Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1
Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết ở cấp Tiểu học là cái nền thì lớp 1 là cái móng cho các lớp trên. Vào lớp1chính là sự khởi đầu để các em bước vào thế giới tri thức của loài người. Bước ngoặt đó có được thuận lợi hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như bản thân mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Mà nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh. Tạm biệt trường Mầm non, các em bước vào lớp 1 với bao điều bỡ ngỡ, mới lạ. Là giáo viên lớp 1- Cấp Tiểu học biết bao điều đặt ra: Làm thế nào để các em hứng thú học và học tập được tốt ở lớp 1 và là tiền đề cho các lớp, các cấp học tiếp theo? Tôi thiết nghĩ điều quan trọng và vô cùng cần thiết đó là xây dựng, hình thành nền nếp học tập cho các em ngay từ lớp 1, bởi vì: “ Cái tháp cao nào cũng xây từ mặt đất ” nền móng có chắc thì tháp mới vững bền. Người lớn chúng ta không ai có thể tự ý đi ra ngoài những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống. Trẻ em lại càng không thể. Tương lai, sự phát triển của đất nước, mỗi dân tộc luôn phụ thuộc vào thế hệ trẻ như Bác Hồ đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Trích: Thư gửi các học sinh – Hồ Chí Minh. Đúng như vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách và giành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ thơ. “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Chăm sóc và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai, đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước. Vậy là người giáo viên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Làm sao cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường của các em thực sự là một ngày vui... Có được như vậy các em cần được hình thành từng bước trong mọi hoạt động ở lớp, từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội...rất nhiều điều cần quan tâm mà mảng học tập là một mảng lớn trong giai đoạn các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì chưa có định hướng cụ thể 1 /26 Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. * Rèn ý thức tự học trong giờ truy bài và nề nếp tự học ở nhà. * Rèn nề nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Bên cạnh đó còn hình thành các chuẩn mực hành vi, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp khi đến trường học. - Rèn các phẩm chất cần thiết như: chăm chỉ, yêu con người, có lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. - Có phương pháp học tập sáng tạo, làm việc khoa học phù hợp với mục đích học tập của mình. 2. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận về công tác hình thành nề nếp cho học sinh lớp 1 giáo viên đã thể hiện vai trò của mình như thế nào trong việc hình thành nề nếp cho học sinh và đã đạt kết quả như thế nào? - Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng hình thành nề nếp cho học sinh lớp 1. - Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. - Tìm hiểu hoàn cảnh từng học sinh. - Xác định tính thực thi và hiệu quả của việc dạy học và sử dụng các phương pháp bổ trợ trong việc dạy- học. 3. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu: - Tôi đã thực hiện đề tài này tại lớp 1B trường Tiểu học. - Các giờ học nội ngoại khóa trong năm học. - Kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các giáo viên khác trong trường và hội cha mẹ phụ phuynh. - Sử dụng các phương tiện nghe nhìn: máy tính, thư viện nhà trường - Thời gian thực hiện: 1 năm (năm học 2017 – 2018) 3 /26 Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. tốt và có ý thức tự quản tốt thì sẽ có tác dụng rất lớn cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. II. Khảo sát thực tế: Năm học 2017- 2018, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1. Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập. Mọi môn học đối với các em là hoàn toàn mới mẻ, khác hẳn với ở lớp mẫu giáo, gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học ví dụ như việc sử dụng đúng sách, vở, đồ dùng học tập cho từng môn học; hay lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học... Kỹ năng sống của trẻ mới vào lớp1còn nhiều hạn chế vì tâm lý lứa tuổi còn nhỏ lại chưa bao giờ được uốn nắn trong việc học tập nên khi giáo viên hỏi, các em thường trả lời tự do, nói trống không hoặc không giơ tay phát biểu mà tự trả lời khi cô chưa gọi. Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một trong những việc làm quan trọng trong việc dạy dỗ các em.Vào lớp 1các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều quyển sách còn chưa được bọc cẩn thận dẫn đến rách bìa, bong trang, quyển vở quăn mépĐồ dùng học tập tuy có nhưng vì chưa cẩn thận nên hay hỏng hoặc mấtHọc sinh chưa có thói quen trong việc giữ gìn sách vở, nếp sử dụng sách vở, cách giơ tay phát biểu, cách đặt tay khi viết và để sách vở khi đọc cũng như khi viết. Nếp học ở nhà còn nhiều hạn chế chưa có thời gian biểu, góc học tập, Một số em không học bài và làm bài khi ở nhà. Thực tế là học sinh lớp Một ở độ tuổi 6 tuổi, các em còn non nớt, lần đầu tiên cắp sách tới trường còn nhiều bỡ ngỡ. Hơn nữa đa số các em được bố mẹ chiều chuộng, có những phụ huynh còn bế đi học, dỗ dành con vào lớp khi đi học còn đem theo cả quà bánhCác em chưa có tính tự lập trong học tập. Việc đi học và học tập cơ bản phụ thuộc vào bố mẹ, ví dụ : Bố mẹ soạn đồ dùng sách vở, thậm chí bài về nhà cũng làm hộ cho con. Còn những gia đình không quan tâm thì: sách vở và đồ dùng học tập của các em luôn thiếu. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập trên lớp, hiệu quả thấp, đồng thời làm nề nếp không khí học tập của lớp cũng lộn xộn Mà học sinh trường tôi là một xã thuân nông. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Riêng lớp1B có tới 7 em thuộc hộ nghèo và 6 em cận nghèo. Có những bậc phụ huynh phải đi làm thuê kiếm sống con cái ở nhà phải nhờ ông bà nên việc quan tâm đến con còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh còn không biết chữ cho nên việc hướng dẫn và 5 /26 Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. Từ các phương hướng trên tôi tiến hành bằng các biện pháp cụ thể như sau: 1.Biện pháp thứ nhất: Xây dựng nền nếp học tập trên lớp: * Đối với giáo viên chủ nhiệm trước hết phải: a. Nắm thông tin về học sinh Mỗi giáo muốn lớp mình có nề nếp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và Tên: 2. Là con thứtrong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)........................................................ 4. Kết quả học tập năm lớp 5 tuổi: ........................................................................ 5. Môn học yêu thích:........................................................................................... 6. Môn học cảm thấy khó:..................................................................................... 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)......................................................................... 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:................................................................ ............................................................................................................................ 9. Sở thích:............................................................................................................. 10. Địa chỉ gia đình: ............................................................................................. Số điện thoại của gia đình:................................................................................. Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để điền vào phần mềm trang quản lý học sinh. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. b. Lựa chọn ban cán sự lớp. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. + Yêu cầu giáo dục - Học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của cả tập thể lớp. 7 /26 Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp 1. - Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. + Nhiệm vụ của lớp phó học tập: - Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài. - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu. - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên. - Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học. + Nhiệm vụ của lớp phó văn thể mĩ: - Duy trì cho lớp hát đầu giờ. - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm đóng cửa lớp khi ra về. - Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp. - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. - Tổ chức các buổi văn nghệ tham gia các phong trào do Nhà trường hoặc Đội phát động. - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em.Tôi hướng dẫn từng em cách đánh dấu trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Ngoài ra, lớp còn bầu ra các ban phụ trách khác như: Đội cờ đỏ, phụ trách các sao nhi đồng,... d. Hướng dẫn các em chuẩn bị đồ dùng học tập: Bước vào học lớp một, các em chưa viết được nên đầu năm học tôi phát cho các em một thời khoá biểu, hướng dẫn các em mang về dán ở góc học tập. Tại lớp trong từng môn học tôi hướng dẫn kỹ càng về sách vở, đồ dùng học tập cho từng môn. Các em có thể nhận biết các loại sách vở qua bìa của sách và nội dung bài học của từng ngày. Đồ dùng học tập của các em tôi yêu cầu (trong học kỳ1) mỗi em có hai bút chì 9 /26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_ne_nep_hoc.doc
- Bìa SKKN Một số biện pháp hình thành nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1.doc