Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học

doc 20 trang skquanly 27/07/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CễNG TÁC CHỦ 
NHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” 
 Tác giả: Đỗ Thị Minh Hũa
 Trường tiểu học chu minh - ba - vì - hà nội
 năm học 2009-2010
 1 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
 I- Sơ yếu lý lịch
- Họ và tên: Đỗ Thị Minh Hoà
- Sinh ngày: 19 - 04 - 1973
- Năm vào ngành: 1992
- Ngày vào Đảng: 5- 4 - 1996
- Chức vị và đơn vị công tác: Giáo viên kiêm Tổ phó chuyên môn - Trưởng ban 
nữ công- Trường Tiểu học Chu Minh - Ba Vì - Hà Nội
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Hệ đào tạo: Giáo dục Tiểu học
- Bộ môn giảng dạy: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5B
- Ngoại ngữ: Anh Văn
- Trình độ chính trị: 
- Sơ cấp: Sơ cấp
- Trung cấp: 
- Đại học: 
- Sau đại học:
- Khen thưởng( ghi hình thức cao nhất) :
 + Giáo viên giỏi cấp huyện
 + Có đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố (loại C)
 3 toàn tâm toàn ý như mong muốn.
- Về khách quan: Do đặc điểm học sinh tiểu học rất hiếu động, còn mải chơi 
nên sự tập trung chú ý trong giờ học chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều học sinh 
thuộc diện con em hộ nghèo nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm nhiều tới 
con em mình. Mặt khác, bản thân và thói quen của nhiều học sinh còn rụt rè, 
còn phân biệt bạn khác giới khi chơi, khi học và khi giao tiếp với nhau.
* Thực trạng công tác chủ nhiệm trong nhà trường:
- Chính vì những khó khăn trên nên kết quả của công tác chủ nhiệm đạt kết quả 
chưa cao. Nề nếp các lớp qua nhận xét của giáo viên trực tuần vẫn được đánh 
giá tốt. Tuy nhien Giáo viên chủ nhiệm vẫn phải lên lớp mỗi giờ truy bài để 
quản lớp. Mỗi giờ hoạt động tập thể, giáo viên vẫn phải ra tận nơi để nhắc nhở, 
đôn đốc. Nếp sống, hành vi đạo đức, giao tiếp của học sinh tuy đã được thường 
xuyên quán triệt hướng dẫn, song chưa được văn minh: Vẫn còn hiện tượng học 
sinh nói tục, chấp hành luật giao thông chưa nghiêm( trên đường đi học vẫn còn 
một số học sinh chạy nhung nhăng, đùa nghịch)
 - Công tác quản lý của giáo viên chủ nhiệm: Bên cạnh những giáo viên có 
nhiều cố gắng, quản lý học sinh chặt chẽ, nghiêm túc, còn một số giáo viên qua 
dễ dãi, thả lỏng học sinh dẫn đến nếp tự quản chưa tốt. Ngược lại, cũng có một 
số giáo viên qua cứng nhắc, quá nghiêm khắc tạo cho học sinh áp lực trong học 
tập khiến cho học sinh không dám gần gũi, tâm sự với giáo viên chủ nhiệm dẫn 
đến kết quả của công tác chủ nhiệm chưa được như mong muốn.
2/ Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 
 ( Kết quả năm học trước):
 5 vươn lên. Có thể giao cho những học sinh đó chức trách làm nhóm phó hoặc lớp 
phó phụ trách lao động. Khi được giữ vị trí đó, học sinh sẽ thấy mình phải có 
trách nhiệm hơn, gương mẫu hơn và cần phải cố gắng nhiều hơn. Hai tấm 
gương điển hình trong lớp là em Nguyễn Duy Nam và em Nguyễn Danh Tiệp. 
Hai em này đầu năm học là học sinh cá biệt : đùa nghịch nhiều, lười học, hay 
nghỉ học, chữ viết rất xấu, tư tưởng đôi khi tỏ vẻ bất cần. Gia đình hai em đều 
thuộc hộ nghèo, bố mẹ em đều đi làm xa, em Nam ở nhà ông bà ngoại còn em 
Tiệp ở nhà do bà nội chăm sóc. Giáo viên chủ nhiệm đã động viên hai em nhiều 
lần, phân công cho em Tiệp là lớp phó phụ trách lao động, em Nam là tổ phó tổ 
2 có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra các thành viên giúp lớp trưởng, tổ 
trưởng. Sau mỗi buổi lao động và sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm lại tuyên 
dương, động viên hai em đó trước lớp vì những việc đã làm tốt. Như có phép 
màu nhiệm, ý thức của hai em tiến bộ rõ rệt qua mỗi buổi học, mỗi tuần, mỗi 
tháng. Được bạn bè tin yêu, cảm phục. Còn với đối tượng học sinh có hoàn ảnh 
đặc biệt ( mồ côi cha mẹ, bố mẹ nghiện ngập, hoàn cảnh quá khó khăn,) học 
sinh sẽ rất tự ti, chán học.Vì vậy, giáo viên nên động viên, an ủi, chia sẻ với học 
sinh để tâm lý các em về trạng thái ổn định, có khí thế học và niềm tin trong 
học tập. Điển hình là em Nguyễn Thị Anh có hoàn cảnh trớ trêu: Mẹ bị nghiện 
ma tuý đã chết ( năm em học lớp 3), bố cũng bị nghiện và đang trong trại cai 
nghiện. Em và một em gái chung sống nhờ nhà bác. Đã một vài lần em định bỏ 
hoc. Được sự động viên của giáo viên chủ nhiệm và các bạn , cô giáo cũng như 
tập thể lớp giúp đỡ Anh nhiều về dụng cụ học tập như: sách vở, quần 
áo,Chính vì vậy nên em Nguyễn Thị Anh đã vượt qua khó khăn và tự tin đến 
lớp. Kì I, em dã đạt học sinh tiên tiến.
Biện pháp 2: Tổ chức biên chế lớp, xây dựng nếp tự quản tốt. 
 Để các phong trào thi đua đạt kết quả tốt, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của mỗi 
thành viên trong lớp, ban cán sự lớp đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, 
giáo viên chủ nhiệm cần xây dung được đội ngũ cán sự lớp có năng lực, có sức 
khoẻ tốt, có uy tín cao với khả năng điều hành, tự quản tốt. Với lớp trưởng, lớp 
phó, tổ trưởng cần chọn những em học sinh giỏi, và hoạt bát, không quá hiền 
 7 tấm gương học tốt như: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký,để giáo dục tinh 
thần vượt khó vươn lên cho các em. Nêu những tấm gương bác học như : Páp 
Lốp, Poát Xông,để giáo dục đức tính làm việc cẩn thận, khoa học cho học sinh. 
Không chỉ vậy, cuối mỗi tuần, giáo viên còn nêu gương các bạn mỗi tổ có nhiều 
thành tích, nhiều cố gắng. Điều đó, sẽ giúp học sinh vươn lên với tinh thần: " 
Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một li"
* Xây dựng phong trào học tập tốt:
-Về chuyên cần: Cần giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học 
như thế nào? Vì vậy phải đi học đều, đi học đúng giờ giấc. Nếu bị ốm đau thì 
phải viết giấy phép xin nghỉ học gửi cho giáo viên chủ nhiệm. Để trách hiện 
tượng nghỉ học đi ăn cỗ, các tổ trưởng, lớp trưởng cần có hình thức xử phạt phù 
hợp.Ví dụ như: học sinh nào nghỉ học để ăn cỗ thì phải đeo tấm biển trước ngực 
có dòng chữ:" Tôi tham ăn nghỉ học đi ăn cỗ" đi vòng quanh lớp và đọc dòng 
chữ cho cả lớp nghe. Nếu em nào nghỉ từ 2- 3 buổi thì đeo biển đó đi khắp 
trường, Chỉ với biện pháp đó mà hiện tượng nghỉ học để đi ăn cỗ ở lớp 5B đã 
được chấm đứt. 
-Về phong trào giúp đỡ nhau: Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần 
phải thành lập các đôi bạn cùng tiến trong các môn học và rèn chữ viết. Bạn học 
giỏi hơn sẽ giúp đỡ các bạn học yếu hơn và chậm hơn, bạn viết chữ đẹp sẽ giúp 
đỡ các bạn viết xấu, viết còn sai chính tả. Đôi bạn này sẽ giúp đỡ nhau trong 
các giờ truy bài hay ở nhà. Cuối mỗi tháng, giáo viên động viên, khen ngợi 
những đôi có sự tiến bộ về kết quả rèn luyện. Làm tốt phong trào này, sẽ làm 
tăng thêm tình đoàn kết gắn bó bạn bè, làm nâng cao chất lượng học tập, ý thức 
rèn chữ giữ vở cho học sinh cả lớp.
 Ngoài ra, tôi đã tổ chức một số hoạt động khác nhằm khích lệ phong trào học 
tập cho học sinh ví dụ : Thi giải toán nhanh, thi viết văn hay( có thể thi viết 
đoạn văn, bài văn) thi tìm hiểu về lịch sử nước ta, thi hiểu biết về tự nhiên, xã 
hội, vào cuối mỗi tuần học (giờ sinh hoạt). Qua đó giúp cho phong trào học tập 
ngày càng sôi nổi. Đã có 1 số học sinh nhận được danh hiệu " Cây bút vàng"
qua cuộc thi viết văn hay ( em : Nguyễn Thị Vân, Trần Thị Lương ) và danh 
 9 cột của đội mình.Ngược lại, những em nào bị điểm kém ( 1- 2 ) hay bị nhắc nhở 
vì nói chuyện riêng thì bị trừ 5 điểm ở quỹ điểm của đội mình. Cuối mỗi buổi 
học, lớp trưởng sẽ tổng kết điểm và xếp loại hai đội.Tuyên dương những bạn 
được nhiều nếp tốt, phê bình những bạn có nhiều nếp xấu trong một ngày. 
Chính vì vậy mà học sinh rất tập trung trong giờ học, không nói chuyện riêng và 
giờ học luôn sôi nổi. Giáo viên chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng mà nề nếp của lớp 
luôn tốt. 
 Việc xử lý các tình huống linh hoạt, biết kết hợp kể những mẩu chuyện, câu 
chuyện có liên quan đến nội dung bài giúp cho học sinh rất thích thú, nhớ bài 
rất lâu. Ví dụ khi dạy bài "Tôn trọng phụ nữ" (đạo đức - lớp 5) giáo viên cần kể 
cho học sinh những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động anh hùng kiên cường 
của bà Nguyễn Thị Định, Chị út Tịnh, chị Sứ. Khi dạy bài lịch sử: "Quyết chí ra 
đi tìm đường cứu nước"(lớp 5), giáo viên cần kể cho học sinh nghe nhũng mẩu 
chuyện về Bác Hồ khi Bác ra nước ngoài phải vất vả như thế nào, nghị lực như 
thế nào để vừa kiếm sống vừa hoạt động cách mạng được.
 Thật thiếu sót nếu không đề cập đến phương pháp trực quan của giáo viên 
trong mỗi giờ học có tác dụng lớn như thế nào. Vì tư duy học sinh tiểu học là 
tư duy từ sự vật cụ thể đến khái niệm trìu tượng. Do vậy những tranh vẽ đẹp, 
những sơ đồ, mô hình cụ thể có sẵn trong bộ đồ dùng hay do giáo viên tự làm 
đều giúp học sinh rất dễ hiểu, hiểu bài sâu và nhớ lâu. Ví dụ giải thích hiện 
tượng ngày và đêm, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực; bóng tối, ánh sáng,  
( Môn tự nhiên xã hội lớp 3, môn khoa học lớp 4) tôi đã minh hoạ bằng mô hình 
đồ dùng tự làm. Kết quả là học sinh vô cùng thích thú, hiểu bài nhanh trong khi 
giáo viên không cần tốn nhiều công sức và thời gian giảng giải. Nếu giờ học 
nào giáo viên cũng tạo được sự hấp dẫn cho học sinh bằng sự kết hợp các 
phương pháp phù hợp, bằng công sức, trí tuệ của giáo viên thì chắc chắn kết quả 
học tập sẽ đạt hiệu quả cao.
Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 * Ngoài việc xây dựng các đôi bạn giúp nhau cùng tiến trên lớp, giáo viên 
 11 dạy bảo học sinh. Dạy bảo tận tình, tận tâm từ cách xưng hô, lời ăn, tiếng nói, 
từng nét bút, từng dáng đi, cách cư xử với mọi người xung quanh song song với 
việc dạy văn hoá và các hoạt động khác trong nhà trường.
 Hàng ngày lên lớp tôi luôn dành thời gian ( trước giờ học, giờ ra chơi hoặc 
sau giờ học) để gần gũi, tâm sự chia sẻ và lắng nghe những lời bộc bạch của học 
sinh không chỉ bằng tình cảm của người cha, người mẹ mà còn gần gũi thân 
thiết như người bạn thân của các em. Chính vì vậy nên tôi nắm khá chắc điều 
kiện, hoàn csảnh sống, tính tình, cách cư xử với người thân trong gia đình của 
từng em. Thật cảm động khi nghe lời tâm sự của em Nguyễn Thị Anh:" Mẹ em 
đã chết vì bị sốc thuốc khi tiêm chích ma tuý. Bố em đang trong trại cai nghiện. 
Có đêm em mơ thấy được cả bố và mẹ đưa chúng em đi chợ mua đủ thứ. Nhưng 
khi tỉnh dậy thì không phải, tiếc lắm ạ !" Cũng rất đáng suy nghĩ khi nghe lời 
tâm sự hồn nhiên, thật thà của em Nguyễn Duy Nam: " ở nhà em, ai cũng nói 
tục. Bố đi uống say về chửi mẹ em, mẹ cũng chửi lại bố. Nghe thấy em nói tục, 
bố mẹ em càng cười, " Còn nhiều, rất nhiều những lời tâm sự của học sinh mà 
tôi đã được các em " nói nhỏ". Từ đó, tôi luôn phân tích, định hướng cho học 
sinh nhận thấy được cái gì hay, cái gì đúng để làm theo và phát huy, còn cái gì 
sai , cái gì nguy hiểm cần phải tránh, cần phải sửa trên tinh thần tôn trọng học 
sinh .Tôi cũng luôn hướng cho học sinh thấy rằng muốn thực hiện được những 
ước mơ để có tương lai tươi sáng thì không có con đường nào khác là phải cố 
gắng học tập và rèn luyện. Rèn luyện thật nghiêm túc, học tập thật kiên trì, học 
thầy , học bạn, học sách vở, học mọi người xung quanh,
 Tôi cũng luôn giúp học sinh thấy tác dụng to lớn của việc học tập, qua đó các 
em thấy rất thích đi học, thấy rằng " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"qua 
việc thực hiện tốt phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích 
cực". Phong trào này có 5 nội dung: (1) Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, 
an toàn; (2) Dạy và học có hiêu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở 
mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập ; (3 ) Rèn luyện kĩ năng sống 
cho học sinh; ( 4) tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; (5) Học sinh 
tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, văn 
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc