Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong giờ học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong giờ học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong giờ học
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Họ và tên: Nguyễn Thị Nga Dạy: Văn hóa Trường: Tiểu học Dương Đức Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong giờ học. I. Vấn đề băn khoăn: Khi vào đến tiểu học thì việc học là hoạt động chính, không còn nhiều các hoạt động vui chơi như ở mầm non nên học sinh đặc biệt là các em lớp 1 thường xuyên gặp vấn đề về khả năng tập trung chú ý. Năm học 2019-2020, tôi chủ nhiệm lớp 1D có 38 học sinh trong đó có 22 bạn nam và 16 bạn nữ. Vì là lớp đầu cấp lại khá đông các bạn nam nên khả năng tập trung còn rất hạn chế, các em rất nhanh và dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi tham gia các hoạt động học tập kéo dài trên lớp. Khi đó việc có thể ngồi yên, tham gia học, hợp tác với bạn, không đùa nghịch, chú ý tới lời cô hướng dẫn và thực hiện tốt yêu cầu của cô chưa thực sự tốt. Vì vậy mà việc xây dựng thói quen và thu hút sự tập trung, chú ý cho học sinh trong giờ học là vô cùng quan trọng và đó cũng là lí do tôi chọn và tập trung nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong giờ học”. II. Các biện pháp thực hiện: 1. Rèn năng lực tự quản cho HS. - Xây dựng cơ cấu bộ máy tự quản gồm: Chủ tịch Hội đồng tự quản -> Phó chủ tịch Hội đồng tự quản -> Trưởng các ban -> Thành viên. (Phụ lục 1) - Lên kế hoạch và giao công việc cần thiết thực hiện trong năm học, trong tháng, tuần để cho tập thể lớp hoạt động, mà trong đó đội ngũ cán bộ lớp là những người có trách nhiệm theo dõi, điều hành, báo cáo dưới sự hướng dẫn, giám sát chỉ đạo chặt chẽ của GVCN. - Những cá nhân khác thì theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cán sự lớp. Báo cáo với GVCN nếu phát hiện cán bộ lớp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm bạn khác, ..... 2. Xây dựng nhóm học tập “Bạn và tôi” - Thông qua quá trình dạy học đầu năm học (từ tuần 0 đến tuần 3) tôi thực hiện quan sát, nắm bắt khả năng tự quản, tập trung trong giờ, khả năng học của từng học sinh trong lớp và có sự phân loại học sinh theo các nhóm. - Trao đổi trước cả lớp để các em hiểu rõ về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của nhóm học tập “Bạn và tôi”. Ghép cặp học sinh ngồi cùng nhau để bạn học tốt, ý thức tập trung tốt hơn sẽ giúp đỡ, hướng dẫn bạn kém hơn trong học tập, tự nhắc nhở thực hiện 5. Tổ chức các trò chơi học tập nhỏ, dễ thực hiện trong giờ học. - Tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi nhỏ trong các giờ học như trò chơi: Truyền điện; Bạn ơi..bạn ơi; Chèo thuyền; Tiếp sức; xếp hình theo mẫu; Ai nhanh? Ai đúng?; Thi đọc tiếp sức,.. Vừa giúp HS củng cố kiến thức vừa học, được giải lao vừa thu hút sự tập trung của HS trong giờ với hình thức chơi mà học. *Ngoài ra còn một số biện pháp sau: - Nhắc nhở HS một số lưu ý để giúp các em cải thiện và tăng cường khả năng tập trung chú ý trong học tập như: ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, học theo sở thích,.. - Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực mới trong dạy học để tăng khả năng tập trung chú ý và hiệu quả học