Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Trường Tiểu học Tản Lĩnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Trường Tiểu học Tản Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Trường Tiểu học Tản Lĩnh
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Sau những năm công tác và nhiều đêm trăn trở, tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm của lớp mình. Nay tôi mạnh dạn trình bày s¸ng kiÕn kinh nghiÖm:“ Một số biện ph¸p làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm häc 2022 – 2023. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. 2. Nhiệm vụ: Giáo dục là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng, được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Thời gian nghiên cứu : Tõ n¨m häc 2021 - 2022 ®Õn n¨m häc 2022 - 2023. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tại trường Tiểu học Tản Lĩnh chúng tôi. IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? 2. Cơ sở thực tiễn: Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của người dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm áo ấm” dần dần tiến tới “ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của học sinh chúng ta. Tuy nhiên, ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Qua thực tế, tôi nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình .mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. Tôi thường nói với các em rằng: Các em là những cái cây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cây non ấy để được lớn lên thắng thắn, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, c«ng t¸c chủ nhiệm lớp là một công việc nan gi¶i, khã khăn nhưng vô cùng nghiêm túc. * Năng lực: tự học, Tự phục vụ,tự quản Hợp tác giải quyết vấn đề Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt TS % TS % TS % TS % TS % TS % 7 20,3 28 79,7 8 23,2 27 76,8 9 26,1 26 73,9 * PhÈm chÊt: trung thực đ. kết yêu chăm học c. làm ttin trách nhiệm kỷ luật thương Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt ts % ts % ts % ts % ts % ts % ts % ts % 10 29 25 71 11 31,9 24 68,1 15 56,5 20 43,5 16 46,4 19 53,6 Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này tôi xét tới nguyên nhân tạo hứng thú học tập, bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh, đó cũng là thành công của sáng kiến kinh nghiệm này ở lớp 2A1 của tôi. CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Những biện pháp chung - Thực hiện tốt các nội quy, quy định của chuyên môn - Lên kế hoạch thực hiện theo chủ đề năm học, từng học kì - Thông qua các kế hoạch trong năm học với phụ huynh học sinh - Đề xuất kế hoạch với Ban giám hiệu và phối hợp các đoàn thể (Hội phụ huynh, đoàn đội) thực hiện tốt trong năm học. II. Những biện pháp cụ thể 1. Biện pháp thứ nhất:Các yếu tố cơ bản của giáo viên chủ nhiệm 1.1.Giáo viên chủ nhiệm cần đạt được một số yêu cầu sư phạm cơ bản Có thể nói thế kỉ thứ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ con người phải nhanh chóng trở thành trung tâm của sự phát triển, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy người giáo viên phải không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Muốn đảm bảo tốt vai trò ấy thì giáo viên giảng dạy nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và năng lực phù hợp trong giai đoạn mới. - Nữ dân tộc: 5 em - Nữ: 15 em - Nam: 20 em - Con thương binh, liệt sĩ: 0. - Con mồ côi cha, mẹ: 0 - Học sinh thuộc hộ nghèo : 1 em - Học sinh thuộc hộ cận nghèo: 1em - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về các mặt: 5 em + Em: Nguyễn Thiên Đức: Thuộc hộ nghèo, mẹ bị bệnh ung thư, kinh tế khó khăn. + Em Nguyễn Đức Bảo: Thuộc hộ cận nghèo, kinh tế khó khăn. + Em Đỗ Kế Bảo: Bố mẹ bỏ nhau, cháu ở với ông bà nội giµ yÕu, kinh tế khó khăn. + Em Quách Văn Lâm: Bố mẹ bỏ nhau, cháu ở với bà nội giµ yÕu, gia ®×nh khã kh¨n vÒ kinh tÕ. + Em Nguyễn Xuân Trường: Bố mẹ bỏ nhau, cháu ở với bà ngoại giµ yÕu, bệnh tật, gia ®×nh khã kh¨n vÒ kinh tÕ. Tình trạng sức khỏe : Béo phì thừa cân c. Các đối tượng khác: - Em Đinh Văn Khánh: Đọc chậm, chữ viết chưa đẹp, thường xuyên không hoàn thiện bài tập trên lớp, gia đình ít quan tâm kiểm tra việc học của em - Em Nguyễn Thị Ngọc: Đọc chậm, chữ viết chưa đẹp, cầm bút khó khăn d. Địa bàn cư trú: Rất nhiều em xa trường học. Để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành các công việc sau: 2.2. Điều tra lí lịch học sinh a. Phần ghi của học sinh: 1. Họ và tên học sinh:. Giới tính: .... 2. Ngày. tháng. năm sinh Dân tộc:...Tôn giáo:............. 3. Địa chỉ thường trú: Xóm..thôn..xã.huyện ............. 4. Họ, tên cha: Nghề nghiệp:Số điện thoại:... 5. Họ, tên mẹ: ....Nghề nghiệp:Số điện thoại:... 6. Số anh.. chị... em.. trong gia đình. 7. Điều kiện kinh tế gia đình:.. ......... 8. Xếp loại của năm học 2021-2022: Đạt danh hiệu gì?............................... Sổ ghi chép chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Sổ ghi lại kết quả học tập, những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhất là: - Sơ đồ chỗ ngồi. - Danh sách lý lịch trích ngang của cả lớp - Thành phần trong lớp: Sĩ số; dân tộc; nữ; con mồ côi cha, mẹ; học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật. - Danh sách cán bộ lớp. - Danh sách chia tổ - Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại). - Theo dõi kết quả thi đua hàng tuần - Theo dõi học sinh cá biệt. - Lập danh sách học sinh hạn chế năng lực(Sau khi kiểm tra chất lượng khảo sát đầu năm) lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh - Lập danh sách học sinh có các mặt mạnh về các các môn học và năng khiếu - Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo các kỳ: (Đầu năm, giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối học kì 2) - Kiểm diện phụ huynh đi họp. 4. Biện pháp thứ tư:Xây dựng kế hoạch 4.1. Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực: Ở lứa tuổi Tiểu học, thiết nghĩ các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy trách nhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôn trọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự phê bình. Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở mỗi học sinh. Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm. Vì lẽ đó bầu ban cán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũng đảm nhiệm được. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau: * Bầu ban cán sự lớp: - Lớp trưởng: Dư Thị Nhã Uyên. đã biết phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tôi cũng luôn động viên em bằng những câu hỏi vừa tầm kèm theo lời động viên khuyến khích. Nhờ đó, trong thời gian vừa qua em đã có chuyển biến bước đầu: Chuẩn bị đủ sách vở, đồ dùng học tập, trong lớp chú ý nghe giảng, đọc tốt hơn, viết chữ tiến bộ hơn và hoàn thành những bài tập vừa sức với em. 4.2. Một số yêu cầu khác: - Học nội quy nhà trường, thảo luận và đề ra nội quy của lớp. - Quy định về thưởng phạt: Cuối mỗi học kì, bất kì em nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen thưởng.(Thông qua Ban đại diện chi hội lớp trích từ quỹ hội phí, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ thêm,). 5. Biện pháp thứ năm:Thống nhất giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh 5.1. Trao đổi với phụ huynh qua lần họp phụ huynh học đầu năm. Nếu như ở trường các em là học sinh của giáo viên chủ nhiệm thì ở nhà các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ. Cả giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của học sinh. Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau. Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắc nhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắc chắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời. Trong phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều có mặt. Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau: - Thông qua kế hoạch năm học. - Thông qua nội quy của lớp học, xin ý kiến của phụ huynh học sinh. - Thông qua công tác ăn, nghỉ bán trú. - Đăng kí danh sách học sinh tham gia bán trú. - Thông báo về các khoản thu đầu năm (theo thỏa thuận) cho nhà trường. - Quy ®Þnh thêi gian thu nép c¸c kho¶n trong n¨m cho tài vụ nhà trường. - Thông qua kế hoạch từng kỳ, chỉ tiêu phấn đấu (giữa kỳ, cuối kỳ và cả năm học) - Thông qua các mảng hoạt động của lớp theo từng học kì( học kì 1 và học kì 2) - Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình, có thời gian để giúp giáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu.doc