Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Kiểm tra nội bộ trường Mầm non là chức năng đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được của người Hiệu trưởng. Chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý. Kiểm tra vừa là điều tra, xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã được kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cho một chu trình quản lý tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Kiểm tra trong nhà trường không phải là ở chỗ phát hiện những cá nhân hay tập thể sai phạn mà vì sự tiến bộ của nhà trường và sự hoàn thiện công việc của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát hiện kịp thời những nhân tố điển hình. Động viên, tư vấn thúc đẩy cho những người còn mắc sai sót, lệch lạc, những việc làm chưa tốt của giáo viên từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ có kiểm tra thì Hiệu trưởng mới có kê nh thông tin ngược lại. Đồng thời qua kiểm tra giúp Hiệu trưởng thấy được sự hợp lý và bất hợp lý trong công tác quản lý chỉ đạo, trên cơ sở đó đánh giá được những lệch lạc sơ hở trong quá trình quản lý từ đó tìm ra những biện pháp tốt để Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt đưa nhà trường tiếp cận với mục tiêu giáo dục mới trong giai đoạn hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non nói riêng đã và đang cải tiến, những đổi mới tích cực, kết quả đạt được là chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Nhà quản lý đã biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, đánh giá của mỗi thành viên, mỗi bộ phận trong nhà trường, tạo ra được môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó vẫn còn không ít trường, các nhà quản lý do làm công tác kiểm tra nội bộ trường học không đúng, không khoa học, dẫn đến nhiều tình huống tiêu cực trong các nhà trường như: Đánh giá xếp loại không công bằng, chưa công khai, thiên về cảm tính, có những động cơ, mối quan hệ cá nhân xen lẫn vào công việc. Tình trạng đó xảy ra gây nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Gây mất đoàn kết, ganh đua không lành mạnh, sát phạt lẫn nhau. Để khắc phục được những tồn tại đã nêu ở trên thì công tác kiểm tra nội bộ trường mầm non không ngừng phải đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ trường Mầm non của Hiệu trưởng nói riêng. Cộng với sự tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên Tôi quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội trong trường mầm non". II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Giúp hiệu trưởng các trường mầm non thấy rõ được vai trò quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường. phải hiểu được nội dung, đối tượng, tiến hành phải theo nguyên tắc, phương pháp, quy trình của kiểm tra. Mặt khác trong khi kiểm tra phải linh hoạt, trách rập khuôn, máy móc. Làm việc phải giữ được lý, nhưng phải giữ được tình. Có như vậy thì quá trình kiểm tra mới thật sự đem lại hiệu quả, thúc đẩy được sự phát triển mọi hoạt động trong nhà trường, làm cho nhà trường phát triển một cách bền vững. Đáp ứng yêu cầu của Ngành giáo dục trong giai đoạn mới. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi: Phòng GD&ĐT Ba Vì đã triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ các năm học. Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ trường mầm non. Hiệu trưởng không ngừng tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu các tài liệu hưỡng dẫn về nghiệp vụ thanh, kiểm tra. Các đồng chí trong Ban giám hiệu đã tham gia học lớp nghiệp vụ thanh tra và tập huấn công tác kiểm tra nội bộ do Phòng giáo dục tổ chức. Các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ của nhà trường đều vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt, làm việc nhiệt tình, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 2. Khó khăn: Chỉ chú trọng vào việc kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, còn các hoạt động khác còn xem nhẹ. Thiếu sự chú ý theo dõi việc sửa chữa, thay đổi bổ sung những thiếu sót, sai lầm của giáo viên khi được Hiệu trưởng kiểm tra nhắc nhở. Đánh giá, nhận xét của ban kiểm tra nội bộ còn sơ sài, chưa đúng thực chất. Ban kiểm tra nội bộ chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình Hồ sơ kiểm tra mỗi tháng còn chưa đầy đủ theo quy định. Đa số chỉ có biên bản kiểm tra, chưa có thông báo, báo cáo và kết luận của trưởng ban kiểm tra. Nhận thức của CBGVNV về công tác kiểm tra nội bộ nhà trường còn hạn chế, đôi khi còn xem nhẹ việc kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch chưa cụ thể, chi tiết, chưa xây dựng kế hoạch tháng, đôi khi việc thực hiện công tác kiểm tra chưa đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Thực hiện việc kiểm tra chưa đảm bảo các nguyên tắc về kiểm tra nội bộ. Từ những khó khăn, hạn chế trên cho thấy kết quả của công tác kiểm tra nội bộ của trường không cao, nếu cứ để hiện tượng này diễn ra sẽ tạo điều kiện cho một số giáo viên, nhân viên có tư tưởng làm việc hình thức, chống đối ngầm, không tự giác. Đặc biệt năm học 2021-2022 là một năm nghỉ dịch Covid kéo dài nên chất lượng công tác kiểm tra nội bộ còn nhiều hạn chế. Cụ thể được thể hiện ở bảng khảo sát sau: *Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nhà giáo theo kế hoạch Số GV Số GV Tỉ lệ Kết quả XL Ghi chú dự kiến đã KT Với những số liệu trên của nhà trường nhận thấy kết quả công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường chưa cao. Tôi mạnh dạn đưa "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trong trường Mầm non" III. Các biện pháp thực hiện. 1. Biện pháp 1: Chú trọng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ Kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường và có tính khả thi. Để xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ có tính khả thi, thì Hiệu trưởng phải biết căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường và thực trạng công tác kiểm tra nội bộ năm học trước. Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, Hiệu trưởng cần tập trung đội ngũ kiểm tra viên để cùng bàn bạc thảo luận, góp ý cho bản kế hoạch. Xây dựng kế hoạch dựa trên kế hoạch kiểm tra của Phòng giáo dục. Bởi vậy kế hoạch phải được xây dựng một cách tỷ mỉ cho từng đối tượng, khối lớp, thời gian thực hiện. Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học một cách cụ thể. Kế hoạch kiểm tra cần được công bố công khai ngay từ đầu năm học. - Kế hoạch kiểm tra năm: Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau. Chẳng hạn, có thể trình bày kế hoạch kiểm tra toàn năm như sau: hoạt động giáo dục trong nhà trường đều được kiểm tra để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ, có hiệu quả và Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đổi tượng kiểm tra. Công tác KTNB đảm bảo tính công bằng, khách quan, toàn diện, thường xuyên nhằm thúc đẩy các đối tượng được kiểm tra kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót để ngày càng tiến bộ hơn. Hiệu trưởng phải làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị thấm nhuần về việc kiểm tra nội bộ trường học là việc làm cần thiết để phát triển đơn vị. Đổi mới nhận thức về kiểm tra nội bộ cho lực lượng giáo viên là việc làm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và xây dựng phương pháp tự kiểm tra trong nhà trường. Hoạt động kiểm tra giúp cấp trên nắm được tình hình, giúp cấp dưới sửa chữa, uốn nắn những sai lầm, lệch lạc. Giúp đỡ cấp dưới thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật. Do vậy, công tác kiểm tra luôn luôn đòi hỏi tính kịp thời "Khi đã có Nghị quyết thì phải lập tức đốc thúc sự thực hành Nghị quyết ấy. Phải biết rõ sự linh hoạt và cách làm việc của tập thể. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để họ vượt qua mọi khó khăn". Hiệu trưởng có thể tổ chức cho Hội đồng giáo viên cùng thảo luận học tập các văn bản, Nghị quyết có liên quan đến công tác kiểm tra để họ trao đổi. Giúp nhau đi đến hiểu đúng việc kiểm tra nội bộ trường mầm non. Cần phân tích chấm dứt tình trạng giáo viên có hành động đối phó với kiểm tra. Tuyên truyền để họ hiểu rằng công tác kiểm tra là rất quan trọng, để họ có ý thức biến quá trình kiểm tra của Hiệu trưởng thành quá trình kiểm tra của giáo viên. Nếu tất cả mọi người hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng của kiểm tra nội bộ trường học và tác dụng của nó thì công tác kiểm tra nội bộ của người Hiệu