Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

docx 30 trang skquanly 28/06/2025 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan 
tâm, bởi “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những 
người chủ nhân xứng đáng, xã hội có những người công dân ưu tú thì chỉ ngày 
hôm nay – khi trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách 
nhiệm dạy dỗ, chăm sóc, hướng dẫn cho trẻ em đi đúng hướng. Thời thơ ấu rất 
quan trọng đối với sự phát triển nhân cách con người. Trẻ em hôm nay và mai sau 
này trở thành người như thế nào, ai là người dìu dắt chăm sóc các con trong những 
ngày thơ bé, những gì của thế giớ xung quang đi vào trái tim của em. Mặc dù giáo 
dục trẻ em được cả xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc 
biệt là ngôi trường đầu đời của các con, trường mầm non thân yêu.
 Trách nhiệm này đặt lên vai Giáo dục, đòi hỏi giáo dục phải có đội ngũ quản 
lý, giáo viên giỏi quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm 
non. 
 Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là 
lực lượng cốt cán để biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ 
vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy phải nhanh 
chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giỏi chuyên môn, vững vàng nghiệp vụ tay 
nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp mới đáp ứng kịp xu 
hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay.
 Thực tế đội ngũ giáo viên ngôi trường tôi đang công tác hiện nay có những 
đồng chí rất tâm huyết, yêu nghề tận tụy với trẻ, coi các cháu như con của mình, 
luôn lo lắng đến những cử chỉ bữa ăn, giấc ngủ. Song vẫn còn đâu đấy vẫn còn 
những thầy cô chưa hết lòng yêu nghề còn chưa nhiệt tình chăm lo các con, đối 
xử với trẻ còn chưa công bằng, một số đồng chí còn lung túng trong việc đổi mới 
sáng tạo trong phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
 Với cương vị là một người quản lý của nhà trường, tôi nhận thức được vai 
trò trách nhiệm của mình trong việc nâng cáo chất lượng đội ngũ giáo viên trong 
trường mầm non là hết sức quan trọng và cần thiết. Làm tốt được việc này sẽ giúp 
cho giáo viên, nhân viên có nhận thức đúng đắn, có động cơ phấn đấu, có lòng 
nhân ái, xác định được vị thế của mình luôn là “người mẹ thứ hai của trẻ”. Đồng 
thời có sự chuyển biến chất lượng dạy học và giáo dục nhà trường, thực hiện tốt 
mục tiêu, yêu cầu của giáo dục hiện nay. 3
 Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng 
Bộ giáo dục. Hướng dẫn thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với cán 
bộ giáo viên mầm non;
 Quyết định số 552/QĐ-UBND, ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố Hà 
Nội ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động 
trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội.
 Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non giao đoạn 2018 – 2025” của Thủ tướng 
Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Để đạt được 
kết quả tốt cần phải nỗ lực phấn đấu, đống góp công sức to lớn của đội ngũ giáo 
viên mầm non. Đây là lực lượng cốt cán thực hiện thắng lợi các chủ trương chính 
sách phát triển giáo dục mầm non.
 2. Khảo sát thực trạng:
 2.1. Đặc điểmtình hình nhà trường:
 Ngôi trường mà tôi đang thực hiện đề tài có 1 điểm trường chính và 2 khu 
lẻ với 10 nhóm lớp, nằm trên dải bờ đê sông Hồng. Là nơi người dân chuyên sinh 
sống bằng nghề nông, chăn nuôi , trồng trọt chỉ có một số ít cán bộ công chức và 
hộ buôn bán nhỏ lẻ.
 Cụ thể: +, 80% người dân sống bằng nghề nông
 +, 10% người dân sống bằng nghề buôn bán nhỏ
 +, 10% người dân sống bằng nghề lao động trí thức.
 - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 39 đồng chí.
 +, BGH: 03 đồng chí ( Biên chế: 03)
 +, Giáo viên: 25 đồng chí ( Biên chế: 25); Trình độ đạt chẩn 100%, trên 
chuẩn: 20 đạt 80 %.
 Trong những năm gần đây nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số 
lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, số trẻ ra lớp ngày một ổn định và gia tăng.
 Minh chứng: Số liệu học sinh 3 năm gần đây
 Với những đặc điểm như vậy nhà trường có những thuận lợi cũng như khó 
khăn cụ thể như:
 2.2. Thuận lợi:
 - Nhà trường được UBND huyện quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trường 
đạt tiêu chuẩn Quốc gia đang trong thời gian xây dựng 11 phòng học, bếp ăn, các 
phòng chức năng, hướng tới xóa các điểm lẻ của 2 thôn chỉ còn 1 điểm trường ở 
khu trung tâm. 5
 Biện pháp 1: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, phẩm chất chính trị, tác phong 
sư phạm cho giáo viên. 
