Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát triển năng lực tự chủ trong học tập

docx 16 trang skquanly 06/09/2024 750
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát triển năng lực tự chủ trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát triển năng lực tự chủ trong học tập

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát triển năng lực tự chủ trong học tập
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH
 SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
PHÁT TRIỂN NẮNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP
 Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Hoàng Ninh Lĩnh vực 
 nghiên cứu: Giáo dục
 Việt Yên, tháng 5 năm 2022 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Tìm biện pháp nhằm phát triển năng lực tự chủ trong học tập cho học sinh.
 - Giúp học sinh chủ động, tự tin, mạnh dạn phát huy năng lực tự chủ trong 
học tập của mình.
 - Giúp học sinh chia sẻ mạnh dạn và giúp đỡ bạn cùng tự chủ trong học tập.
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng
 - Biện pháp phát triển năng lực tự chủ trong học tập cho học sinh lớp 4.
 2. Phạm vi nghiên cứu
 - Không gian: Lớp 4B, Trường Tiểu học Hoàng Ninh
 - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022
 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 - Khái niệm về tự chủ.
 - Mối quan giữa cha mẹ học sinh và học sinh
 - Nắm được thực trạng việc tự chủ trong học tập của học sinh.
 - Nắm được vai trò của giáo viên trong quá trình hình thành năng lực tự chủ 
cho học sinh.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN
 Việc bồi dưỡng và phát huy khả năng tự chủ trong học tập cho học sinh (HS) 
là rất cần thiết trong quá trình dạy học vì theo thông tư 27/2020/TT- BGDĐT ngày 
04/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục thì chúng ta đang dần áp dụng kết hợp với 
thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục để 
đánh giá HS tiểu học. Trong đó, giáo viên (GV) có vai trò quan trọng. Giáo viên 
không chỉ trực tiếp bồi dưỡng mà còn là người phát huy khả tự chủ trong học tập 
của học sinh thông qua các bài giảng của mình. Với những kinh nghiệm phát huy 
năng lực tự chủ trong học tập cho học sinh, tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong 
tổ, khối trong nhà trường. nghĩ mà chờ giải đáp của giáo viên. Mọi suy nghĩ của các em đều rất thụ động, 
chậm chạp.
 Học sinh đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp. Thầy cô 
dạy như thế nào thì hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy 
nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu trong các 
bài giảng của thầy cô, chưa có thói quen đọc sách, báo.
 Các em tự chủ ở mức chưa đạt trong học tập là các em: Phong, Long, Hưng, 
Đức Anh..
 2. Nguyên nhân
 Các em chưa yêu thích môn học, chưa có phương pháp học tập tốt, rất nhiều 
học sinh học tủ, học vẹt một cách ép buộc để đối phó với kiểm tra thi cử. Các em 
không hiểu hết bản chất của vấn đề dẫn đến việc mau chóng lãng quên mà lại còn 
lãng phí thời gian và công sức. Các học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến 
tình trạng thuộc lí thuyết nhưng không biết làm thực hành. Việc học của học sinh 
chưa đem lại hiệu quả cao vì các em thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô 
truyền lại.
 Bên cạnh đó tình trạng học “đối phó” diễn ra phổ biến trong lớp. Hầu hết HS 
chưa chủ động được thời gian, chưa biết sắp xếp hợp lí thời gian cho toàn bộ chương 
trình cũng như kế hoạch học tập hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của mình. Đa số 
HS chưa biết và cũng chưa có ý thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới. Giáo viên 
(GV) dạy tới đâu, HS học đến đó, GV dặn điều gì thì HS học và làm điều ấy.
 Bố mẹ thì không coi trọng tới việc tự chủ, tự học trong học tập của con em 
mình. Rất ít phụ huynh dành thời gian hướng dẫn hoặc cùng học với con.