trưởng sẽ thuận lợi và hiệu quả. Như vậy, hoạt động kiểm tra mới giúp cá nhân, bộ phận nâng cao tinh thần trách nhiện và ý thức tổ chức kỷ luật, vừa kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, vừa kịp thời giáo dục xử lý đúng mức đối với những người mắc khuyết điểm sai lầm. Do đó những thông tin mà kiểm tra cung cấp cho cơ quan cấp trên, cho người lãnh đạo đòi hỏi độ chính xác rất cao. Muốn có được độ chính xác đó, thái độ của người kiểm tra là phải cẩn thận, xem xét một cách tỷ mỷ, thấu đáo và đánh giá một cách khách quan, không áp đặt theo ý chủ quan của mình, Người khẳng định: "Thái độ của người cán bộ là kiểm tra phải cẩn thận. Nghe không được thiên lệnh, nghe một bên, nên nghe người này, nghe người kia, phải khách quan. Chớ do ý muốn và suy đoán chủ quan của mình. Chống quan liêu. Kiểm tra muốn biết, muốn thấy, muốn hiểu rõ sự thật ở cá nhân, bộ phận nào đấy phải đến tận nơi, nghe ngóng, tìm tòi, chịu khó. Phải cẩn thận, khách quan, điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. 3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ theo đúng nguyên tắc kiểm tra. Trước kia trường tôi tiến hành kiểm tra mang tính chất bộc phát, chưa thường xuyên và chưa công khai nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra và kết quả sau kiểm tra. Kết quả là công tác kiểm tra của nhà trường không mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy công tác quản lý của hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra và nghiên cứu hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ của Sở GD&ĐT Ha Nội, của Phòng GD&ĐT Ba Vì, tôi đã khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra. Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình. Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc của mình. Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. Yêu cầu của thúc đẩy là người kiểm tra phải phát hiện, lựa chọn được kinh nghiệm (của đối tượng kiểm tra, của người khác, của mình...); phổ biến được kinh nghiệm tốt, những định hướng mới cho đối tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với quản lý nhằm phát triển tổ chức, phát triển cá nhân trong nhà trường. Ví dụ: Kiếm tra hoạt động sư phạm của giáo viên thực hiện các nhiệm vụ: kiếm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. Cụ thể là: - Kiểm tra: Xem xét việc tuân thủ các qui định, qui chế và hướng dẫn của các cấp quản lý liên quan đến hoạt động sư phạm của giáo viên - Đánh giá: Xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo qui định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại lao động sư phạm của giáo viên tại thời điểm kiểm tra - Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên khắc phục những hạn chế trong lao động sư phạm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, hoàn thiện thiên chức nhà giáo cũng như cải thiện kết quả học tập của học sinh - Thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phổ biến các kinh nghiệm, các định hướng mới nhằm hoàn thiện dần hoạt động sư phạm của giáo viên, góp phần phát triển hệ thống giáo dục. Hiệu trưởng nhà trường là người tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ, đưa hoạt động kiểm tra tiến tới hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng kiểm tra nội bộ trường học cũng chính là tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Chỉ đạo công tác kiểm tra đòi hỏi hiệu trưởng cần làm tốt các nhiệm vụ sau: - Ra các quyết định về kiểm tra (quyết định thành lập ban kiểm tra, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra...); (Ảnh 4) - Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ lực lượng kiểm tra hoàn thành các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy; - Sử dụng và phối hợp các phương pháp, hình thức kiểm tra đối với mỗi nội dung kiểm tra cụ thể; - Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra; - Huấn luyện cán bộ và nhân viên dưới quyền thực hiện kiểm tra và tự kiể m tra. - Khuyến khích tự kiểm tra, đánh giá của các cá nhân, bộ phận trong trường. 5. Biện pháp 5: Xây dựng những chuẩn mực đánh giá, mục tiêu cho đối tượng kiểm tra. * Xây dựng những chuẩn mực đánh giá:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx