Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana
Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC LỄ GIÁO, KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA. I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Dân gian ta thường có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” để thấy được sự can thiệp giáo dục từ những năm đầu đời tới trẻ có tác động tích cực với trẻ như thế nào qua đó cũng ngầm khẳng định vai trò của giáo dục từ gia đình và nhà trường tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non còn hạn chế về mặt nhận thức cũng như các kĩ năng sống bên ngoài xã hội không phải do trẻ nhận thức kém mà vốn sống của trẻ là quá nhỏ bé so với thế giới bên ngoài vậy giáo dục các kĩ năng sống ban đầu là vô cùng quan trọng đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển của trẻ và đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất đối với trẻ trong những năm đầu đời. Vậy giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy giáo dục lễ giáo ở đâu? Giáo dục lễ giáo ở trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi đều mang lại một kết quả tích cực ngoài ra giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo với bạn bè trong lớp cũng như cách ứng xử của trẻ tại gia đình. Kĩ năng sống là gì? Là quá trình tác động sư phạm có mục đích hình thành năng lực thái độ tích cực, giúp trẻ làm chủ bản thân ứng xử phù hợp với bạn bè là những tiền đề quan trọng giúp trẻ bước vào bậc tiểu học cũng như hình thành những thói quen nhân cách tốt cho trẻ về sau. Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy phải giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong tất cả các hoạt động. Thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển những lúc này người lớn dễ tác động và trẻ nghi nhớ lâu. Vậy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 1 Trường Mầm non Krông Ana Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana Vậy tại sao chúng ta không học hỏi để đổi mới các tiết học để mỗi tiết học, mỗi buổi dạo chơi là một buổi học đạo đức bổ ích và mang lại những trải nghiệm thú vị cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi tại trường Mầm non Krông Ana. 4. Giới hạn của đề tài Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống, lễ giáo cho trẻ 4 -5 trường mầm non Krông Ana. Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp chồi 1 (4 – 5 tuổi) trường mầm non Krông Ana Phạm vi thời gian: Năm học 2017 – 2018 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận thực hiện bài viết này. Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để phân tích nhiệm vụ thực tế của đề tài như những biện pháp nào để giáo dục trẻ các kĩ năng sống cơ bản cũng như lễ giáo hằng ngày. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra thực tế. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động Phương pháp khảo nghiệm thí nghiệm Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm mục đích dựa vào các hoạt động vui chơi và học tập hằng ngày cô giáo sẽ là người quan sát và đúc kết ra những kinh nghiệm giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ ngoài ra cô sẽ là người đưa ra những tình huống để cho trẻ tự giải quyết từ đó có những kết luận về từng cá thể trẻ. c) Phương pháp thống kê toán học. Được sử dụng khi cô thực hiện đề tài nghiên cứu của mình sẽ cho ra kết quả trước và sau khi nghiên cứu đạt được những gì và cần bồi dưỡng thêm những gì. Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 3 Trường Mầm non Krông Ana Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana được giải quyết các tình huống mà trẻ gặp hằng ngày để từ đó các kĩ năng sống được tăng lên, vốn hiểu biết được mở rộng. Các tiết học của trẻ còn bị gò bó trẻ chưa được thực nghiệm với các tình huống xảy ra ngoài xã hội ngoài phạm vi lớp học trẻ chưa được làm quen với việc giải quyết vấn đề nếu như trẻ gặp các tình huống xấu và không biết xử lí sẽ mang lại hậu quả không tốt cho trẻ. Một phần hạn chế mang lại là từ phía gia đình, gia đình quá chiều chuộng con cha mẹ không để con phải làm bất cứ một việc gì ngay cả từ việc đơn giản nhất như gấp chăn màn, mặc áo, đi dép từ đó hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại dựa dẫm vào cha mẹ các kĩ năng xã hội đơn giản trẻ cũng không