3. Qua khảo sát đầu năm học, tôi thống kê được cụ thể về năng lực tự chủ trong 
học tập như sau:
 Mức độ Số học sinh Tỉ lệ (%)
 HS tự chủ trong học tập cao 7 21,2
 HS tự chủ trong học tập chưa cao 15 45,5
 HS chưa tự chủ trong học tập 11 33,3
Kết quả trên cho thấy số học sinh chưa có năng lực tự chủ trong học tập chiếm tỉ lệ 
là 33,3%.
 Chính vì vậy, bản thân tôi đã chọn một số biện pháp: “Giúp học sinh lớp 4 
phát triển năng lực tự chủ trong học tập” nhằm phát huy năng lực tự học, tự chủ 
nâng cao tính sáng tạo, chủ động, tự tin cho học sinh, góp phần đẩy mạnh chất lượng 
dạy và học trong nhà trường Tiểu học.
 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Tạo cho học sinh niềm say mê môn học
 Muốn học sinh có ý thức tự chủ trong học tập thì trước hết học sinh phải yêu 
thích môn học đó. Vì vậy tôi tạo cho HS niềm say mê môn học. Tôi có thể dùng tiết 
dạy để giới thiệu về môn học, về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng - Để phát huy tối đa năng lực tự chủ và thúc đẩy HS tận dụng hết thời gian 
tự học, tôi thường giao nhiệm vụ cụ thể cho HS. Có như thế, các em mới định hướng 
được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. Sau khi đã tiếp nhận được kiến 
thức cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới. Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc 
học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều.
 Ví dụ: Học xong bài Âm thanh, để chuẩn bị tốt cho bài sau: Sự lan truyền âm 
thanh. Tôi dặn HS chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học theo nhóm: ống bơ, giấy 
vụn, đồng hồ, 2 miếng ni lông,..
 Hay bài: Bóng tối (Khoa học 4 - bài 46)
 HS chuẩn bị trước đồ dùng: Đèn pin, quyển sách hoặc bảng
 HS chuẩn bị đầy đủ đồ dùng để học.
 Hoặc bài: Phép cộng phân số (toán 4)
 Thì HS chuẩn bị một băng giấy để chia các phần bằng nhau và tô màu hai 
lần các phần chia, rồi tự tìm tổng số phần đã tô màu.
 - HS suy nghĩ: “A! Cô giáo mình dặn chuẩn bị đồ dung làm gì nhỉ?” Từ đó 
kích thích khả năng tìm tòi kiến thức mới, Khi được tìm hiểu các em sẽ tự chủ hơn 
trong học tập. không còn học tủ, học vẹt nữa.
Đồng thời, bản thân tôi còn cho HS tự lập thời gian biểu theo tuần để có cách học 
và nghỉ ngơi hợp lí. Giờ giải lao khi học online, HS chia sẻ những cuốn sách hay
 mà mình đã đọc.
 Lên khung giờ đọc sách: Thư viện trường Tiểu học Hoàng Ninh tổ chức cho 
HS các khối lớp đọc sách theo lịch. Đây là hoạt động bổ ích được cô và trò rất 
hưởng ứng. Có những em ham đọc, chưa tới giờ đọc nhưng những chiếc ghế đỏ đã 
được xếp quanh gốc cây và các em đã say mê đọc những cuốn sách, cuốn truyện 
mà mình mang theo. Các cô giáo cũng dành thời gian ngồi đọc với các em, vừa là 
để tự học, đồng thời là tấm gương để các em học tập theo. Lớp tôi cũng là một trong 
những lớp hưởng ứng tốt nhất phong trào mua, đọc và làm theo báo Đội mà Liên 
đội phát động.
 Giờ ra chơi của các bạn học sinh trường Tiểu học Hoàng Ninh.
 Đọc mọi thứ: Tôi vẫn dặn học sinh: Các con hãy quan sát thật kĩ các chữ 
 trên đường các con đi. Đọc bất kì chữ nào con nhìn thấy. Từ ngữ có ở khắp mọi 
 nơi. Nơi nào có từ ngữ, nơi đó các con có thể đọc được. Học sinh của tôi có thể kể 
 tên tất cả các cửa hàng từ nhà đến trường, có thể nhớ các biểu bảng ở trường bằng 
 tiếng anh, tiếng việt. Thật là cách học tuyệt vời.
 Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép lại HS tham gia Ngày hội Gia đình đọc sách và bày mâm ngũ quả nhân ngày Tết Trung thu.
 6. Kết hợp với gia đình học
 Ở gia đình, mỗi HS cần có “góc học tập”cần thoáng, mát, đầy đủ ánh sáng 
để tạo cảm giác thoải mái trong khi học bài.
 Cha mẹ quan tâm, hướng dẫn con em mình tự lập thời gian biểu ở nhà và 
thực hiện theo.
 Tôi và phụ huynh thường xuyên chia sẻ tình hình học tập của HS qua nhóm 
zalo chung hoặc riêng, gọi điện hoặc gặp trực tiếp hướng dẫn phụ huynh giúp HS 
tự chủ trong học tập.
 Cha mẹ cần thường xuyên khuyến khích, động viên, chia sẻ, tôn trọng ý kiến 
của con, không áp đặt con.
 IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
 - Sáng kiến này đã được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy lớp 4B - 
Trường Tiếu học Hoàng Ninh.
 - Có thế áp dụng cho tất cả các khối, lớp trong trường. Và nhân rộng ra các 
trường khác trên địa bàn trong huyện.
 V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Mức độ Số học sinh Tỉ lệ (%)
 HS tự chủ trong học tập cao 23 69,7
 HS tự chủ trong học tập chưa cao 10 30,3
 HS chưa tự chủ trong học tập 0 0
 Lớp tôi được nhà trường đánh giá là lớp có nền nếp, có kỉ luật, tích cực tham 
gia vào các hoạt động chung và có tinh thần sáng tạo khi tham gia hoạt động tập 
thể.
 Chi đội 4B cũng là một trong những chi đội có nhiều bạn tham gia mua, đọc 
và làm theo báo Đội, hưởng ứng tốt các phong trào của Đội.
 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN
 Việc bồi dưỡng và phát huy năng lực tự chủ cho học sinh lớp 4 là việc làm 
thiết thực và cần phải được chú trọng. Thông qua việc tự học, các em phát triển óc 
tư duy, sáng tạo, hình thành phẩm chất người lao động trong thời đại mới: năng 
động, sáng tạo, tự chủ.
 II. KIẾN NGHỊ
 Hình thành thói quen tự học, tự chủ trong học tập có kế hoạch, có kết quả 
cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên cần 
thường xuyên trau dồi kiến thức, thay đổi phương pháp phù hợp với đối tượng học 
sinh, kiên trì, tỉ mỉ, dành nhiều thời gian quan tâm học sinh, phối kết hợp giữa gia 
đình với các đoàn thể của trường tạo cho HS phát huy hết năng lực của mình.
 Trên đây là sang kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển 
năng lực tự chủ trong học tập”. Tôi đã áp dụng biện pháp với học sinh lớp tôi chủ 
nhiệm đạt hiệu quả rõ rệt. Tôi mong muốn chia sẻ sáng kiến này tới các bạn đồng 
nghiệp ngoài trường cùng áp dụng để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
 Tuy nhiên, khi trình bày, sáng kiến không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong 
nhận được sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp quản 
lý giáo dục để bản sáng kiến phát huy hiệu quả hơn nữa.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 “Đây là sáng kiến của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung hoặc vi 
phạm bản quyền của người khác.”
 Nếnh, ngày 10 tháng 05 năm 2022
 TÁC GIẢ
 (ký, ghi rõ họ và tên) MỤC LỤC
 Đề mục Trang
Phần I: MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng 2
2. Phạm vi
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN 2
Phần II: NỘI DUNG 4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA 
HỌC SINH ’ 4
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn 4
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC Tự CHỦ TRONG HỌC TẬP CỦA 
 4
HỌC SINH’’’’
III. CÁC GIẢI PHÁP THựC HIỆN 6
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 14
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 15
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_p.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 4 phát triển năng lực tự chủ trong học tập.pdf