Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tâm. Năm sinh: 1977 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: PHT - Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Một số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN. 2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (mặc dù đã là trường chuẩn quốc gia) nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất không thể “một sớm, một chiều” mà khắc phục được ngay. Trước hết, diện tích lớp học nhỏ, sĩ số học sinh lại đông nên việc trang trí các góc học tập chưa được như mong muốn. Một vài giáo viên chưa biết cách phối hợp hài hòa giữa các công cụ trong lớp, còn trang trí lòe loẹt, rối mắt. Một số giáo viên tuổi cao và một số giáo viên nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên có tác động không nhỏ đến việc thực hiện triển khai mô hình mới trong nhà trường. Một số giáo viên chưa hiểu hết tác dụng của các Công cụ lớp học nên việc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Việc chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp dạy học tích cực còn mới mẻ nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh sự bỡ ngỡ. Học sinh vùng nông thôn một số kĩ năng còn nhiều hạn chế như: giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cực một cách đột ngột nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang 1 Trước đây, vì chưa có kinh nghiệm nên việc trang trí còn mang nặng tính hình thức, màu mè, rườm rà và dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh. Thông thường công việc này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học. Nhưng sau đó không được cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế. Năm nay, chúng tôi định hướng cho giáo viên để việc trang trí lớp học có những nét chung mà vẫn đảm bảo đặc thù riêng của từng lớp. Mỗi giáo viên phải hiểu rõ ý nghĩa của việc trang trí. Phải thuyết phục được học sinh, phụ huynh cùng tham gia. Phải có kế hoạch sử dụng các Công cụ như thế nào cho đạt hiệu quả. Không được để các Công cụ chỉ là “cho đẹp, cho đúng với hình thức lớp VNEN” mà phải là một phần trong các tiết học nếu có nội dung phù hợp. Đó mới là cải đích mà VNEN momg muốn. Phải khẳng định rằng, công cụ để tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường VNEN là rất quan trọng, thông qua các công cụ này, giáo viên có thể phát hiện và nuôi dưỡng các tiềm năng; giải đáp những băn khoăn, lo lắng; giúp các em phát triển sự đam mê, sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kỹ năng hợp tác trong học tập. Học sinh sử dụng các công cụ để tham gia hoạt động dựa trên vốn từ vựng và năng lực của mình. Giáo viên có thể hỗ trợ để giúp các công cụ này phát huy được tác dụng trong quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng tối đa những công cụ mà lớp lựa chọn để phục vụ cho học tập và các hoạt động của lớp. Các công cụ đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lý các hoạt động ở lớp học, trường học. 4. Các Giải pháp quản lý. Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền Biện pháp 2: Công tác chỉ đạo Biện pháp 3: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn Biện pháp 4: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng 5. Minh chứng kèm theo giải pháp. Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền Để thực hiện tốt chương trình VNEN, khâu đầu tiên là công tác tuyên truyền. Đặc biệt, người quản lí phải thực sự thấm nhuần bản chất của mô hình VNEN. Từ đó truyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là trong Hội đồng sư phạm. Tôi luôn xác định: mỗi giáo viên là một “tuyên truyền viên” xuất sắc để giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ về VNEN. Có như vậy mới tìm được sự đồng thuận của cả xã hội. Vì thế, khi được Phòng giáo dục phân công chọn trường dạy thí điểm của dự án, tôi đã không khỏi băn 3 Tôi thấy rằng để xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp học thân thiện, mỗi học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Họ là người quyết định sự thành công và chất lượng của từng lớp. Nhiều lớp tốt sẽ có trường tốt. Họ là nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là một “tuyên truyền viên” để cộng đồng ủng hộ chúng ta trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Yêu cầu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Họp cha mẹ học sinh đầu năm để triển khai kế hoạch của nhà trường. Cùng cha mẹ học sinh thực hiện kế hoạch trang trí lớp học. Vận động họ phối hợp nhịp nhàng trong việc giáo dục các em. Đưa hoạt động trang trí lớp vào tiêu chuẩn thi đua và xếp loại GVCN. Đưa việc sử dụng các Công cụ vào tiêu chí đánh giá giờ dạy của mỗi giáo viên. * Về công tác trang trí lớp học: Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên cách trang trí để mỗi lớp mang một sắc màu riêng. Tổ chức chuyên đề cách sử dụng để tăng hiệu quả tiết dạy, phát huy tối đa hiệu quả của từng Công cụ. Từ đó, giúp giáo viên hiểu rõ về các Công cụ và tác dụng của nó. Không những thế, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết tương tác với các Công cụ, biết phối hợp với học sinh qua từng hoạt động. Quan trọng nhất, giáo viên phải hiểu được Công cụ lớp học là gì? Ai làm? Trang trí ở đâu? Sử dụng như thế nào? Vì vậy, ngay đầu năm học, tôi đã thực hiện chuyên đề về trang trí lớp và cách sử dụng các Công cụ lớp học. Chúng ta cần biết lựa chọn những Công cụ nào phù hợp với học sinh lớp mình, không nên lạm dụng vì sẽ gây tốn kém và lãng phí. Quan trọng nhất là bản thân mỗi giáo viên phải hiểu rõ tác dụng và mục đích của từng loại Công cụ. 5 * Góc cộng đồng Mục đích: Bản đồ cộng đồng giúp HS biết được khoảng cách các em đi học từ nhà đến trường. Xác định được những thuận lợi khó khăn gặp trên đường đi. Biết những chỗ nguy hiểm để tránh rủi ro. Biết địa chỉ nhà bạn để đến thăm. Nhà gần, nhà xa, nhà to, nhà nhỏ, chợ Hòa Đông, chùa Thiện Hòa xuất hiện đầy đủ trong sơ đồ. Nếu không có sự hợp tác của cha mẹ các em thì không thể tái hiện Góc cộng đồng một cách đầy đủ, chi tiết như vậy. Đây là điều mới mẻ mà công tác chủ nhiệm trước kia chúng chưa làm được. Nếu muốn đến nhà em A, chỉ cần nhìn vào sơ đồ là ta sẽ biết nhà ở vị trí nào. Không những thế, Góc Cộng đồng còn giúp giáo dục các em ý thức về “cộng đồng”, khiến các thêm yêu mến quê hương mình hơn. Qua đó, nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường càng xích lại gần nhau hơn. Một Phụ huynh lớp 3B chia sẻ: “Tôi tất vui khi được tham gia học cùng con. Có như vậy tôi mới biết con mình đang học cái gì, học như thế nào?” 7 GV và HS chuẩn bị đồ dùng trong góc môn Toán, các em có thể tự làm các phép cộng, phép trừ, bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân chia... Ngoài ra còn có thêm những tài liệu giới thiệu cách học toán, cách tính, trưng bày một số phép tính do HS thực hiện đúng, trình bày đẹp ở góc toán. Để Góc được phong phú hơn, tôi lưu ý giáo viên nên trưng bày theo mạch kiến thức của chương trình. Các em học tới đâu, sưu tầm tài liệu tới đấy. Ví dụ các dạng toán, các công thức và kết quả là những bài kiểm tra, những kết luận của nhóm Tôi thích nhất là Góc Tự nhiên. Nếu trong lớp học chỉ có bảng đen, phấn trắng, thiếu bóng dáng cây xanh thì thật là đơn điệu. Bây giờ thì khác rồi, nào hoa, nào lá, nào cây, cứ thân thiện mơn mởn tỏa không khí trong lành khắp lớp học. Nhìn vào Góc Thiên nhiên học sinh thấy đỡ mệt mỏi căng thẳng và thêm yêu cuộc sống xung quanh. Đồng thời, qua đó giáo viên giáo dục học sinh biết yêu quý bảo vệ cây cối vì nó rất có ích cho chúng ta. Thật đúng như câu khẩu hiệu: “ Trường em xanh - sạch - đẹp”. Góc tự nhiên lớp 3A Biện pháp 3: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn Ngoài việc triển khai và chỉ đạo công tác trang trí lớp học, cách sử dụng các Công cụ hỗ trợ học tập, tôi luôn xác định rõ vai trò chỉ đạo các hoạt động chuyên môn. Từ khi trường tham gia vào môi trường mô hình trường học mới (VNEN). Tôi thấy rằng trường sẽ được đổi mới, sẽ tạo ra những hình thức và phương pháp hoạt động đem lại một chất lượng dạy học mới. Cung cấp các điều kiện, những yếu tố kỹ thuật mới cho giáo viên phát triển hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong môi trường mới, năng lực của GV sẽ được nhân lên nhiều lần, song trong môi trường đó cũng đòi hỏi GV phải cố gắng cao, phải có những kiến thức 9 tính độc lập, chủ động tiếp thu kiến thức và hiểu sâu sắc các kiến thức trong bài học; rèn luyện cho các em được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng tập thể trong cách hoạt động học theo nhóm. Môi trường học thoải mái, thân thiện. Đội ngũ giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, hứng thú, yêu thích việc tổ chức cho học sinh sử dụng và khai thác công cụ, chủ động, sáng tạo khi tổ chức lớp học. Học sinh mạnh dạn, tự tin, hứng thú khi được tham gia, được ứng dụng thực tiễn, có nhiều kĩ năng sống, các năng lực cơ bản, có ý thức trách nhiệm trong học tập và quản lí lớp học tốt. Đa số phụ huynh ủng hộ nhiệt tình phong trào trang trí lớp học. Họ đóng góp tiền bạc, vật liệu và công sức rất nhiều nhưng điều quý nhất là họ đã biết chia sẻ việc học với con em mình. Đã biết quan tâm đến môi trường giáo dục và chất lượng của con. Từ đó tạo được sự đồng thuận sâu rộng trong nhân dân. 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. Để việc trang trí lớp học có tác dụng, phần lớn phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm. Họ là người lên kế hoạch, là người tuyên truyền, hợp tác với phụ huynh, học sinh trong lớp. Là người vận dụng từng loại Công cụ sao cho phù hợp với từng nội dung bài học, giúp học sinh hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả hơn. Họ phải rèn cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng học tập hợp tác. kĩ năng điều hành, ghép nối, giao tiếp. Vì đây là kĩ năng cần thiết để hình thành kĩ năng tự học. Như vậy để thực hiện tốt các biện pháp trên cần có sự thống nhất quan điểm từ lãnh đạo đến giáo viên. Có như vậy mới đạt được mục tiêu mà nhà trường đã đề ra. Bản thân người cán bộ quản lí không được nôn nóng, luôn kịp thời tư vấn để đội ngũ “vui vẻ”, “ thuận hòa” thực hiện và thực hiện có sáng tạo, có “cái tâm”. Triển khai kế hoạch và giao trách nhiệm cho từng cá nhân để họ thực sự góp sức vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình VNEN. Chỉ đạo thành lập tổ tư vấn chuyên môn theo kế hoạch, kiểm tra, giám sát các giai đoạn thực hiện. Sau mỗi đợt giám sát đều có kết luận, hướng dẫn rút kinh nghiệm, đề xuất gợi ý các giải pháp thực hiện. 7. Đề xuất, kiến nghị Đối với Ban giám hiệu: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, xã hội hóa về mô hình VNEN tại địa phương, cộng đồng và CMHS, đặc biệt là sự tham gia của CMHS và cộng đồng trong việc trang trí lớp học. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_giao_vien_t.doc