biết không được trải nghiệm trẻ mất dần đi tính tự lập, tính tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm hình thành một thói quen xấu từ nhỏ. Nhiều gia đình luôn quan niệm con mình còn nhỏ và việc dạy dỗ theo khuôn phép là chưa cần thiết để cho trẻ chơi tự do dẫn tới trẻ như một cái cây phát triển tự nhiên không được uốn nắn không theo khuôn khổ tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ và lớn lên khó có thể can thiệp được nữa. Ngoài ra bản thân là một giáo viên đôi lúc tôi cũng chưa biết tạo tình huống cho trẻ giải quyết, ngại đổi mới sáng tạo trong các tiết dạy mà luôn đi theo những lối mòn cũ hạn chế đi sự phát triển của trẻ trong khi đó sự ham học hỏi ham hiểu biết, sự tò mò của trẻ ngày càng tăng cao. Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy phải tìm ra một phương pháp mới để lồng ghép và giáo dục trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ mang lại kết quả tốt hơn linh hoạt hơn, trẻ trải nghiệm thực tế nhiều hơn, trẻ đúc kết được nhiều hơn từ những buổi học cùng cô tại trường. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp. Những giải pháp và biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tìm ra một hướng đi mới sáng tạo hơn trong các hoạt động vui chơi và học tập và trong các hoạt động này cô giáo là người chủ động lồng ghép giáo dục lễ giáo và các kĩ năng sống nhằm giúp trẻ được trải nghiệm thực tế, cô đưa ra các tình huống và yêu cầu trẻ giải quyết, trẻ giải quyết tình huống như thế nào cô cũng nên động viên và khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động tiếp theo. Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 5 Trường Mầm non Krông Ana Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana Ví dụ: Trong tiết văn học trẻ học kể truyện “Qua đường” Thay vì chúng ta cho trẻ học theo cách truyền thống thì chúng ta sẽ cho trẻ tự đóng kịch và giải quyết tình huống, ngoài ra cô có thể thêm tình huống cho trẻ giải quyết như: Các con có được tự ý qua đường không? Gặp bà cụ muốn qua đường mà không qua được nếu là con con sẽ làm gì? Con có dắt bà qua không? Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác nhưng vì còn nhỏ không giúp bà được chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ từ người khác. Ví dụ: Trong tiết Khám phá khoa học “Trò chuyện về các thành viên trong gia đình trẻ”. Cô giáo cần hỏi trẻ. Gia đình con có những ai? Bố, mẹ làm nghề gì? Con yêu ai nhất? vì sao? Các thành viên trong gia đình như thế nào với nhau? Qua tiết này cô giáo dục trẻ yêu quý ông bà bố mẹ, phải biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà vì hằng ngày ba mẹ đi làm rất vất vả. Ví dụ: Trong môn Giáo dục âm nhac: Dạy hát “Cô giáo em” Trong tiết học này cô giáo giới thiệu về nghề giáo viên và hỏi trẻ trên lớp được học những gì? Ai là người chăm sóc các con?cô giáo phải làm các công việc gì? Qua đó giáo dục trẻ về “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ngoài ra trẻ phải biết kính trọng, lễ phép, yêu thương cô giáo của mình. Ví dụ: Năm qua nhà trường cũng đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan doanh trại quân đội trong dịp kỉ niệm ngày 22/12. Thông qua chuyến thăm quan này tôi giáo dục trẻ về lòng biết ơn các chú bộ đội sự yêu mến kính trọng các chú người bảo vệ tổ quốc. Từ những những chuyến thăm quan thực tế như vậy trẻ sẽ nghi nhớ rất lâu và có những ấn tượng rất đẹp. Tóm lại hoạt động học cô giáo cần tận dụng tất cả các tiết học phù hợp để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Sau một thời gian tôi thấy các cháu có sự thay đổi rõ ràng trẻ lễ phép hơn, ngoan hơn, nói chuyện biết thưa gửi, vốn hiểu biết của trẻ được tăng cao. *Biện pháp 2 :Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt vui chơi. Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 7 Trường Mầm non Krông Ana Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana tạo mối liên kết giữa gia đình và nhà trường, khi nói chuyện với phụ huynh cô cũng cần trao đổi với phụ huynh về tính cách của trẻ khi ở trường và ngược lại. Bên cạnh đó cũng cho trẻ tìm hiểu về các ngày 20/11, 22/12, 8/3, ngày tết nguyên đán, 1/5, 19/5 mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giáo dục trẻ về ý nghĩa của các ngày này trong năm giáo dục trẻ về nguồn cội, nguồn gốc của dân tộc, tự hào là dân tộc Việt Nam. Như vậy giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả vô cùng lớn chính những lúc trẻ chơi là trẻ đang học ở bạn, học ở cô tính nhường nhịn, tính đoàn kết, tính làm việc nhóm tạo được mối quan hệ giữa các nhóm cùng chơi tạo tiền đề cho trẻ ở các hoạt động khác nhau. *Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ. Cùng với toàn trường thực hiện chủ đề năm học, xây dựng môi trường học thân thiện, tạo cảnh quan môi trường cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá, luôn chú trọng việc tạo môi trường học phù hợp với độ tuổi, môi trường học là môi trường mở để trẻ có thể tham gia tích cực và vận dụng khả năng sáng tạo của mình. Khi xây dựng môi trường và cảnh quan cho lớp học phải luôn kéo trẻ vào các hoạt động này để trẻ trực tiếp trải nghiệm khi đó trẻ sẽ thấy được lợi ích của những việc đó và những lần sau đó trẻ sẽ yêu thích được tham gia cùng cô và trẻ ghi nhớ những công việc đó một cách tốt hơn. Cô tạo các góc thiên nhiên và yêu cầu trẻ chăm sóc như tưới cây lau lá, làm đất qua việc làm này trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên. Cuối tuần cô cùng trẻ dọn dẹp lớp học sắp xếp lại các góc chơi qua đây cho trẻ làm quen với lao động, giáo dục trẻ người nhỏ làm việc nhỏ góp một phần công sức vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra trẻ còn có thể giúp cô một số công việc nhỏ như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập khi trẻ được làm trẻ hiểu được sự gọn gàng ngăn nắp là thật sự cần thiết. Cuối tuần cô bình cờ, nêu gương từng trẻ khi tham gia hoạt động cô phải nhận xét từng cá nhân trẻ, trẻ này vì sao chưa ngoan, tuần sau con đi học phải như thế nào, khi trẻ được cô và các bạn nhận xét trẻ thấy vì sao mình chưa ngoan, khuyến khích động viên trẻ cho tuần học tới ngoan hơn. Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 9 Trường Mầm non Krông Ana Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm non Krông Ana con trai thì khác con gái như thế nào?Tại sao bạn trai lại mặc quần áo mà không mặc váy. Tại sao bạn gái và bạn trai lại đi vệ sinh khác nhau. Chúng ta không cung cấp các hiểu biết này từ khi trẻ con nhỏ trẻ không có những kĩ năng cơ bản chính vậy gia đình là môi trường giáo dục vô cùng quan trọng. Ngoài ra cô cũng cần trao đổi với phụ huynh khi ở nhà ngay từ những hành động nhỏ như ăn, uống , mặc quần áo phụ huynh nên để trẻ tự làm trẻ sẽ có những trải nghiệm thực tế vậy sẽ tốt cho trẻ sau này. Trẻ cần phải được tự lập làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình, cha mẹ không nên làm thay con vì sẽ hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại dựa dẫm vào người khác có tác động tiêu cực tới trẻ. Cha mẹ trẻ cũng cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ hợp lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi nói chuyện tập thể hoặc trao đổi với giáo viên tham gia các buổi họp của nhà trường qua đây giúp phụ huynh hiểu rằng học là một quá trình xuyên suốt và bậc học mầm non là bậc học quan trọng làm nền tảng cho các bậc học khác. Khi trẻ ở gia đình cần chú ý đến việc dạy trẻ những lễ nghi văn hóa trong ăn uống hay cách giao tiếp với mọi người hình thành những lễ giáo ngay từ ở gia đình. Ngoài ra trẻ có được thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác thuần thục khéo léo không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, thực hành mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu đó ở trẻ, cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Giải pháp này vô cùng quan trọng và sẽ đạt được hiệu quả cao nếu có mối liên kết chặt từ các bậc phụ huynh và nhà trường, phụ huynh và giáo viên. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Cô cần có giải pháp và biện pháp thích hợp như bản thân cô cũng phải là người luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kiến thức về đạo đức lối sống tốt có như vậy cô mới là tấm gương cho trẻ học theo. Một giải pháp không thể thiếu đó là phát triển của trẻ là không giống nhau tính cách của mỗi trẻ là khác vì vậy cô cần linh hoạt khéo léo trong khi giáo tiếp Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Dịu 11 Trường Mầm non Krông Ana
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_le.doc