 Biện pháp 2: Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
 Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá, động viên khen thưởng
 Biện pháp 6: Quan tâm đến đời sống tinh thần cho cán bộ, giáo viên
 4. Biện pháp từng phần
 4.1. Biện pháp 1. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, phẩm chất chính trị, tác 
phong sư phạm cho giáo viên
 Bất kể ở thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách 
lớn lao, nhọc nhằn những rất đỗi vinh quang đó là trách nhiệm ‘‘trồng người’’, vì 
thế hoàn thành trách nhiệm ấy không chỉ có trình độ chuyên môn, năng lực sư 
phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên 
trau dồi về ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức nghề dạy học.
 Trong những năm qua tôi nhận thấy ngôi trường tôi đang công tác còn đâu 
đó một vài đồng chí còn chưa có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, còn có 
nhận thức cứ hoàn thành mọi công việc được giao là xong, còn chưa có ý thức 
bảo vệ thông tin nội bộ, hay phàn nàn về khó khăn, vất vả trong công việc sau thời 
gian nghỉ dài ở nhà, cách ăn mặc còn sơ sài, qua loa cho xong. Đặc biệt là sự 
phối hợp với công tác, phong trào của địa phương chưa được tốt.
 Vì vậy tôi nhận thấy việc hiểu và nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay, 
mỗi người giáo viên sẽ nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình đối với thế 
hệ trẻ. Nhận thức đúng vai trò đó họ sẽ sắn sàng đem hết khả năng của mình phục 
vụ cho sự nghiệp giáo dục. 
 Đặc biệt là việc đẩy mạnh và học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh theo Chỉ thị số 05 – CT/TW của Bộ chính trị.
 Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng ủy tổ 
chức cho 100% giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng chính trị do Đảng bộ xã, ngành 
tổ chức vào dịp hè để đội ngũ giáo viên được trang bị những kiển thức cơ bản, 
thiết thực về Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối qua điểm 
của Đảng về công tác giáo dục, chính sách đối với nhà giáo, với người học, phẩm 7
 + 100% giáo viên có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, xác định nghề 
giáo viên mầm non tuy vất vả những đem lại những chủ nhân tương lai cho đất 
nước, đây là niềm vui và hạnh phúc của nghề trồng người. 
 + 100% giáo viên đi đến trường có tác phong sư phạm trong lời nói, giao tiếp 
với cấp trên, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
 + Đã có ý thức trách nhiệm giám làm, giám chịu không né tránh nhiệm vụ 
được phân công.
 4.2. Biện pháp 2. Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
 Một tập thể đoàn kết thân ái là một tâp thể mạnh, đoàn kết là chìa khóa của 
thành công. 
 Trong lĩnh vực giáo dục sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết 
định mọi sự thành công trong nhà trường. Do đó, muốn xây dựng tập thể đoàn kết 
thì mỗi cán bộ quản lý phải là trung tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. 
Ông cha ta đã có câu:
 “Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
 Thấm nhuần câu nói đó là những người đứng đầu của tập thể, tôi luôn xác 
định muốn có một tập thể đoàn kết thì phải xây dựng đội ngũ Ban Giám hiệu đoàn 
kết. Ban Giám hiệu cũng là những người xử lý công việc chính của nhà trường, 
nếu Ban Giám hiệu không đoàn kết thì xử lý công việc sẽ khó thành công. 
 Ở đây người hiệu trưởng là con chim đầu đàn. Nó được thể hiện qua những 
lời nói, việc làm đầy trách nhiệm và gương mẫu đi đầu, chịu trách nhiệm, giám 
nghĩ, giám làm trong mỗi công việc của người hiệu trưởng để mọi người noi theo. 
 Thể hiện đoàn kết trong Ban giám hiệu từ những việc làm và lời nói cụ thể. Nó 
được thể hiện là ở chỗ trước khi chuẩn bị một kế hoạch gì lớn hoặc giải quyết một 
công việc gì nếu biết trước thì người Hiệu trưởng là người định hướng. Sau đó 
mời họp Ban giám hiệu lại để cùng tham khảo ý kiến. Dù Hiệu phó có đưa ra 
nhiều cách giải quyết khác nhau dù đúng như ý của mình hay không đúng ý thì 
cũng cảm ơn và ghi nhận sau đó người Hiệu trưởng là người phải chốt lại theo 
cách xử lý của mình sau khi đã tham khảo ý kiến.
 Qua việc làm trên có khi tham khảo ý kiến nhưng Hiệu trưởng quyết ý chốt 
lại, có thể không trùng ý với Hiệu phó nhưng qua đó là tâm lý người Hiệu phó 
cũng được thoải mái hơn. Vì khi thông qua Ban Giám hiệu vừa giúp hiệu trưởng 
ghi nhận được ý kiến, vừa giúp chị em cùng thông hiểu một kế hoạch lớn mà hiệu 9
lực ngại giao tiếp. Ở trường tôi cũng vậy với ngay từ đầu năm học tôi phải sắp 
xếp có sự xen kẽ những đồng chí tháo vát, năng lực tốt với những đồng chí còn 
rụt dè, hạn chế về chuyên môn để cùng giúp đỡ nhau hơn. Hoặc tạo điều kiện cho 
các đồng chí đó được thử sức mình qua các hoạt động để thoát ra những rào cản 
của bản thân mình bị hạn chế, kém hơn đồng nghiệp
 Kết quả đạt được : 
 Các đồng chí cán bộ giáo viên đều đồng thuận, thống nhất cao về các nhiệm 
vụ, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như 
nội quy, quy định của nhà trường và ngành đề ra.
