Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh

docx 20 trang skquanly 23/04/2025 520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm non Đồng Tĩnh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
Chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong 
trường mầm non là việc hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan 
tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ 
sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình 
thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn 
nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 
không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ảnh hưởng 
đến trí tuệ của trẻ. Do đó việc nuôi dưỡng và giáo dục dinh dưỡng và phòng chống 
suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết, chính vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng 
và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng.
Việc tổ chức cho trẻ ăn ở các lớp như thế nào để nâng cao được chất lượng bữa 
ăn của trẻ là vấn đề mà Ban giám hiệu nhà trường cần phải bàn. Thực hiện nhiệm 
vụ trọng tâm trong năm học 2016-2017 của nhà trường là nâng cao chất lượng 
nuôi dưỡng trẻ và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non, và 
năm học này là năm thứ hai tôi đảm nhận công tác quản lý nhà trường và trực tiếp 
chỉ đạo công tác bán trú của nhà trường. Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao 
chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường? 
Đó là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các biện 
pháp để làm sao nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ và giảm được tỷ lệ suy 
dinh dưỡng. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm 
sóc nuôi cho trẻ ở trường mầm non” nhằm giúp thực hiện ngày càng tốt hơn trong 
công tác tổ chức bán trú của nhà trường, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. 
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục của nhà trường ngày 
một đạt hệu quả hơn.
2. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm 
non Đồng Tĩnh”
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Tĩnh- huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về 
công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
Việc duy trì công tác bán trú và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nhằm giảm 
tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc làm cần thường xuyên và liên tục 
đã chải qua nhiều năm, nhiều người thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương, mỗi 
trường thì việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho 
các cháu có sự khác nhau. Đối với trường mầm non Đồng Tĩnh thì công tác này 
được quan tâm chú trọng và xúc tiến ngay từ những ngày đầu của năm học, nhưng 
tuy nhiên đến năm 2016-2017 thì kết quả vẫn chưa được như kế hoạch đầu năm. 
Vì vậy là người cán bộ quản lý trường mầm non thì việc chỉ đạo thực hiện tốt 
công tác bán trú, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống 
suy dinh dưỡng cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà 
còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên, nhân viên cấp dưỡng đang 
trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 
6.1. 2. Thực trạng về nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường Mầm 
non Đồng Tĩnh
*Đặc điểm tình hình:
Để tiến hành thực hiện cải thiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhằm 
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non. Sau một thời gian 
nghiên cứu tôi nhân thấy như sau;
a) Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Tam Dương, cũng 
như sự quan tâm của các cấp, các ngành lãnh đạo của địa phương và sự ủng hộ 
nhiệt tình của các bậc phụ huynh đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh 
thần trách nhiệm cao trong công việc được phân công. 100% cán bộ giáo viên 
trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Đội ngũ cô nuôi trẻ khỏe, tâm huyết với nghề.
- Ban giám hiệu luôn hỗ trợ, giúp đỡ nhau trọng mọi công việc, nhất là công tác 
chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ được nhà trường đặt lên hàng 
đầu.
- Ban giám hiệu có biệp pháp cụ thể để nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dụng 
thực đơn theo tuần, tháng, theo mùa. đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Riêng tôi là người quản lý công tác bán trú của 
nhà trường nhận thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, 
cùng với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các 
cháu, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không, để có biện pháp thực hiện và chỉ 
đạo kịp thời. Sau đây là môt số biện pháp thực hiện trong việc nâng cao chất 
lượng chăm só nuôi dưỡng phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm 
non mà chúng tôi đã thực hiện.
1. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cấp dưỡng
 Nhà trường chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên 
, nhân viên với các nội dung về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh 
phòng bệnh- phòng dịch, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 * Đối với cấp dưỡng:
- Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 100% cô cấp dưỡng qua các 
lớp tập huấn do Phòng Giáo Dục Phối hợp trung tâm y tế huyện tổ chức. 
- Tổ chức bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng cho cô cấp dưỡng ngay từ đầu năm 
học.
- Nhà trường tổ chức cho đội ngũ cấp dưỡng sưu tầm, đăng ký chế biến món ăn mới 
qua hội thi cấp dưỡng giỏi kết hợp tổ chức chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh an toàn 
thực phẩm, tổ chức thi đua chế biến về các món ăn, bữa phụ tại trường để chị em 
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
 (Hình ảnh tổ chức thi cấp dưỡng giỏi) Ví dụ: Hoạt động làm quen với chữ cái gây hứng thú cho trẻ giáo viên có thể đọc 
đồng dao, hò, vè về các loaị rau, quả ở chủ đề thế giới thực vật.
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong giờ đón – trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền, giáo 
dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các cô hỏi 
thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở nhà trẻ 
được ăn cơm với gì? 
- Thông qua giờ ăn hàng ngày ở lớp, cô đặt ra các câu hỏi:
Ví dụ: Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? Vì sao?
- Trong các giờ học và hoạt động vui chơi, các cô giáo cần phải giải thích cho trẻ thấy 
được giá trị của từng loại thức ăn, ăn uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng 
hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy còm ốm yếu.
- Vệ sinh môi trường: Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ trẻ em, vì vậy vệ 
sinh phòng lớp sạch sẽ, không có mùi hôi khai, sàn nhà khô ráo, hàng tuần tổng 
vệ sinh các phòng, lau các cửa, khai thông cống rãnh, cũng góp phần giúp cho trẻ 
khỏe mạnh. 
2. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần:
- Khẩu phần ăn của trẻ được tính trên khẩu phần ăn Nutrikids
 (Hình ảnh phần mềm Nutrikds)
 - Canh rau mồng tơi nấu thịt 101 13.61 19.47 66
 Chiều - Xôi ruốc
 Sáng - cá rán dim mắm 
 Năm - Canh rau cái nấu thịt 102 13.89 22.42 63.69
 Chiều - Cháo chè đỗ xanh
 Sáng - Thịt lợn sốt cà chua 
 Sáu - Canh cua rau mồng tơi 101 13.03 23.23 63.74
 Chiều - Bánh tẻ
 Trung bình một tuần: Đạt 700- 800 kalo
 3. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Được 
sự quan tâm của Sở Giáo Dục và đào Tạo, Phòng Giáo dục –Đào tạo huyện Tam 
Dương đã tổ chức những buổi tập huấn về chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức 
khỏe cho trẻ từ đội ngũ cán bộ quản lý đến giáo viên và nhân viên.
- Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy tính bằng phần mềm nitrikids giúp nhà 
trường rút được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thực đơn mẫu để các nhà trường 
tham khảo, căn cứ vào mục thực đơn mẫu để đặt hàng rồi làm bảng điều tra thực 
tế.
- Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình chọn và sử 
dụng khoảng 5-6 loại thực phẩm/ ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 
nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng bữa, 
từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm vì mỗi loại thực 
phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta sẽ có 
thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có bữa ăn cân đối, 
đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên. Chú ý bổ sung dầu, đường, muối để đủ chất cân 
đối và phù hợp với tiền ăn mà cha mẹ trẻ đóng góp. Mức thu tiền ăn được điều 
chỉnh hàng năm phù hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng bữa ăn của 
trẻ, mức thu hiện nay nhà trường thu là: 11.000đồng/ ngày/ cháu.
- Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh 
dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu 
ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng béo phì, trưa cho trẻ không kém gì tổ chức ăn uống cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 
cảm thấy dễ chịu khi ngủ và tỉnh táo khi thức dậy
 (Hình ảnh giờ ngủ của trẻ)
5. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm:
Từ nhận thức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng, thậm 
chí quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn có tác động đến sức 
khỏe và sự phát triển của trẻ. Tôi coi trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm là hàng 
đầu, tôi đã thực hiện một số yêu cầu sau:
- Để làm tốt việc này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, 
hàng tháng thực hiện đúng lịch.
- Nhà bếp hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn uống 
như: Bát, thìa, nồi hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng, 
tráng nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà bếp, 
khơi thông cống rãnh.
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chúng tôi còn coi trọng đến khâu chế 
biến các món ăn cho trẻ, thực phẩm được chế biến theo một chiều, thức ăn sống 
không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực phẩm 
phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý.
Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt nhỏ 
phải có độ rắn.
Phân công tổ trưởng cấp dưỡng trực nhận thực phẩm trong ngày, có nhật xét về 
thực phẩm và ký nhận rõ ràng. - Theo dõi sức khỏe trẻ theo đúng qui định: Các cháu đến trường được cân – đo 
3 tháng / lần, các cháu suy dinh dưỡng, béo phì tổ chức theo dõi biểu đồ hàng 
tháng. Sau mỗi lần cân- đo các lớp đều ghi danh sách và thông báo kết quả để phụ 
huynh nắm được tình hình sức khỏe của con em mình. Đối với trẻ sụt cân, đứng 
cân, chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân từ cha mẹ trẻ để có sự phối 
hợp và có hướng khắc phục trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn.
 (Hình ảnh cân đo cháu)
7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
- Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền cho các 
bậc phụ huynh về công tác phòng chống dịch bệnh và trong năm học 2015-2016 
dịch bệnh thủy đậu và dịch đau mắt đỏ bùng phát nhà trường phối hợp với trạm 
y tế xã tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình dịch bệnh và cách phòng chống 
bệnh thủy đậu và đau mắt đỏ, về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường.
- Nhà trường cũng đã chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương 
nhất là với trạm y tế xã để xây dụng nội dung và hình thức tuyên truyền cho hiệu 
quả.
- Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí thực hiện 
bảng tin ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú về công tác 
chăm sóc sức khỏe của trẻ (Hình ảnh bảng tin của lớp)
 8. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát:
- Hàng năm nhà trường đều tổ chức kiểm tra tay nghề của cô cấp dưỡng, kết hợp 
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường xuyên chú trọng việc hình thành thói 
quen tốt ở trẻ về giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe của trẻ qua biểu đồ, đồng 
thời thực hiện tốt khâu vệ sinh răng miệng, chăm sóc sức khỏe của trẻ
- Kiểm tra bằng nhiều hình thức
 + Kiểm tra đột xuất
 + Kiểm tra định kỳ
 • Kiểm tra thực phẩm
 • Kiểm tra chế biến
 • Kiểm tra xuất nhập kho
6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Đề tài được nghiên cứu, áp dụng tại trường mầm non Đồng Tĩnh – xã Đồng Tĩnh 
– huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể áp dụng ở các đơn vị khác cũng có điều kiện thực tế giống như ở trường 
tôi.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx