấy công tác bồi dưỡng với mục đích là nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang hoặc nâng cao một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn để làm việc kết quả cao hơn. Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó, họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật và thể chế xã hội. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng của giáo viên, liên quan đến số lượng, cơ cấu trong một tổ chức của nhà trường. Tóm lại: Với sự phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang trên con đường đổi mới CNH, HĐH đất nước và thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Giáo dục “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Muốn thực hiện được mục tiêu này thì đất nước phải có đông đảo những người có trình độ văn hoá và tay nghề cao. Phụ thuộc chủ yếu vào nền giáo dục nước nhà mà chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ giáo viên. Để phát triển giáo dục thì khâu đột phá là chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc điểm của lao động sư phạm đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao mở rộng tri thức và chuyên môn nghiệp vụ. Do đó “Học tập suốt đời” là phương châm đối với các nhà giáo chân chính. 5 đúng hướng của nhân cách học sinh. Lao động sư phạm của giáo viên rất đa dạng, phức tạp, nó mang tính đặc thù về đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục cần tác động để giáo viên tiểu học nhận rõ vị trí, vai trò, trình độ đào tạo của mình và không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo chuẩn nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề luôn là lực lượng ủng hộ và tạo động lực cho Hiệu trưởng triển khai và thực hiện đúng đắn các chủ trương đổi mới và là lực lượng chính tham gia vào mọi hoạt động và quyết định sự thành công của mọi nhà trường. Đội ngũ giáo viên tham gia tích cực trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường, chủ động trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong cộng đồng. Hoạt động trọng tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục, để phát triển toàn diện học sinh, thầy giáo cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Trường tiểu học muốn phát triển được trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ là một trong 5 tiêu chuẩn để nhà trường được xét công nhận trường chuẩn quốc gia. Đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực quý báu và có vai trò quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Do đó, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường trong tình hình hiện nay. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Đặc điểm và công tác giáo dục xã Thân Thuộc 1.1. Đặc điểm xã Thân Thuộc Xã Thân Thuộc nằm dọc tuyến quốc lộ 32, được thành lập theo Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 01/6/2008. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.058 ha. Trong đó, đất nông lâm nghiệp là 1.706.38 ha (Chiếm 55,8%). Toàn xã có 08 thôn bản và 03 dân tộc Thái, Kinh, Hmông cùng 7 Thân Thuộc chính thức được tách thành lập theo Quyết định số 1530/QĐ- UBND ngày 20/8/2003 của UBND huyện Than Uyên. Đã nhiều năm trường phấn đấu đạt trường tiên tiến cấp huyện và được Sở Giáo dục tặng Giấy khen có nhiều thành tích trong công tác duy trì phổ cập GDTH ĐĐT năm 2010. Hiện nay, trường có 9 lớp/168 học sinh, thu hút được 100% số trẻ trong độ tuổi ra lớp. Thực hiện dạy và học hai buổi/ ngày, tổ chức ăn trưa bán trú với 100% số lớp và số học sinh. Trường luôn quan tâm đến phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Đội ngũ đủ về số lượng, tương đối đảm bảo về cơ cấu. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thường xuyên hoạt động và đạt kết quả tốt. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Tương đối đảm bảo phục vụ cho công việc chuyên môn và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường còn thiếu nhà để xe, hệ thống nhà hai tầng, thư viện ngoài trời, thảm cỏ, tường rào sau trường,... 