Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22-2016
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22-2016

Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học liên tục đổi mới, cụ thể: Thông tư 32 (năm 2009); Thông tư 30 (năm 2014) và Thông tư 22 (năm 2016) sửa đổi, bổ sung Thông tư 30. Mục đích của việc đổi mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời, giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Công tác đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Bộ Giáo dục Đào tạo, các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tại Phòng GD&ĐT Krông Ana, tháng 12 năm 2014 đã tổ chức thành công chuyên đề Xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, giúp các đơn vị ra đề có chất lượng và lưu trữ hiệu quả; ngày 24/2/2016 Phòng cũng đã tổ chức tập huấn thành công việc nâng cao năng lực ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016- BGDĐT. Mặc dù đã được tập huấn, chuyên đề nhiều về công tác ra đề song phần lớn với môn Toán, Tiếng Việt giáo viên thực hiện tương đối nhuần nhuyễn, còn một số môn học ít tiết như Khoa học, Lịch sử - Địa lí,... giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng các mức độ và tỉ lệ theo quy định. Nội dung kiến thức và hình thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan chưa phong phú, đa dạng. Vì thế, tôi chọn đề tài Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học theo bốn mức độ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Giúp giáo viên có kĩ năng thiết kế ma trận đề theo từng giai đoạn kiểm tra, bám sát ma trận để xây dựng hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì phù hợp với các đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 -BGDĐT. 4. Giới hạn của đề tài Xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì môn Khoa học của đội ngũ giáo Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 1 Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 phần là trẻ, nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, trình độ chuyên môn tốt, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng năm, nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề các hoạt động chuyên môn, trong đó có nội dung xây dựng đề kiểm tra định kì các môn học. Cơ bản các tổ chuyên môn đã thực hiện tương đối đảm bảo quy trình ra đề và duyệt đề kiểm tra định kì. Và thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá không những giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập mà còn giúp giáo viên thực hiện tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. * Khó khăn: Trường có phân hiệu Buôn Cuê ... 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc nắm bắt kiến thức các môn học, bài học còn rất nhiều hạn chế. Trường có ba phân hiệu cách xa nhau, nhiều giáo viên nhà ở cách xa trường (10 đến 40 km) nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc. Trình độ giáo viên không đồng đều; giáo viên trong đơn vị không ổn định, luân chuyển hàng năm nên khó khăn trong công tác phân công chuyên môn. Hơn nữa, nhà trường thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường, một số giáo viên là người dân tộc tại chỗ nên giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma trận trước khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng các mức độ và tỉ lệ theo quy định. Vì thế, kiểm tra định kì thường lựa chọn đề của tổ trưởng tổ chuyên môn là chủ yếu. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh là vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Bởi thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đề kiểm tra là phương tiện giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực tế, ngày 06/11/2016 Thông tư 22/2016-BGDĐT mới có hiệu lực và đầu tháng 02/2017 việc tập huấn ra đề kiểm tra theo TT22/2016 từ cấp tỉnh đến cấp huyện, trường mới thực hiện xong. Nhưng tại đơn vị TH Tây Phong, ngay đầu tháng 10 chúng tôi đã triển khai đến đội ngũ giáo viên sớm nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các điểm mới được bổ sung, điều chỉnh một số điều của TT30/2014; mạnh dạn chỉ đạo các khối lớp xây dựng ma trận và đề kiểm tra định kì học kì I (kể cả môn Khoa học lớp 4, 5) theo bốn mức độ nhằm giúp giáo viên làm quen trước. Việc ra đề kiểm tra theo ba hay bốn mức độ trước đây giáo viên cũng đã thực hiện, song điều khó khăn nhất là giáo viên (đặc biệt là giáo viên người đồng bào, giáo viên trẻ mới ra trường) chưa xác định chính xác mức độ của các câu hỏi và ra đề chưa đầy đủ tỉ lệ số câu, số điểm, các mức theo quy định. Vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng xây dựng Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 3 Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 Khoản 2. Sửa đổi đánh giá định kì về học tập: cách đánh giá từng môn học và hoạt động giáo dục; thời điểm làm bài kiểm tra định kì (bổ sung thêm số lần kiểm tra đối với hai môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 và 5); cách thiết kế đề kiểm tra định kì theo các mức độ. Vì giữa hai thông tư có nhiều “điều”, “khoản” sửa