Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

doc 19 trang skquanly 31/05/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ
 PHÙ HỢP VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG
 Lĩnh vực: Nuôi dưỡng
 Cấp học: Mầm non
 Tên Tác giả: Lưu Thị Thơ
 Đơn vị công tác: Trường mầm non xã Hữu Hòa
 Tài liệu kèm theo: Đĩa VCD
 Năm học: 2021-2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, nguồn hạnh phúc vô 
tận của mỗi gia đình, là nguồn động viên lớn giúp chúng ta quên đi mệt mỏi 
trong một ngày làm việc, là nguồn kế tục vẻ vang của ông cha ta và phát huy sự 
nghiệp của đất nước. Vì vậy, mọi trẻ em khi sinh ra đều có quyền được chăm 
sóc và nuôi dưỡng về mọi mặt để trẻ có thể phát triển toàn diện.
 Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung 
và của các trường mầm non nói riêng. Ở trường mầm non, cô phải chăm sóc thế 
nào để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt nhất, để từ đó tạo ra 
niềm tin từ các bậc phụ huynh khi gửi con tới trường. Ở nhà, trẻ rất cần có một 
chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển toàn diện.
 Năm học 2021-2022 là một năm học rất đặc biệt. Do dịch bệnh Covid-19 
diễn biến phức tạp nên trẻ phải nghỉ học ở nhà để phòng chống dịch. Việc thực 
hiện chế độ dinh dưỡng với trẻ trở lên khó khăn và phức tạp hơn. Nhiều gia đình 
bố mẹ nhận thức về dinh dưỡng còn hạn chế, nhiều gia đình bố mẹ nuông chiều 
con... Vì vậy để trẻ phát triển tốt về thể chất, thể lực đòi hỏi nhân viên nuôi 
dưỡng phải có trình độ về chuyên môn, phải có tinh thần yêu nghề, mến trẻ, phải 
luôn tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm chế biến các món ăn để vận dụng vào 
việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở trường cũng như tuyên truyền giúp phụ huynh 
hiểu và vận dụng đảm bảo cho các con một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
 Để đạt được kết quả như mong đợi, bản thân là một nhân viên nuôi dưỡng 
trong trường, gánh trách nhiệm trên vai, tôi luôn không ngừng học hỏi, trau dồi 
kiến thức từ chị em đồng nghiệp, qua sách báo và các phương tiện truyền thông. 
Tại bếp ăn của trường, tôi luôn luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của chị 
em đồng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để từ đó tham 
mưu với Ban giám hiệu nhà trường về chế độ thực đơn theo mùa, theo tuần của 
trẻ, cân đối hài hoà các chất dinh dưỡng với nhau giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết 
xuất, nhằm giúp trẻ có thể lực và sức khoẻ tốt nhất khi tham gia mọi hoạt động 
mà trẻ được học tại trường. Bên cạnh đó vẫn còn một số trẻ ăn chưa ngon 
miệng, ăn chưa hết xuất của mình. Đặc biệt khi trẻ nghỉ ở nhà để phòng dịch, 
chúng tôi chỉ đóng vai trò gián tiếp tuyên truyền, động viên, nhắc nhở. Làm thế 
nào để các con luôn có bữa ăn đảm bảo, làm thế nào để các con có một chế độ 
dinh dưỡng hợp lý, ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Đó là điều tôi luôn trăn trở.
 Với mong ước một tương lai tươi sáng, để trẻ em trở thành những chủ 
nhân hữu ích của tương lai đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng 
cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với 
bối cảnh địa phương”. làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 
cứu tổng kết kinh nghiệm.
 Dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ mầm non là một điều rất quan trong 
đối với sự phát triển của trẻ, dinh dưỡng quyết định sự tồn tại phát triển của sự 
sống, sinh trưởng và phát triển của con người. Như chúng ta đã biết con người 
không thể tồn tại được nếu không ăn, không uống. Từ đó chúng ta thấy được 
tầm quan trọng của việc ăn và uống là nhu cầu cấp bách và bức thiết không thể 
thiếu được đối với mỗi con người chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Bởi lẽ trẻ đang 
trong thời kỳ phát triển mạnh cần nhu cầu dinh dưỡng là rất lớn. Vì vậy, dinh 
dưỡng cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Ở lứa tuổi này, cơ thể 
trẻ đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, cơ thể trẻ còn non yếu, dễ phát 
triển lệch lạc và mất cân đối, trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc 
một cách hợp lý, nếu trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến các bệnh như suy dinh dưỡng, còi 
xương. Bên cạnh đó, bệnh béo phì có xu hướng gia tăng đây cũng là mối quan 
tâm của nhiều gia đình và nhà trường nhất là ở độ tuổi mẫu giáo. Vì vậy, chúng 
ta phải có khẩu phần ăn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với chế độ ăn của trẻ, sẽ 
giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và phòng tránh được các bệnh. Để làm được điều 
đó, giáo dục cho trẻ có thể thông qua nhiều biện pháp. Tổ chức cho trẻ vận động 
phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy một trong 
những biện pháp để phát triển thể chất là nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh 
sạch sẽ.
 Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, do đó cần năng 
lượng để xây dựng. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp. Vì thế, thức ăn chỉ 
phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa 
tuổi.
 II. Thực trạng vấn đề.
 1. Đặc điểm chung:
 Nhà trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận lại trường 
chuẩn quốc gia mức độ 1.
 - Năm học 2020 - 2021 nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến. 
 Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở trung tâm của xã. Với đặc điểm 
tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó 
khăn sau:
 2. Thuận lợi:
 - Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng trẻ khỏe có trình đô chuyên môn vững 
vàng 100% có bằng trung cấp nấu ăn, 5/8 đồng chí có bằng cao đẳng, nhiệt tình cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức 
tạp. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện 
pháp sau:
 1. Tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kinh 
nghiệm để nâng cao, cải tiến phương pháp chế biến món ăn cho trẻ.
 Với phương châm: “Học, học nữa, học mãi” nhà bác học vĩ đại Lênin đã 
cho chúng ta thấy mỗi một con người không kể tuổi tác cần phải học, học không 
ngừng nghỉ, học để hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống, học để bồi dưỡng kiến 
thức. Trong công việc, chúng ta càng phải học hỏi, tìm tòi cái mới lạ để nâng 
cao trình độ chuyên môn của mình. Nhận thức rõ điều đó, tôi không ngừng học 
hỏi, tìm tòi qua những người xung quanh, những đồng nghiệp, những kênh 
truyền hình liên quan đến chế biến món ăn như: Vua đầu bếp, nội trợ, cùng vào 
bếp...
 Bản thân tôi học hỏi đồng nghiệp, qua sách báo, qua các trang mạng chính 
thống, qua ti vi để tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình giúp tôi chế biến món ăn 
cho trẻ ngày một tự tin hơn. Ngoài ra, tôi thường xuyên nấu những món ăn mà 
tôi vừa học hỏi để chế biến cho mọi người trong gia đình thưởng thức và cho ý 
kiến nhận xét. Từ đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc chế biến món ăn cho trẻ 
tại trường cũng như tuyên truyền chia sẻ cách chế biến món ăn cho trẻ tới các 
bậc phụ huynh.
 Ảnh minh họa 1.1: Nhân viên nuôi dưỡng tự nghiên cứu, học hỏi.
 Trẻ nghỉ ở nhà do ảnh hưởng dịch Covid- 19 đến tháng 4/2022 trẻ mới 
được đi học trở lại. Ngoài việc đi trực theo lịch phân công của nhà trường, tôi 
luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo 
dục trẻ trong chương trình mầm non mới theo khoa học, chú ý các chuyên đề 
dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của trẻ do sở, phòng giáo dục và 
nhà trường tổ chức. Xác định trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc về 
dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với nhân viên nuôi 
dưỡng chúng tôi.
 Ảnh minh họa 1.2: Nhân viên nuôi dưỡng tham gia tập huấn qua zoom
 Bên cạnh đó, tôi luôn tự tìm hiểu, nghiên cứu để biết nhu cầu dinh dưỡng 
của trẻ theo từng độ tuổi, biết một khẩu phần ăn của trẻ như thế nào là đầy đủ và 
hợp lý, biết các nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn, biết giá trị dinh dưỡng của 
các thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương để có những ý kiến tuyên 
truyền phù hợp với phụ huynh trong chế độ ăn của trẻ.
 Chế biến món ăn cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất đảm bảo cân đối các 
chất dinh dưỡng cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ là nghệ vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở nhà. Qua đó, các bậc phụ huynh có thêm 
một số biện pháp để phòng tránh. 
 Ngoài ra tôi chia sẻ các bài báo, đường link, các bài viết trên Webside nhà 
trường, các kênh youtube . về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ khi 
ở nhà với những nội dung sau:
 2.1. Giữ vệ sinh cá nhân khi sơ chế, chế biến thực phẩm.
 Giữ vệ sinh cá nhân khi sơ chế, chế biến thực phẩm là một yêu cầu tất yếu 
của một người chế biến bữa ăn. Vì nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân 
cho mình thì chính người chế biến lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không 
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
 Chính vì vậy phụ huynh hãy tạo cho mình một thói quen vệ sinh cá nhân 
khi trước và trong khi chế biến món ăn cho trẻ:
 + Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ.
 + Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ 
sinh và có khăn lau tay riêng.
 + Đầu tóc luôn cặp gọn gàng.
 + Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề khi sơ chế, chế biến thực phẩm.
 + Bản thân ý thức cao trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 
trẻ để phòng tránh các dịch bệnh lây nhiễm sang trẻ.
 Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì 
thường xuyên để tạo thành thói quen được vì vậy các bậc phụ huynh phải luôn ý 
thức tự giác vệ sinh các nhân mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc.
 Ảnh minh họa 2.1: Rửa tay trước khi sơ chế, chế biến thực phẩm.
 2.2. Hướng dẫn phụ huynh giữ vệ sinh đồ dùng, dụng cụ chế biến.
 Dụng cụ chế biến là một yếu tố cơ bản không thể thiếu của một người đầu 
bếp, nhưng làm sao để đảm bảo được dụng cụ đó an toàn thì đó là điều cần thiết 
của đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi và phụ huynh của từng trẻ. Nếu như 
thực phẩm sạch nhưng dụng cụ chế biến lại nhiễm bẩn thì đấy cũng là nguồn 
gốc của dịch bệnh, ngộ độc dẫn đến hậu quả khó lường.
 Nhận thức được điều đó, bản thân tôi kết hợp cùng giáo viên trong trường 
tuyên truyền đến phụ huynh, phải luôn có ý thức về vấn đề vệ sinh dụng cụ chế 
biến hàng ngày như sau: Tất cả các dụng cụ như: Nồi, xoong, dao, thớt, khay 
inoxđều được rửa sạch bằng xà phòng sau khi sử dụng. Rửa lại, tráng nước 
sôi trước khi dùng. Có dụng cụ chế biến thực phẩm sống – thực phẩm chín 
riêng. Tủ lạnh được vệ sinh hàng ngày và tổng vệ sinh 1 lần /tuần đảm bảo 
không có mùi, không bị đóng đá, không có bụi bẩn, cặn thải. 2.4. Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra chất lượng thực phẩm, đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm trong việc mua thực phẩm hàng ngày.
 Các loại thực phẩm mua trong ngày không chỉ đủ về số lượng mà phải 
kiểm tra đánh giá chất lượng và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước 
khi mua. Đây là một việc làm rất quan trọng mang tính cấp thiết, thể hiện trách 
nhiệm của người mua và người bán.
 Thực phẩm mua hàng ngày từ ngoài chợ hay trong các siêu thị cần phải 
kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trước chế biến.
 * Kết quả đạt được:
 - Phụ huynh đã luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo 
các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp nói chung và trong khi mua, sơ 
chế, chế biến thực phẩm nói riêng.
 - Phụ huynh đã thực hiện tốt, đánh giá thực chất chất lượng thực phẩm 
hàng ngày trong việc mua thực phẩm.
 - Nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa 
chọn thực phẩm tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
 - Trong thời gian trẻ ở nhà để phòng tránh dịch bệnh không có trường hợp 
nào bị ngộ độc thực phẩm xảy ra.
 3. Hướng dẫn phụ huynh cải tiến, sáng tạo trong cách chế biến món ăn 
cho trẻ.
 Thực đơn cân đối nhiều dinh dưỡng nhưng người nấu không chế biến 
ngon, dễ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hết xuất thì thực đơn đó không phát huy hết 
hiệu quả. Từ những suy nghĩ trên tôi đã cải tiến một món thịt gà om nấm hoặc 
món canh su hào, cà rốt nấu thịt lợn. Nếu ta thường xuyên cho trẻ ăn thì trẻ rất 
dễ chán, ăn không ngon miệng. Tôi đã thay đổi một số món ăn vào thực đơn cho 
trẻ để có thể hướng dẫn phụ huynh bằng cách quay các video chế biến món ăn 
sau đó giáo viên gửi vào zalo các lớp...
 a. Chế biến một số món ăn chính: 
 * Thịt bò lúc lắc: (Theo định lượng của trẻ)
 - Nguyên liệu: Thịt bò, hành tây, nước tương, dầu hào, hành tái, hành 
khô (gia vị đầy đủ)
 - Cách làm:
 + Thịt bò sửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào cối xay, ướp một chút dầu hoà
 + Hành tây, rửa sạch thái hạt lựu
 + Hành lá rửa sạch thái nhỏ
 + Hành khô rửa sạch băm nhỏ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.doc