 Các đồng chí giáo viên có được niềm tin, yên tâm với nhà trường vì đây là 
môi trường mình được gắn bó, chia sẻ công việc và niềm vui, nỗi buồn, khó khăn, 
hạnh phúc
 Giáo viên được phát huy tài năng không ngại khó, ngại khổ cùng nhau chia 
sẻ, có trách nhiệm với nhà trường.
 Hiệu trưởng là người sẵn sàng tạo điều kiện, chia sẻ những vướng mắc và 
xin ý kiến khi cần thiết.
 Tình cảm giữa các thành viên trong môi trường sư phạm nhà trường được 
nâng lên, mội người hiểu, chia sẻ và thông cảm với nhau hơn.
 4.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
 * Bồi dưỡng nâng cao kĩ năng sư phạm cho giáo viên
 Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kĩ năng. Chính vì vậy người giáo 
viên mầm non cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kĩ năng sư phạm 
để đáp ứng với thực tế đổi mới ngày càng cao trong công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ hàng ngày.
 Qua thời gian nghỉ dịch dài tôi thấy nhiều giáo viên không tự tin trước đồng 
nghiệp và trẻ qua các hoạt động thăm lớp, dự giờ. Khả năng vận động hát múa, 
thơ truyện ... đâu đấy bị chậm lại. 
 Bởi vậy Ban giám hiệu chúng tôi thường xuyên thăm lớp dự giờ hay tổ chức 
các đồng nghiệp dự giờ lẫn nhau, nhân rộng những cá nhân điển hình dạy các tiết 
mẫu, hay để cùng nhau học hỏi, trao đổi, và tiếp cận những phương pháp dạy mọi 
tiên tiến mới vào các hoạt động. 
 Đầu năm học tôi mạnh dạn đưa chương trình cho trẻ làm quen Tiếng Anh do 
các thầy cô giáo người bản địa trực tiếp giảng dạy cho trẻ 11
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức học chuyên đề theo năm học như: 
chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề “Tôi yêu Việt Nam” làm quen với chữ 
viết, hoạt động khám phá khoa học.... 
 Chọn những giáo viên có năng khiếu chuyên môn về từng chuyên đề để xây 
dựng những hoạt động mẫu.
 Quan tâm tới việc cho giáo viên tự làm đồ dùng tận dụng tối đa đồ dùng dạy 
học để phục vụ cho chuyên đề.
 Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên 
sau khi tổ chức chuyên đề có hướng bổ sung kịp thời.
 Cho nhiều giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức 
chuyên đề, tiếp tục cho giáo viên thực hiện đại trà đồng thời tiến đến công tác 
kiểm tra và đánh giá chuyên đề, để bổ sung những khiếm khuyết giáo viên kịp 
thời chỉnh sửa những sai sót của mình.
 Qua chuyên đề giúp giáo viên trực tiếp giảng dạy tháo gỡ được những khó 
khăn vướng mắc trong các hoạt động, hơn nữa giáo viên còn bộc lộ được năng 
lực và trình độ chuyên môn. Từ đó giáo viên trong nhà trường có cơ hội học tập, 
trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm hay trong giảng dạy cũng như trong 
việc chăm sóc trẻ.
 Kết quả đạt được : 
 Giáo viên có cách ứng sử khéo léo, linh hoạt hơn với trẻ, không dập khuân, 
máy móc lựa theo tính nết của từng trẻ có những cách giáo dục phù hợp.
 Không ngại tiếp xúc với những trẻ cá biệt, biết hướng lái những trẻ yếu kém 
vào những hoạt động để trẻ cùng được tham gia với các bạn.
 Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt, nhiều đồng chí phát 
huy và sáng tạo phương pháp trong các hoạt động dạy trẻ.
 Giáo viên thấy mình tự tin hơn vì đã được trải nghiệm, học hỏi nhiều qua 
đồng nghiệp và góp ý của ban giám hiệu.
 4.4. Biện pháp 4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
 Thấm nhuần câu nói: “ Có thực mới vực được đạo”, ngẫm thấy câu nói này 
bản thân tôi xác định, muốn giáo viên có thành công trong sự nghiệp giáo dục hay 
không thì yếu tố quan trọng và căn bản nhất vẫn phải là đầu tư cơ sở vật chất trong 
mỗi nhà trường.
 Với nhà trường tôi đầu năm học nhà trường nhận được dự án đầu tư xây dựng 
trường đạt chuẩn Quốc gia. Đây là một khó khăn rất lớn việc tạo môi trường làm 
việc mới có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu và đạt chuẩn theo điều lệ trường 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_cao_chat_luo.docx