tập cho học sinh như: vấn đáp, hoạt động nhóm, đóng vai (giải quyết các tình huống học tập), PP bàn tay nặn bột, KT khăn trải bàn, Kĩ thuật Trình bày 1 phút,.. III, Kết quả đã đạt được sau khi cải tiến hoặc khắc phục. - Tôi nhận thấy khả năng tập trung chú ý của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, hiện tượng làm việc riêng, nói chuyện riêng giảm hẳn. Các em có ý thức tập trung, hăng hái xây dựng bài học, biết lắng nghe, chia sẻ ý kiến cùng bạn, biết giúp đỡ nhau trong học tập. - Cuối năm: Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề được nâng cao rõ rệt, trên 100% học sinh được đánh giá ở mức đạt trở lên. (Phụ lục 5) IV. Bài học kinh nghiệm Theo tôi, muốn HS tích cực, chú ý trong giờ học thì người giáo viên cần phải: 1. Nắm được khả năng học tập, ý thức học tập và rèn luyện của từng học sinh. 2. Chú trọng xây dựng và duy trì tinh thần giúp đỡ, cùng cố gắng trong học tập và rèn luyện của học sinh thông qua các phong trào, nhóm học tập. 3. Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống cần tích cực tìm hiểu và vận dụng linh hoạt, có sáng tạo các phương pháp dạy học mới không chỉ trong giảng dạy mà còn trong các hoạt động khác như rèn luyện năng lực, phẩm chất cho học sinh. 4. Khích lệ, tuyên dương kịp thời để các em thấy được sự công nhận của thầy cô khi các em có cố gắng hay làm tốt nhiệm vụ được giao. Xác nhận của nhà trường Người viết (đã kí) Nguyễn Thị Nga Nhóm học tập Bạn và Tôi giúp đỡ nhau cùng học tập III. Các hoạt dộng dạy học: GV HS 1. Ớn dịnh:!' - Cã lớp hát. 2. Bái mới:30’ a. Phần đầu: Khám phá: giới thiêu bài: trò chơi “con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào - Lắng nghe. hang” - Cà lớp chơi trò chơi. - Chú ý. - Cho HS chơi ưò chơi. - GV hướng dẫn cách chơi, (sgv tr.39) - Cho HS bắt đầu chơi. - GV giới thiệu bài học mới. ghi tựa. - HS suy nghĩ và lần lượt ừà b. Bài học. lời. * Hoạt dộng 1: Kể tên những thức ăn, đồ uống thường dùng hàng ngày. - Bước 1: Các em hãy kể tên những thức - Quan sát tranh sgk. ãn đồ uống nhà em thường dùng hàng ngày. - - GV ghi tên những thức ăn, đô uông mà HS suy nghĩ và trá lời hs nêu được lên bàng. * Bước 2: - Cơm, thịt, cá, trứng,.... - GV cho HS quan sát hình giong trong SGK đã hiển thị, sau đó chi và nói tên tùng loại thức ăn trong mỗi hình. -GVhòi: + Các em thích ăn loại thức ăn nào trong so đó? + Loại thức ăn nào các em chưa - HS nghe, nhận ra vẩn đề, được ăn hoặc không thích ăn? nhắc lại vấn đề (cà lớp). + Vậy muốn mau lớn, khỏe mạnh, các em- HS tự suy nghĩ cá nhân và cần ăn nhiều loại thức ăn nào? nêu miệng ý kiến của minh. * Ket luận: Muốn mau lớn và khóe mạnh VD: Vì nếu không ăn sẽ đói; các em cằn ăn nhiều loại thức ăn như cơm,không ăn cơm hàng ngày sẽ thịt, cá, trúng, cua, rau, hoa quà ... để có bị mệt, ốm; sẽ chết; sẽ không đù các chất đường, đạm, béo, chất lớn khoáng, vitamin cho cơ thể. * Hoạt dộng 2: Làm việc vói SGK (Áp dụng PPDHGQVĐ) - Bưóc 1: Phát hiện vấn dề. + Tại sao hàng ngày chúng ta phái ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh? - Bưóc 2: Suy đoán. Thiết kế Powerpoint cho môn Tiếng Việt
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tang_cuong_kha_n.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho học sinh trong g.pdf