Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực/môn : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học Tên : Mầm non tác giả : Nguyễn Thị Mai Hiên Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng Năm học: 2022-2023 tích cực từ phụ huynh có lời khen về chế độ dinh dưỡng, các món ăn, các giờ ăn của trẻ. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu Thực hiện thông tư số số 30/2012/TT-BYT. Trường tôi tiến hành kiểm thực 3 bước đúng quy trình. KIỂM THỰC 3 BƯỚC Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào trước khi chế biến món ăn. Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn. Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn. Phối hợp, lựa chọn thực phẩm tươi ngon Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và các trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến món ăn. Kết quả: Tôi cùng với tổ nuôi, ban giám hiệu, giáo viên nhận lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi ngon. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thực phẩm trong ngày, có nhận xét về thực chất lượng, số lượng thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Biện pháp 3: Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng là các nhóm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng dể chế biến món ăn phù hợp cho trẻ giúp trẻ ăn ngon và ăn hết xuất. Kết quả: Trường tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, dựa trên các ý kiến đề xuất của giáo viên trên lớp, nhu cầu ăn thực tế của trẻ. Tôi cùng tổ 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Sau khi tiến hành các biện pháp của sáng kiến bản thân tôi nhận thấy. * Hiệu quả về mặt kinh tế: Trẻ được chăm sóc bán trú tại trường giúp bố mẹ yên tâm khi gửi con, trẻ được phát triển về thể chất, giảm được tỷ lệ béo phì, suy dinh dưỡng, có chế độ ăn hợp lý. Khẩu phần, món ăn được nhà trường, giáo viên tuyên truyền qua trang Wedsite, pange nhà trường, zalo nhóm lớp nhắm nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ. Các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. góp phần giảm chi phí vào việc chăm sóc bồi dưỡng trẻ không đúng cách. Phụ huynh có thể áp dụng thực đơn của nhà trường để chế biến cho trẻ ăn tại nhà vừa đảm bảo kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non sẽ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở một số trẻ đang theo học bán trú tại trường. Từ đó trẻ dần nâng cao về thể lực, thể chất, trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. Phụ huynh nắm vững được cách chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, tin tưởng khi gửi gắm con em mình cho nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn tích cực từ phụ huynh có lời khen về chế độ dinh dưỡng, các món ăn, các giờ ăn của trẻ. Biện pháp 2: Nắm vững yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn và lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi tổ chức ăn cho trẻ, người chế biến thực phẩm, chia thức ăn cần thực hiện các yêu cầu Thực hiện thông tư số số 30/2012/TT-BYT. Trường tôi tiến hành kiểm thực 3 bước đúng quy trình. KIỂM THỰC 3 BƯỚC Bước 1: Kiểm tra nguồn nguyên liệu nhập vào trước khi chế biến món ăn. Bước 2: Kiểm tra khi chế biến thức ăn. Bước 3: Kiểm tra trước khi ăn. Phối hợp, lựa chọn thực phẩm tươi ngon Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao được xếp vào thức ăn nhóm 1, đồng thời là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy được gia đình và các trường mầm non sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến món ăn. Kết quả: Tôi cùng với tổ nuôi, ban giám hiệu, giáo viên nhận lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, tươi ngon. Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thực phẩm trong ngày, có nhận xét về thực chất lượng, số lượng thực phẩm và ký nhận rõ ràng. Biện pháp 3: Tham mưu với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng và tổ nuôi xây dựng thực đơn với nhiều món ăn phong phú. Việc xây dụng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống để phòng tránh bệnh tật. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu Vitamin và chất khoáng là các nhóm có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể Từ khi được phân công trực tiếp làm công tác nấu ăn cho trẻ, tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ đặc biệt là nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng dể chế biến món ăn phù hợp cho trẻ giúp trẻ ăn ngon và ăn hết xuất. Kết quả: Trường tôi đã xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, dựa trên các ý kiến đề xuất của giáo viên trên lớp, nhu cầu ăn thực tế của trẻ. Tôi cùng tổ 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. * Hiệu quả về mặt kinh tế: Trẻ được chăm sóc bán trú tại trường giúp bố mẹ yên tâm khi gửi con, trẻ được phát triển về thể chất, giảm được tỷ lệ béo phì, suy dinh dưỡng, có chế độ ăn hợp lý. Khẩu phần, món ăn được nhà trường, giáo viên tuyên truyền qua trang Wedsite, pange nhà trường, zalo nhóm lớp nhắm nâng cao được chất lượng bữa ăn cho trẻ. Các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non là giải pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. góp phần giảm chi phí vào việc chăm sóc bồi dưỡng trẻ không đúng cách. Phụ huynh có thể áp dụng thực đơn của nhà trường để chế biến cho trẻ ăn tại nhà vừa đảm bảo kinh tế cho gia đình vừa đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. * Hiệu quả về mặt xã hội: Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non sẽ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở một số trẻ đang theo học bán trú tại trường. Từ đó trẻ dần nâng cao về thể lực, thể chất, trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn mang lại niềm vui hạnh phúc cho mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. Phụ huynh nắm vững được cách chăm sóc và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, tin tưởng khi gửi gắm con em mình cho nhà trường. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2023 Người nộp đơn PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ đầu chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lý. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực. Chiến lược quốc gia về gia đình đã khẳng định: “Nâng cao hiểu biết của mọi người dân về ăn uống và chăm sóc sức khỏe trẻ. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo viên mầm non, tuyên truyền viên giáo dục cha mẹ là hết sức cần thiết”. Nếu trẻ được cung cấp dinh dưỡng tốt trẻ sẽ được mau lớn, khỏe mạnh và thông minh, học giỏi. Ngược lại nếu dinh dưỡng không đúng cách, trẻ sẽ bị còi cọc chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh. Dinh dưỡng hợp lý, đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng giúp cơ thể khỏe mạnh. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Việc này đã được triển khai tuyên truyền rộng tới các bậc phụ huynh để thực hiện tốt về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ và cộng đồng. Thực tế bên cạnh những trẻ khỏe mạnh, cân đối về chiều cao và cân nặng, thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm ở trường tôi vẫn cao. Các món ăn phong phú đa dạng về thực phẩm, được các cô nuôi chế biến đảm bảo chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn 1 số phụ huynh bận công việc nên chưa chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tại gia đình. Vì vậy, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất nhằm giúp trẻ tăng cân, có cân nặng và chiều cao phù hợp theo lứa tuổi. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng thực hiện tại trường mầm non Tả Thanh Oai B, huyện Thanh Trì đạt kết quả tốt. Đây cũng là những biện pháp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến sức khỏe của trẻ trong lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ suy dinh dưỡng nói riêng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Để có bữa ăn ngon đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho các cháu trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên, bản thân tôi là nhân viên nuôi dưỡng, tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong độ tuổi mầm non, nhất là trẻ suy dinh dưỡng là rất quan trọng. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với trẻ để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Phải tuyên truyền và phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tôi cùng với Ban giám hiệu luôn cố gắng suy nghĩ làm thế nào để có một bữa ăn ngon hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của trẻ, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Đa phần trẻ học tại trường là con nhà thuần nông, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và lượng. Giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài việc ăn uống đủ chất, đủ lượng cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng cho trẻ? Làm thế nào để các cháu ăn ngon miệng, hết suất? Làm thế nào để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con vào trường, tin tưởng vào đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường? Làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng? Câu hỏi đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non, căn cứ vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của các lớp, của nhà trường để tôi đưa ra các biện pháp, nguyên tắc nhằm nâng cao dinh dưỡng trong các món ăn khi tổ chức cho trẻ ăn mỗi bữa hàng ngày.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_b.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng trong trườn.pdf