2.2. Đặc điểm đội ngũ Biểu 1: Số lượng Năm học Số lượng 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Tổng số CB, GV, NV 28 22 18 21 Cán bộ quản lý 02 02 02 02 Giáo viên đứng lớp 22 16 13 14 Nhân viên hành chính 04 04 03 05 Biểu 2. Tuổi đời Người địa Người ngoài Năm học Trên 30 Dưới 30 Nam Nữ phương địa phương 2008-2009 16 8 6 18 2 22 2009-2010 8 10 3 15 03 15 2010-2011 13 2 4 11 03 12 2011-2012 7 9 4 12 02 14 Biểu 3. Tuổi nghề Năm học Dưới 5 năm Từ 5-10 năm 11-20 năm 21-30 năm Trên 30 năm 2008-2009 5 9 7 0 3 9 ngũ giáo viên, chất lượng học sinh có sự chuyển biến rõ rệt. Với nhiều hình thức đào tạo và bồi dưỡng thì đại bộ phận đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng cao, tăng từ 61% năm học 2009-2010 lên 100% năm học 2011–2012. Tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,6. Đối chiếu với yêu cầu của ngành, theo mặt bằng chung thì chất lượng đội ngũ giáo viên vẫn còn bất cập và bộc lộ hạn chế như: Chất lượng giờ dạy khá, giỏi không nhiều. Giáo viên dạy giỏi các cấp là 8/16 GV đạt tỷ lệ 50%. Chưa có giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nguyên nhân: Đội ngũ phân tán do chia tách trường, giáo viên luân chuyển đến, phần lớn giáo viên kế cận còn hạn chế về năng lực sư phạm, đầu tư chưa thường xuyên, ít học hỏi, tự bằng lòng với những gì đã có, động cơ phấn đấu chưa rõ ràng, còn ngại khó, ngại khổ dẫn đến chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục mũi nhọn không cao. 3.2. Công tác lập kế hoạch Đây là khâu then chốt, nhà trường đã tiến hành khảo sát đội ngũ, phân tích tình hình vào đầu mỗi năm học và định kỳ, đánh giá phân loại theo nhóm trình độ và năng lực để kịp thời điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho tập thể và từng cá nhân. Trên cơ sở đó lập kế hoạch bồi dưỡng từng mặt cho thích hợp và có những quyết định đúng đắn trong công tác bồi dưỡng của hiệu trưởng. Ưu điểm: Nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng và tạo điều kiện để 01 giáo viên đi học nâng chuẩn trong năm 2012. Hạn chế: Chất lượng chuyển biến sau bồi dưỡng còn chậm. Nguyên nhân: Bản thân mỗi giáo viên chưa thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng. 3.3. Công tác chỉ đạo của trường Tiểu học xã Thân Thuộc 3.3.1. Phối hợp sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong nhà trường Ưu điểm: Hiệu trưởng đã biết quy tụ những bộ phận nòng cốt của nhà trường, phối hợp để tổ chức tốt các phong trào rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, tác phong mẫu mực của người thầy giáo. Triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, nghe báo cáo, tổ chức sinh hoạt tập thể,Qua đó nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của nhà sư phạm. Phối hợp được các tổ chức trong nhà trường đã phát huy sức mạnh của đoàn thể, không ngừng bồi dưỡng tư tưởng 11 Nguyên nhân: Do giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, phương pháp bồi dưỡng học sinh còn hạn chế, đơn điệu. Học sinh chưa ham hiểu biết, chưa thật sự hiếu học. 3.3.4. Bồi dưỡng chuyên đề Phương pháp dạy các môn học trong trường tiểu học. Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Rèn kỹ năng đọc và kỹ năng tính toán cho học sinh. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Giải các bài tập nâng cao của hai môn Toán và Tiếng Việt trong chương trình tiểu học. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học 3.3.5. Chỉ đạo làm và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học Triển khai và phát động phong trào “Làm và sử dụng đồ dùng dạy học”. Mỗi giáo viên tự làm ít nhất 01 đồ dùng có chất lượng/tháng và trưng bày trong thư viện nhà trường. Bên cạnh việc làm đồ dùng, nhà trường còn khuyến khích và tăng cường kiểm tra việc sử dụng thiết bị và đồ dùng được trang cấp trong quá trình dạy và học của cán bộ và giáo viên. Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường và tham gia dự thi cấp huyện. Hạn chế: Còn một số đồ dùng tự làm chưa đảm bảo về độ bền, tính chính xác và tính thẩm mỹ. Việc sử dụng đồ dùng của một số giáo viên còn ít, chưa thường xuyên. Nguyên nhân: Do một số giáo viên chưa tự giác, sợ mất thời gian, khả năng tự làm đồ dùng dạy học của một số giáo viên còn yếu. 3.3.6. Chỉ đạo nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho cán bộ và giáo viên đăng ký, viết sáng kiến kinh nghiệm. Mục đích chính là bồi dưỡng năng lực sư phạm, hình thành thói quen nghiên cứu khoa học. Kết quả có 02 sáng kiến được hội đồng khoa học cấp huyện công nhận và vận dụng lâu dài. Hạn chế: Chất lượng một số sáng kiến chưa cao, chưa đảm bảo tính khả 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc