Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phát triển hoạt động đọc của Thư viện Trường Tiểu học Krông Ana

doc 16 trang skquanly 16/01/2025 700
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phát triển hoạt động đọc của Thư viện Trường Tiểu học Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phát triển hoạt động đọc của Thư viện Trường Tiểu học Krông Ana

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn phát triển hoạt động đọc của Thư viện Trường Tiểu học Krông Ana
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
 I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Năm sinh: 1975
 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sư phạm
 - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Quản lý chuyên môn
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Krông Ana
 II. NỘI DUNG
 1. Tên giải pháp: Một số biện pháp hướng dẫn phát triển hoạt động đọc của Thư 
viện Trường Tiểu học Krông Ana
 2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý
 a. Thuận lợi
 Lãnh đạo nhà trường quan tâm đầu tư hoạt động thư viện, phối hợp chặt chẽ với 
các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, huy động các nguồn lực tham gia vào 
việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ 
các hoạt động thư viện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường, 
phù hợp với nhu cầu học tập của xã hội. 
 Thư viện có tương đối đầy đủ bàn ghế, tủ sách và được đầu tư bổ sung nhiều 
loại sách, báo phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Đa số 
cán bộ viên chức hiểu được vai trò và tầm quan trọng của thư viện trong nhà trường 
nên đã có trách nhiệm tuyên truyền vận động học sinh tham gia vào các hoạt động thư 
viện một cách tích cực. 02 nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, năng động sáng 
tạo trong công tác. Tổ nghiệp vụ thư viện thường xuyên kiểm tra giám sát và định 
hướng các hoạt động thư viện phù hợp, kịp thời cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường, 
chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
 b. Khó khăn
 Qua nghiên cứu cũng như tổ chức hoạt động đọc của thư viện trường Tiểu học 
Krông Ana những năm học trước đây cho thấy, hoạt động đọc chưa thực sự đáp ứng 
được với yêu cầu nghiên cứu, học tập của giáo viên và học sinh; các hình thức tổ chức 
chưa phong phú và đa dạng, chưa thu hút độc giả tham gia đọc, nghiên cứu và tìm 
hiểu... Học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏi còn hạn 
chế, chủ yếu chỉ mới thu hút số ít học sinh năng khiếu có lòng ham mê đọc sách báo và 
một số ít thích đọc các loại truyện mang tính giải trí (truyện tranh, truyện cười, câu 
đố,...). Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, chưa thấy hết giá trị, tầm quan trọng 
của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việc học tập của mình. 
 Cũng như một số trường tiểu học khác trong huyện, mặc dù đã được đầu tư 
nhiều về cơ sở vật chất, tài chính, trang thiết bị nhưng hoạt động thư viện tại trường 
 1 Tổ trưởng tổ nghiệp vụ (Phó Hiệu trưởng) đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ 
chức thực hiện đồng bộ, xuyên suốt cả năm học. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hội 
ý, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện. 
 Bên cạnh các yếu tố tích cực nêu trên thì trong quá trình tổ chức hoạt động thư 
viện vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như: Cán bộ thư viện chưa có khả 
năng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động thư viện, hơn nữa nhà 
trường chưa có hệ thống máy vi tính và mạng internet phục vụ riêng cho hoạt động thư 
viện. Nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động đọc chưa phong phú, còn đơn điệu. 
 Cách tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp, việc tuyên truyền vận 
động độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn. Cán bộ thư viện còn phải 
kiêm thêm một số công việc của nhà trường nên đôi lúc chưa chú ý đầu tư nội dung tổ 
chức các hoạt động thư viện. 
 4. Các Giải pháp quản lý
 Giải pháp 1. Bổ sung thường xuyên nguồn sách cho thư viện
 Để thư viện phục vụ đúng với yêu cầu giảng dạy, học tập gắn với thực tế của 
nhà trường, thu hút được nhiều giáo viên và học sinh đến đọc sách, học tập, nghiên 
cứu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng kho sách sao cho đa dạng về số lượng, đảm bảo 
về chất lượng, phong phú về nội dung, hơn nữa cách sắp xếp, bài trí cũng phải khoa 
học, hợp lý. Muốn vậy cần phải bổ sung thường xuyên các loại tài liệu theo từng 
tháng, từng quý, từng năm học. Tham mưu Hiệu trưởng đầu tư, tổ chức phát động các 
phong trào để tăng thêm số lượng sách báo, tài liệu cho thư viện từ một số nguồn:
 - Trích một phần kinh phí chi thường xuyên để mua và trang bị thêm nguồn 
sách cho thư viện.
 - Phát động phong trào xã hội hóa từ sự hỗ trợ của các đoàn thể trong và ngoài 
nhà trường, từ cha mẹ học sinh.
 - Xây dựng Tủ sách dùng chung từ việc phát động giáo viên và học sinh quyên 
góp mỗi người một cuốn sách.
 - Đặt mua các loại báo, tạp chí phù hợp với yêu cầu của cấp học, của giáo viên 
và học sinh.
 Để mua được các loại sách cần thiết, phù hợp với nhu cầu dạy học của giáo viên 
và học sinh, hàng năm tổ nghiệp vụ có trách nhiệm khảo sát, kiểm kê lại toàn bộ các 
loại sách hiện có, cho các tổ chuyên môn đăng kí nhu cầu các loại sách cần dùng trong 
năm học, thống kê toàn bộ số lượng, đề xuất với lãnh đạo nhà trường mua bổ sung.
 Để tăng thêm vốn tài liệu của bạn đọc, thư viện nhà trường phát động phong 
trào quyên góp sách, báo, tạp chí đưa về “Tủ sách dùng chung” của thư viện. Hoạt 
động này tạo được sự hứng thú cho giáo viên và học sinh tham gia, thúc đẩy phong 
trào đọc sách báo của nhà trường ngày một phát triển. 
 Giải pháp 2. Phục vụ nhu cầu mượn, đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh
 Hằng năm cứ vào đầu năm học cán bộ thư viện phân loại sách, lập kế hoạch cho 
giáo viên mượn sách theo đúng nhu cầu. Đối với học sinh, đa số các em được gia đình 
mua sắm đầy đủ các loại sách vở nên ít khi có học sinh đến thư viện để mượn sách. 
Tuy nhiên, nhà trường vẫn có kế hoạch cho mượn sách đối với những học sinh có hoàn 
 3 những thông tin bổ ích cần thiết trong học tập cũng như trong đời sống của cán bộ viên 
chức và học sinh. Từ đó biết quý trọng thời gian, yêu quý sách, ham học hỏi, tìm tòi, 
khám phá khoa học.
 Để chương trình “Ngày hội đọc sách” được diễn ra đa dạng, phong phú, kích 
thích hứng thú làm việc tích cực đến bạn đọc, Tổ nghiệp vụ phải thực hiện các nội 
dung sau:
 - Phát động phong trào quyên góp sách: Mỗi cán bộ viên chức, học sinh hoặc 
cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp ít nhất một cuốn sách có giá trị nhằm góp phần 
xây dựng Tủ sách dùng chung cho tThư viện. Tổ nghiệp vụ có trách nhiệm tuyên 
truyền, vận động, tổng hợp và sắp xếp sách vào tủ để phục vụ bạn đọc.
 - Tổ chức Kể chuyện theo sách: Nhằm khuyến khích học sinh đọc truyện, biết 
kể lại những câu chuyện theo sách, những câu chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh, Tổ 
nghiệp vụ tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức thi từ các khối lớp để nhiều học sinh 
được tham gia. Sau đó khối chọn và đề xuất thi cấp trường. Ban tổ chức trao giải cho 
những học sinh xuất sắc trong hoạt động đọc sách và kể chuyện theo sách. Từ hoạt 
động này, giáo viên tích cực hơn trong việc hướng dẫn học sinh siêng năng đọc sách, 
giúp các em hiểu và vận dụng vào thực tế một cách phù hợp.
 - Trưng bày và giới thiệu gian sách: Hướng dẫn mỗi khối tham gia xây dựng 
một gian sách với đầy đủ các thể loại được bố trí hợp lý theo từng chủ đề. Bố trí khu 
vực, thời gian và người giới thiệu sách cho bạn đọc đến tham quan; bạn đọc có thể 
chọn cho mình quyển sách yêu thích nhất để đọc. Các gian sách được độc giả tham 
quan và bình chọn “Gian sách được yêu thích nhất” để ban tổ chức trao giải.
