Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao môn Làm quen chữ cái

doc 18 trang skquanly 10/04/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao môn Làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao môn Làm quen chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao môn Làm quen chữ cái
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
 MỤC LỤC
I. PHẦN MỞĐẦU:......................................................................................... 2
I.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ.:............................................................................... 3
I.3. Đối tượng nghiên cứu:............................................................................... 4
I.4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
I.5. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................... 4
II. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................... 5
II.1.Cơ sở lí luận:.............................................................................................. 5
II.2. Thực trạng ................................................................................................ 5
II.3. Giải pháp, biện pháp................................................................................. 7 
II.4. Kết quả.................................................................................................... 14
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 16
III.1. Kết luận:. .. 16
III.2. Kiến nghị: . 16
* Nhận xét của hội đồng sáng kiến ............ 17 
* Tài liệu tham khảo....................................................................................... 18
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi1 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
nhân trẻ kích thích trẻ hoạt động một các chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui 
tươi đồng thời tạo cơ hội cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc 
lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, 
mềm dẻo, thực hiện phương châm “học bằng chơi, chơi mà học”, đáp ứng 
mục tiêu phát triển trẻ một các toàn diện về mọi mặt.
 Là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn của trường mầm non Cư 
pang tôi nhận thấy được tầm quan trọng trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ 
mầm non, thấy được vai trò và nhiệm vụ cao cả của mình, trong việc phát 
triển những mầm non tương lai của đất nước, góp phần xây dựng sự nghiệp 
giáo dục nói riêng và đất nước nói chung ngày càng tốt đẹp, tiến bộ xã hội.
 Từ những tầm quan trọng trên, nên tôi luôn hướng dẫn giáo viên tìm 
tòi và đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp 
thu được đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi tích hợp được nhiều nội dung 
vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ và phù 
hợp với điều kiện trường mình đang công tác. Đối với trẻ mầm non hoạt động 
làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát 
triển toàn diện của trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn 
từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để 
phát triển các giác quan và hoàn thiện các nhân cách cho trẻ.
 Vì thấy được tầm quan trọng của hoạt động, nên tôi đã chọn đề tài 
nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho giáo viên nâng cao 
môn làm quen chữ cái”.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 Mục đích nghiên cứu của đề tài sẽ là: Khảo sát khả năng nhận thức tư 
duy của trẻ đối với bộ môn làm quen chữ cái trên cơ sở đề ra một số giải 
pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp giáo viên trong quá trình hướng dẫn trẻ 
môn “Làm quen chữ cái” có hiệu quả như: kích thích tính sáng tạo, phát triển 
về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua đó nhằm phát huy tính tích cực chủ 
động ...
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
 Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra nhằm tạo cơ hội cung cấp, củng cố kinh 
nghiệm, làm tăng sự tò mò, hứng thú. Qua thực hiện đề tài này nhằm giúp 
giáo viên trong tiết dạy tạo nhiều cơ hội học tập và lĩnh hội được nhiều kiến 
thức mới nhằm phát huy tính sáng tạo, tính tích cực chủ động và phát triển 
ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ thông qua chương trình mầm non mới.
 Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, 
sáng tạo cho trẻ trong môn Làm quen chữ cái . 
 Giáo viên giúp trẻ trải nghiệm, tìm tòi, kích thích sự sáng tạo của trẻ, 
qua việc cho trẻ kỹ năng sống .
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi3 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
đề ở trường, các buổi thao giảng dự giờ tìm ra các biện pháp để áp dụng 
phù hợp với tình hình trẻ ở đơn vị mình.
 II.PHẦN NỘI DUNG:
 II.1.Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài
 Trẻ độ tuổi lớp lá (5-6 tuổi)
 Dựa vào yêu cầu và kết quả mong đợi của chương trình khung, bộ 
chuẩn trẻ 5 tuổi, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Tài liệu BDTX Năm 2013 
gồm 44 mô đun( mô đun 3)
 Trẻ ghi nhớ có chủ định và có khả năng tập trung tốt, bền vững. Khả 
năng tư duy trực quan hình tượng và ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ.
 Trẻ đi sâu tìm hiểu mối quan hệ sự vật hiện tượng và có nhu cầu tìm 
hiểu bản chất chung.
 Trẻ bắt đầu lĩnh hội được tri thức ở trình độ khái quát cao và một số 
khái niệm sơ đẳng.
 Trẻ đang bước đầu của quá trình tư duy trừu tượng. 
 Chính vì vậy đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm 
này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và 
vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình ... tất cả những cử chỉ đó đều làm 
nên những thói quen, kể cả thói xấu ..., trách nhiệm hình thành nhân cách cho 
trẻ tất cả thuộc về cô giáo Mầm non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng 
đường khôn lớn của trẻ. Đặc biệt là nhận biết chữ cái và phát âm chuẩn, hoàn 
thiện tiếng mẹ đẻ, phát triển bộ máy phát âm... 
 II.2.Thực trạng:
 a.Thuận lợi, khó khăn:
 * Thuận lợi:
 Bản thân tôi là phó hiệu trưởng được phân công phụ trách mảng chuyên 
môn liên tiếp nhiều năm nên việc quản lý, chỉ đạo và năm bắt về chuyên môn 
tương đối vững vàng.
 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, phụ huynh đa số quan 
tâm đến việc học của con em mình.
 Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, sân trường rộng rãi thoáng mát
 * Khó khăn:
 Trình độ chuyên môn không đồng đều.
 Khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ phát triển chưa đồng 
đều, đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
 Số trẻ đến trường hầu hết là chưa qua nhóm lớp nhà trẻ, vốn hiểu biết 
và phát âm hạn chế.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi5 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
 Các đồng chí giáo viên được bố trí công tác phù hợp năng lực, giáo 
viên có tình thần tự học cao.
 Cơ sở vật chất được Ủy Ban nhân dân xã EaBông rất quan tâm.
 Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả 
đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp 
kiến thức phù hợp với từng tuổi, đã đưa trẻ đến vùng phát triển gần nhất, tạo 
cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm.
 Giáo viên đa số là giáo viên trẻ có năng lực, tiếp cận những cái hay cái 
mới nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. 
 * Hạn chế
 Do giáo viên lớn tuổi dạy chương trình 26 tuần, chương trình cải cách 
thời gian lâu nên khi tiếp cận chương trình mầm non mới còn mang nặng 
chương trình cái cách. Một số giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, một 
số là giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít.
 Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi 
tính không thành thạo ở một số giáo viên thuộc đồng bào dân tộc thiểu số .
 Các cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do bố mẹ đi làm 
rẫy mang đi theo nên tiếp xúc được ít với thế giới xung quanh
 II.3.Giải pháp, biện pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên trong hoạt động “môn 
làm quen chữ cái” từ đó nhằm kích thích sự hứng thú sáng tạo muốn nhận 
biết chứ cái, phát âm chuẩn và tô thành thao không lem...
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn làm quen chữ 
cái:
 Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động môn 
“Làm quen chữ cái” tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên tìm tòi từ những tranh 
ảnh mô hình , vật thật đẹp về màu sắc tất cả đều có chữ viết ... hấp dẫn nhằm 
kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
 Tổ chức cho trẻ tự làm những quyển an bum, tranh có lồng ghép chữ 
cái để treo góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc...
 Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như lịch cũ có hình ảnh về Con búp 
bê, bình nước, bàn ủi, ly uống nước, chự hoa ngày tết có các từ hoặc chữ 
cái Sau đó tổ chức và hướng dẫn cho trẻ cắt dán làm an bum .v.v thông qua 
hoạt động góc...
 Hướng dẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ xây dựng nhiều mô hình hoạt 
động đẹp mắt, hấp dẫn như mô hình trang trại có vườn, ao, chuồng hay mô 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi7 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái
 Và qua thực tế phụ trách công tác chuyên môn trong nhiều năm và 
thường xuyên được trực tiếp đi thăm lớp, dự giờ giáo viên tôi nhận thẩy trẻ 
mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, các cháu còn nhỏ nhưng có 
nhu cầu ý thức học tập, thích khám phá những cái mới lạ, ham hiểu biết. Đặc 
biệt thích vui chơi, vui chơi đóng vai trò chủ đạo.
 Chính vì vậy các hoạt động học tập của trẻ phải đựoc tổ chức dưới 
dạng vui chơi mà vẫn đảm bảo kiến thức cho trẻ mới thu hút, hấp dẫn trẻ 
tham gia vào giờ học đạt kết quả cao.
 Dựa vào đặc điểm của trẻ và thực tế trên tôi đã hướng dần giáo viên 
đi sâu vào sưu tầm những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nghiên 
cứu về chương trình giảng dạy môn làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-:-6 
tuổi. Tôi luôn suy nghĩ và đặt ra câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào? 
để giúp giáo viên nâng cao nghệ thuật giảng dạy, gây hứng thú, phát huy 
được tính tích cực của trẻ và giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng sâu sắc, 
đạt hiệu quả cao.
 Từ những suy trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi, suy nghĩ mạnh dạn hướng 
dẫn giáo viên cải tiến đưa ra một số trò chơi vào các tiết làm quen chữ cái và 
làm một số đồ chơi đẹp, phong phú phục vụ các trẻ chơi để hấp dẫn trẻ tham 
gia vào trò chơi và các trò chơi đưa vào các tiết học phải phù hợp với đặc 
điểm nhận thức của trẻ, với chủ đề. Mỗi tiết học phải thay đổi các trò chơi 
khác nhau, thường xuyên không lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ không nhàm 
chán. Bên cạnh khi giới thiệu trò chơi tôi lại phải suy nghĩ giúp giáo viên đưa 
ra những thủ thuật, lời nói nhẹ nhàng hấp dẫn gây được hứng thú phát huy 
tính tích cực của trẻ vào hoạt động làm quen với chữ cái.
 * Một số giải pháp thực hiện.
 Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào giờ học làm 
quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi hướng dẫn giáo viên vận dụng một số trò 
chơi vào các tiết học cụ thể như sự:
 Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái ô.ô.ơ
 Chủ đề: Trường mầm non
 Chủ đề nhánh: Lớp học bé yêu thương
 Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ô cửa bí mật”.
 Vào bài tôi đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới thiệu 
chương trình “Chào đón các bé đến với trò chơi Ô cửa bí mật, với chủ đề: 
"Lớp học bé yêu thương” Đến tham gia trò chơi hôm nay gồm có 02 đội thi, 
tôi muốn biết đội một đâu (trẻ ở đội một đứng lên giơ tay vẫy), đội hai đâu 
(trẻ ở đội hai đứng lên giơ tay vẫy).
 Bây giờ hai đội cùng tham gia vào trò chơi, hai đội sẽ lên bốc thăm để 
chọn cho đội mình một ô cửa ( 2 trẻ đại diện 2 đội lên bốc thăm)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phi9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc