Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

doc 19 trang skquanly 17/03/2025 460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài:
 Chăm sóc vệ sinh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc hết sức 
quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm. Một trong những chiến lược được 
xem là hiệu quả nhất là sự đầu tư về giáo dục nâng cao sức khỏe răng miệng tại các 
trường học. Đối với lĩnh vực về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ em được tuyên 
truyền và đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các chương trình 
hành động với những nội dung và hình thức phong phú, từ đó đã tạo sự chuyển biến 
mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh về 
tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho con em mình. 
 Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, trong cả nước có đến 90% 
trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa và trên 50% trẻ em chưa từng được đi khám răng miệng; ở độ 
tuổi mẫu giáo, có hơn 90% trẻ em bị sâu răng. Các bệnh về răng miệng còn đáng báo động 
hơn: Tỷ lệ mắc các bệnh về viêm lợi, viêm quanh răng ở trẻ em độ tuổi này đến 42,7%.
 Hiện nay, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, người 
dân có điều kiện tiếp cận với thông tin, dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ răng miệng, song 
tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng vẫn còn ở mức cao, trong đó sâu răng là một bệnh phổ 
biến ở nước ta và ngày một tăng, nhất là đối với trẻ em. 
 Bên cạnh đó kiến thức về chăm sóc sức khoẻ răng miệng của đa số các bậc cha mẹ 
học sinh con em dân tộc thiểu số còn rất hạn chế, chưa được trang bị những kiến thức cơ bản 
về chăm sóc răng miệng, từ đó chưa thật sự quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho con 
em của mình. Qua những đợt khảo sát, rất ít phụ huynh hiểu một cách cặn kẽ rằng: Khoang 
miệng chính là cửa ngõ đưa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; rằng các bệnh về răng miệng 
đều liên quan chặt chẽ tới việc phát sinh bệnh tật về tim mạch, gan, thận, thần kinh 
 Ở lứa tuổi mầm non, trẻ chưa có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng 
hàng ngày, trẻ rất thờ ơ thậm chí sợ việc chải răng. Đa số trẻ chưa biết thực hiện thao tác chải 
răng đúng và phòng tránh các nguy cơ gây sâu răng. Trong khi đó, ở lứa tuổi này trẻ rất thích 
ăn, uống đồ ngọt và các bậc cha mẹ học sinh cũng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này của 
trẻ, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến sâu răng nếu không được chăm sóc răng miệng 
đúng cách. Nếu chăm sóc răng miệng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, tỷ lệ 
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 1 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển kỹ năng giử gìn vệ sinh răng 
miệng của trẻ 5-6 tuổi lớp lá 3.
 Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 3 ở trường Mầm Non Cư Pang huyện Krông Ana - 
Đăk Lắc. 
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, những vấn đề 
thực tiễn liên quan đến công tác chăm sóc giử gìn vệ sinh răng miệng
 b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chăm sóc răng miệng của trẻ ở lớp
 Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên, và cha mẹ trẻ.
 Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên, đồng nghiệp.
 Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ năm học 2016- 2017 tại lớp lá 3
 c. Phương pháp thống kê toán học:
 Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ đạt kết quả như sau:
 Số lượng
 Bệnh về răng miệng Tỷ lệ %
 Không 10 42%
 Có 14 58%
 Cộng 24 100
 Đánh giá chung kiến thức của học sinh về chăm sóc răng miệng
 Kiến thức Số lượng Tỷ lệ %
 Tốt 11 45,8%
 Chưa tốt 13 54,2%
 Cộng 24
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 3 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 Đối với trẻ em, hai hàm răng của trẻ gồm răng sữa là chủ yếu và tồn tại cho đến 6-
7 tuổi mới bắt đầu thay răng vĩnh viễn; răng sữa nhỏ, lớp men mỏng và mềm nên dễ bị 
vỡ, dễ bị sâu và sún. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng, 
trước hết, giúp hàm răng sạch, chắc, khoẻ; tiếp đó sẽ giúp cơ thể được khoẻ mạnh, không 
có bệnh tật, phát triển tốt hơn. Vì vậy cần phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng 
đầu tiên, duy trì thói quen bảo vệ miệng ngay từ khi còn nhỏ để lớp trẻ trưởng thành sẽ có 
bộ răng hoàn chỉnh.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 * Ưu điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu:
 *Ưu điểm của vấn đề nghiên cứu:
 Nhà trường đã chú trọng quán triệt đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 
nhà trường các văn bản của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục toàn diện, 
tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục 
mầm non. Thường xuyên phổ biến nâng cao kiến thức cho cán bộ, giáo viên về y học thường 
thức, về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, chăm sóc sức khoẻ nhằm đảm bảo cho các cháu 
phát triển lành mạnh về cả thể chất và tinh thần.
 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên luôn được quan tâm, hàng năm nhà 
trường đều tạo kiện cho cán bộ, giáo viên đi học tập, tham gia các lớp bồi dưỡng nhằm 
nâng cao năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, chất lượng đội ngũ 
giáo viên của trường ngày càng được nâng cao. 
 Bản thân luôn tìm tòi học học các phương pháp giúp trẻ thích và có thói quen bảo 
vệ răng miệng. Học cách đánh răng sao cho hiệu quả nhất, vệ sinh nhất.
 Đến nay, tổng số cán bộ, giáo viên của trường là 29, trong đó: đạt chuẩn 100% 
trên chuẩn 66,7%.
 Bên cạnh đó tập thể, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường luôn giữ vững sự đoàn 
kết thống nhất, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực học hỏi, 
nêu cao tinh thần trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
 Chương trình Nha Học Đường đã triển khai đến các bậc cha mẹ học sinh về tầm 
quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 5 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
 * Nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu: 
 - Nguyên nhân khách quan:
 Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị đóng trên địa bàn xã Ea Bông thuộc xã đặc 
biệt khó khăn. Hơn 90% trẻ là người dân tộc thiểu số, hơn 50% trẻ thuộc hộ nghèo chưa có ý 
thức phòng bệnh răng miệng cho con, Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong 
chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho trẻ có lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Mặc dù 
trường đã có phòng y tế, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho khám và 
điều trị bệnh về răng miệng chưa được quan tâm đầu tư, việc theo dõi, tổ chức khám răng 
định kỳ cho trẻ chưa thường xuyên. 
 Chương trình Nha Học Đường tuy đã triển khai khá lâu nhưng vẫn còn chưa sâu 
rộng và thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Vì vậy dẫn đến tình trạng nhiều trẻ chưa được 
chăm sóc răng chu đáo.Còn một số trẻ thực hiện thao tác đánh răng không đúng qui 
trình, chưa có thói quen và tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo, bố mẹ nhắc nhở. Mẹ ép 
lắm, thúc giục lắm thì mới chải, còn không thì cứ “hồn nhiên” trước khi đi ngủ vẫn còn 
len lén lấy mấy chiếc kẹo ra để ngậm.
 Một số phụ huynh còn chưa quan tâm, nhắc nhở trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện chải răng 
hàng ngày, còn quan niệm ‘lớn lên sẽ tự biết làm”. Chủ quan như thế nên mãi đến khi trẻ 
xuất hiện những chiếc răng bị sâu, đau mất ăn mất ngủ, phụ huynh mới chịu nghĩ đến việc 
cho trẻ đi khám răng, đi bác sĩ. Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc trẻ sâu răng, sún răng là 
rất tự nhiên
 - Nguyên nhân chủ quan:
 Đối với nhà trường: Chưa thành lập được nha học đường, do khó khăn về nguồn 
kinh phí hoạt động, nên việc trang bị thiết bị y tế, thuốc men còn hạn chế, chưa thể chủ 
động khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng miệng cho trẻ tại trường mà cần 
phải có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Phòng y tế, Trung tâm y tế dự 
phòng huyện Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác y tế học được chưa được đào tạo, tập 
huấn về lĩnh vực nha khoa.
 Đối với phụ huynh và học sinh: Khả năng tiếp thu của từng học sinh khác nhau. 
Bên cạnh đó, phụ huynh của các trẻ thuộc nhiều thành phần, nghề nghiệp, trình độ khác 
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 7 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
giúp trẻ 5 tuổi lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng 
miệng ngay từ khi còn lứa tuổi mầm non.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Biện pháp 1: Lồng ghép Giáo dục sức khỏe răng miệng bằng vào chương trình 
giáo dục chính khóa và ngoại khóa của trường.
 Khi đã nắm vững những kiến thức về chăm sóc răng miệng, trong chuyên đề giảng 
dạy về sức khoẻ dinh dưỡng, bản thân đã chú trọng giáo dục cho trẻ những kiến thức cơ 
bản về răng miệng, giúp trẻ hiểu được vai trò, chức năng của răng, cách giữ gìn vệ sinh 
răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Để thu hút sự hứng thú của trẻ và 
giúp trẻ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được những vấn đề cần truyền đạt, bản thân đã thực 
hiện các hoạt động sau:
 Tư duy của trẻ trong giai đoạn này là trực quan hình ảnh, có điều kiện quan sát, trẻ 
sẽ khắc sâu vào trí nhớ. Vì vậy tôi đã tiến hành sưu tầm tranh, ảnh về răng miệng và đưa 
vào giảng dạy để giúp bé tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào là quy trình 
đánh răng đúng cách. 
 Trang trí các tranh ảnh về vệ sinh răng miệng ở góc chơi bác sỹ, trong phòng vệ 
sinh để bé nhìn thấy thường xuyên. Bên cạnh đó, tôi còn cho bé xem những băng hình có 
cảnh các bạn đánh răng để bé bắt chước theo những hình ảnh mà bé vừa xem được.
 Cho trẻ thấy những tác nhân gây bệnh về răng miệng như mảng bám, vi khuẩn, 
những thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến răng như ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá 
lạnh, ăn nhiều đồ ngọt. 
 Bằng những phương pháp trên, đã phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, khám 
phá của trẻ, giúp trẻ tiếp cận nhanh hơn và có thêm sự hiểu biết về cách giữ gìn vệ sinh 
răng miệng, nguyên nhân gây ra một số bệnh về răng miệng và cách phòng tránh, đồng 
thời góp phần giúp trẻ hứng thú hơn với việc chăm sóc răng miệng. 
 Lồng ghép nội dung về giáo dục vệ sinh răng miệng với các môn học các chủ điểm 
khác, giúp trẻ có thể học mọi lúc, mọi nơi:
 - Với môn Văn học: Tác dụng giáo dục và thuyết phục của tác phẩm văn học là rất 
lớn, những tình huống và hành vi của các nhân vật trong truyện không những làm phong 
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 9 Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường MN Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
cách nhằm để phòng chống các bệnh về răng miệng, trước hết giáo viên cần nhận thức rõ 
được tầm quan trọng của nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ, từ 
đó không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi những kiến thức về vấn đề này qua sách 
báo, phương tiện thông tin, truyền thông, internetTừ đó giúp trẻ biết được:
 + Chức năng của răng, lợi. 
 + Các bệnh liên quan đến răng: sâu răng, các tật xấu ảnh hưởng đến răng, các chất 
dinh dưỡng cần thiết cho răng và cách phòng chống.
 + Tại sao phải chải răng thường xuyên? Cách lựa chọn và bảo quản bàn chải đánh 
răng, phương pháp chải răng
 + Tăng cường công tác phòng bệnh và điều trị sớm, có thói quen khám răng định kỳ 
6 tháng/lần. 
 + Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt. 
 + Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Thực 
hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Giữ gìn răng miệng sạch 
sẽ, vệ sinh hằng ngày, loại trừ mảng bám răng bằng cách chải răng đúng phương pháp với 
kem đánh răng có flour. 
 * Biện pháp 3: Tìm hiểu, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
 Việc nắm bắt tâm lý của trẻ cũng rất quan trọng, giúp giáo viên hiểu được trẻ thích 
hay không thích việc chăm sóc răng miệng, cụ thể là việc chải răng hàng ngày, nguyên 
nhân tại sao, từ đó có phương pháp tiếp cận, giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
 Qua theo dõi, trò chuyện với trẻ, và trong quá trình trao đổi với phụ huynh về tình 
hình sức khoẻ của trẻ, tôi thấy rằng hầu hết trẻ rất sợ việc đánh răng, có khuynh hướng 
ghét hoặc lười đánh răng, hầu hết các em đều trả lời rằng không thích đánh răng vì kem 
đánh răng rất cay hoặc không thích mùi kem đánh răng, bàn chải cứng khiến bé đau khi 
đánh răng và đánh răng chẳng có gì vui
 Một số bé tâm sự rằng cha mẹ cứ bắt buộc, dọa nạt, thậm chí phạt đòn nếu các em 
không đánh răng. Bên cạnh đó, một số em muốn đánh răng như bố mẹ nhưng lại không 
biết cách đánh, hỏi thì bố mẹ quá bận nên không có thời gian chỉ bảo. Việc này khiến các 
em sợ hãi, sinh ra tâm lý chán ghét đánh răng.
 Hoàng Thị Thu Thúy – Trường MN Cư Pang 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_la_3_tru.doc