đổi, bổ sung nên ngay vào đầu năm học, tôi đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên sớm tiếp cận Thông tư bằng cách tự nghiên cứu trên các trang mạng, Websai,... Khi Thông tư chính thức có hiệu lực (ngày 06/11/2016), bản thân đã tổ chức tập huấn cấp trường làm rõ hơn điểm giống và khác nhau khi đánh giá định kì, đặc biệt việc thiết kế đề kiểm tra định kì theo các mức độ. Cụ thể: Nội dung Thông tư 30/2014 Thông tư 22/2016 Vào cuối học kì I và cuối năm Vào giữa học kì I, cuối học kì I, học, giáo viên chủ nhiệm họp với giữa học kì II và cuối năm học, các giáo viên dạy cùng lớp, thông giáo viên căn cứ vào quá trình 1. Đánh qua nhận xét quá trình và kết quả đánh giá thường xuyên và chuẩn giá định học tập, hoạt động giáo dục khác KTKN để đánh giá học sinh đối kì về từng để đánh giá học sinh đối với từng với từng môn học, hoạt động giáo môn học môn học, hoạt động giáo dục dục thuộc 1 trong 3 mức sau: thuộc 1 trong 2 mức sau: - Hoàn thành tốt - Hoàn thành - Hoàn thành - Chưa hoàn thành - Chưa hoàn thành - Các môn học làm bài kiểm tra - Các môn học làm bài kiểm tra định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa 2. Các học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, môn học Tin học, Tiếng dân tộc. Tin học, Tiếng dân tộc. làm bài - Thời điểm kiểm tra: kiểm tra - Thời điểm kiểm tra: cuối học định kì và kì I và cuối năm học. + Cuối học kì I và cuối năm học: thời điểm tất cả các môn học trên. kiểm tra + Giữa học kì I và giữa học kì II: Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm bài KTĐK môn Tiếng Việt và Toán 3. Các - Mức 1: Nhận biết - Mức 1: Nhận biết mức độ - Mức 2: Hiểu và vận dụng - Mức 2: Hiểu của đề kiểm tra - Mức 3: Vận dụng cao - Mức 3: Vận dụng định kì - Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo Từ việc làm trên đã giúp giáo viên nắm rõ đề kiểm tra định kì phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo bốn mức độ nhận thức của học sinh. Đây chính là một trong những điểm mới trong sửa đổi, bổ sung thông tư về kiểm tra, đánh giá học sinh hiện nay. Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 5 Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt. * Căn cứ vào nội dung từng mức độ và một số từ/cụm từ/động từ để hỏi (theo gợi ý trên), yêu cầu giáo viên xác định mức độ của mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Vật tự phát ra ánh sáng là: A. Mặt Trời C. Mặt Trăng B. Trái Đất D. Điện Câu 2. Điền các từ chiếu sáng; rọi đèn, cản sáng vào chỗ chấm cho phù hợp: Phía sau vật chiếu sáng khi được.. có bóng của vật đó. Bóng của một vật thay đổi khi vị trí của vật .. đối với vật đó thay đổi. Câu 3. Sắp xếp các ý từ a đến g theo trình tự phù hợp các bước làm thí nghiệm lọc nước. a. Đổ nước đục vào bình. b. Rửa sạch cát. c. Quan sát nước sau khi lọc. d. Quan sát nước trước khi lọc. e. So sánh kết quả nước trước và sau khi lọc để rút ra nhận xét. g. Cho cát và bông vào bình lọc. Trả lời : ............. Câu 4. Lựa chọn các cụm từ vỏ hạt, chất dinh dưỡng dự trữ, phôi (có cụm từ có thể được dùng hai lần) để điền vào ô phù hợp trong hình vẽ dưới đây: Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 7 Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên ra đề kiểm tra môn Khoa học theo Thông tư 22/2016 Câu hỏi mức 4. Khi ăn phải phối hợp nhiều loại thức ăn. Em hãy xây dựng khẩu phần ăn trong một ngày cho gia đình mình. * Chủ đề Các bệnh truyền nhiễm (Khoa học - Lớp 5): Câu hỏi mức 1. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Trong các bệnh sau, bệnh nào là bệnh truyền nhiễm ? A. Sốt xuất huyết C. Sốt rét B. Viêm não D. Cảm lạnh 2. Bệnh sốt rét nguyên nhân do đâu ? A. Do ăn uống thiếu chất. B. Do ngủ không mắc màn. C. Do vệ sinh nhà và môi trường xung quanh chưa sạch sẽ. D. Bệnh này do kí sinh trùng gây ra. Câu hỏi mức 2. Trình bày những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết. Câu hỏi mức 4. Hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát. Em cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết cho gia đình? * Sau khi giáo viên đã xác định được mức độ của từng câu hỏi, biết thực hành viết câu hỏi theo 4 mức độ, tôi hướng dẫn giáo viên cách chuyển câu hỏi từ mức độ thấp sang mức độ cao hơn hoặc ngược lại. Ví dụ 1. Khoanh vào ý trả lời đúng cho câu hỏi sau: Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ? A. Thìa kim loại B. Thìa nhựa + Câu hỏi trên thuộc mức độ mấy ? + Mức độ 1 + Muốn chuyển câu hỏi trên thành - Giáo viên trao đổi và có thể đưa ra mức độ 2, anh (chị) sẽ xây dựng nội một số phương án chuyển. dung như thế nào ? VD (mức 2): Cho vào cốc nước nóng một thìa bằng kim loại và một thìa bằng nhựa, một lúc sau em thấy cán thìa nào nóng hơn ? Vì sao ? - Nhận xét, kết luận: Câu hỏi trên được chuyển sang dạng hình thức tự luận, học sinh chỉ cần trả lời ngắn và giải thích nhằm tái hiện lại kiến thức đã học. Ta có câu hỏi mới ở mức độ 2 rất phù hợp. Tương tự: Người thực hiện: Lê Minh Hoàng - Trường TH Tây Phong 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_giao_vien_r.doc