 - Tổ chức đọc sách: Sau thời gian tổ chức các hoạt động nêu trên là thời gian 
đọc sách theo khối hoặc lớp; có thể bố trí đọc trong các lớp học, ngoài sân trường hay 
trong thư viện. Học sinh tự do chọn cho mình các hình thức đọc dưới sự hướng dẫn 
của giáo viên. Những cá nhân đọc hay sễ được chọn đọc trong tiểu mục “Đọc sách 
buổi sáng” của chương trình “Phát thanh măng non”.
 Giải pháp 5. Tổ chức hoạt động đọc qua mô hình “Thư viện xanh”
 Với mong muốn phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, ban giám hiệu nhà 
trường chỉ đạo tổ nghiệp vụ thư viện xây dựng mô hình “Thư viện xanh”. Để xây dựng 
được mô hình này, tổ nghiệp vụ thực hiện bằng nhiều cách:
 - Tuyên truyền, vận động: Tổ chức tuyên truyền, vận động đến các tổ chức đoàn 
thể trong và ngoài nhà trường, các bậc cha mẹ học sinh và đăc biệt là các em học sinh 
với nội dung: xây dựng “Thư viện xanh” là tạo không gian thoáng mát, tiết kiệm điện 
mà có đầy đủ ánh sang, góp phần rèn luyện thói quen đọc sách để mở rộng kiến thức. 
 - Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp: Huy động liên đội chăm sóc và bảo vệ 
hệ thống cây xanh trong trường. Chỉ đạo đoàn thanh niên bố trí sắp xếp ghế đá thành 
những ô vuông giữa những tán cây bàng, cây phượng xanh tốt. Bố trí lao động vệ sinh 
thường xuyên, sắp xếp thùng đựng rác đúng vị trí để đảm bảo “Thư viện xanh” lúc nào 
cũng sạch sẽ. Các ống nhựa làm “tủ sách lưu động” được bộ phận thư viện trang trí 
ngộ nghĩnh và đẹp mắt. Cuối mỗi góc các lớp học được bố trí 01 kệ đựng sách báo để 
phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc. Đầu mỗi buổi học, nhân viên thư viện phân công đội 
 5 thể. Nội dung các buổi sinh hoạt phong phú, chất lượng. Công tác tuyên truyền và giới 
thiệu sách báo tạo ra những thay đổi cả về chất lượng và số lượng bạn đọc đến thư 
viện, nguồn sách của thư viện hành năm tăng lên, nhân viên thư viện qua đó cũng có 
thêm được nhiều kinh nghiệm phục vụ cho công tác. Nhờ đó chất lượng dạy học và 
giáo dục toàn diện của nhà được nâng lên, đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và 
học sinh.
 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo
 Các biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đã được đưa vào áp dụng tại đơn vị 
và có tác động thiết thực đối với cán bộ viên chức và học sinh trong việc nâng cao ý 
thức trách nhiệm của bản thân với hoạt động thư viện, tạo được sự đồng thuận của cha 
mẹ học sinh và các tổ chức xã hội, góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện trong nhà trường.
 Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, cải tiến các biện pháp, giải pháp của đề tài cho 
phù hợp với các điều kiện phát triển giáo dục của nhà tường và áp dụng ở những năm 
học sau.
 7. Đề xuất, kiến nghị
 Đầu tư xây dựng Thư viện thông minh với trang thiết bị hiện đại cho nhà 
trường.
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Thu
XÁC NHẬN UBND HUYỆN XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC 
 VÀ ĐÀO TẠO
 7 
 Hình 5,6
2. Bạn đọc đến với Thư viện (Hình 7,8,9,10,11,12)
 Hình 7,8
 9 3. Một góc Thư viện xanh (Hình 13,14,15,16)
 Hình 13,14
 Hình 15,16
 11 5. Hình ảnh “Ngày hội đọc sách” (Hình 21,22,23,24,25,26)
 Hình 21, 22
 Hình 23, 24
 13 
Hình 29, 30
 Hình 31
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_phat_trien.doc
  • docBiên bản giải pháp quản lý 1.doc
  • docTờ trình giải pháp quản lý.doc