Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm-TP Bắc Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm-TP Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm-TP Bắc Ninh
MỤC LỤC STT Tiêu đề Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1 Mục đích của sáng kiến 1 2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 2 3 Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo 3 trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng. PHẦN II: NỘI DUNG 5 Chương I: Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm 5 1 Cơ sở lý luận. 5 2 Cơ sở thực tiễn. 7 Chương II: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến. 8 I Đặc điểm tình hình của địa phương và nhà trường 8 II Thực trạng công tác quản lý chỉ đạo trong xây dựng môi trường 10 giáo dục cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm Chương III: Những biện pháp mang tính khả thi 11 Chương IV: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng 25 kiến Kết quả của công tác chỉ đạo trong xây dựng môi trường giáo 1 25 dục cho trẻ hoạt động 2 Bài học kinh nghiệm 25 PHẦN III: KẾT LUẬN 29 1 Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 29 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. 30 3 Kiến nghị với các cấp quản lý 30 PHẦN IV: PHỤ LỤC 33 Tài liệu tham khảo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 17/2009 TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/ TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi tức là chưa xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm- TP Bắc Ninh” để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. * Tính mới của sáng kiến. Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ) Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhóm, lớp cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Vì môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên - xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Do đó theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Khắc Niệm. Đề tài tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó nó còn giúp cho giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường hoạt động. Ngoài ra, giáo viên được bồi dưỡng trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng sư phạm trong việc tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Tương tác giữa cô với cô, giữa cô với trẻ và giữa trẻ với trẻ nhằm khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có những hoàn cảnh khó khăn nhằm xây dựng môi trường hoạt động một cách khoa học và điều chỉnh các góc hoạt động phù hợp với điều kiện của lớp, của trường. Hơn thế nữa, qua phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ; qua cách thức hướng dẫn trẻ hoạt động; qua việc phối kết hợp với gia đình, cộng đồng giúp giáo viên bộc lộ khả năng sáng tạo của riêng mình để tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ phát triển toàn diện. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu liên ngành, đề tài này góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu trên. Bên cạnh đó là các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên đồng thời đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của xã hội hiện nay. Môi trường tự nhiên là môi trường giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên hôm nay sẽ là cơ sở khoa học cho tương lai khi trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên. Thông qua hoạt động với thiên nhiên sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Thiên nhiên là kho tàng vô tận, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ, nhưng trẻ không thể tự mình có hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên xung quanh dù chỉ là nhận thức ban đầu. Vì vậy người lớn cần tổ chức để hướng dẫn trẻ tiếp thu những biểu tượng đúng đắn về môi trường thiên nhiên như: xây dựng các khu vực cho trẻ chơi, trải nghiệm ( khu chơi nấu ăn, khu chơi tạo hình, khu thư viện-sách, khu chơi giao thông, khu chơi phát triển vận động, khu chơi với cát,sỏi); thực hiện sân cỏ hóa trường học, làm mái vòm ở sân chơi cho trẻ. Nhờ có giáo dục thiên nhiên mới trở thành những phương tiện để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ. Từ nhận thức trên, là một cán bộ quản lý tôi đã xác định muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non thì song song việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên còn phải đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép xao nhãng, phải bằng mọi cách, mọi biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non; mà ai cũng biết đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non cần xây dựng một đội ngũ giáo viên có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay các trường Mầm non trên địa bàn đều rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm để hướng vào những đứa trẻ. Khi đến trường ngoài giờ học các cháu rất mong được ra sân để chơi, để được tiếp xúc với cây cỏ hoa lá, các con vật đáng yêu ngộ nghĩnh hay là tiếng suối chảy róc rách từ con suối nhân tạo, vườn cổ tích có nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, chú bé chăn trâu thổi sáo, khu chơi với cát, sỏi...Tất cả đều mang lại cho trẻ những niềm say mê, thú vị mà nhiều khi chính người lớn cũng không ngờ tới. Tuy nhiên để những phong cảnh thiên nhiên, những khu vui chơi đó thật sự mang lại hiệu quả giáo dục trên trẻ thì giáo viên cần chú trọng đến việc khai thác điều gì? Khai thác như thế nào để đạt được mục tiêu mình mong muốn? Điều đó không phải giáo viên nào cũng thật sự quan tâm và thực hiện. Trên thực tế, còn một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, chưa biết cách tạo môi trường mở, thiết kế các bài tập mở kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ. Một số giáo viên chưa có ý thức tái tạo cảnh quan môi trường xung quanh cho trẻ họat động. Chính vì xuống nhường chỗ cho lao động công nghiệp đang chiếm ưu thế. Bên cạnh đó nghề làm bún truyền thống của địa phương đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình. Nhân dân quê tôi có truyền thống hiếu học, biết thương yêu giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng một làng quê văn minh giàu đẹp. Đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế của phường phát triển. Tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, luôn phát triển và đi lên. Khắc Niệm là phường có phong trào giáo dục toàn diện, luôn được sự quan tâm sát sao và nhận thức đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Chính vì vậy cả 3 nhà trường đã được xây dựng và đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Điều đó có rất nhiều thuận lợi trong phong trào giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng. 2. Đặc điểm nhà trường: Trường Mầm non phường Khắc Niệm được thành lập từ năm 1996. Từ khi thành lập đến nay trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện, cấp Thành phố và 4 năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. Nhiều năm liền trường đạt Xanh - Sạch - Đẹp cấp Thành phố, cấp Tỉnh. 2.1/ Đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 40 đồng chí. Trong đó: - Hiệu trưởng : 1 đ/c. - Hiệu phó : 2 đ/c. - Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 29 đ/c. - Nhân viên : 8 đ/c. 2.2/ Trình độ đào tạo - Đạt chuẩn có 38/40 đồng chí đạt 94,3%. - Trên chuẩn có 34/40 đồng chí đạt 91,4%. - Trường Mầm non Khắc Niệm đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục 660 cháu trong độ tuổi. Trong đó, Nhà trẻ 30 cháu và Mẫu giáo 630 cháu. Cháu 5 tuổi ra lớp 236/236 cháu đạt 100%. - Trong nhiều năm qua, với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, cô giáo như mẹ hiền, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu dạy tốt, học tốt hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ trên giao. - Số học sinh trên lớp đều quá tải. - Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều. - Một số giáo viên sử dụng máy vi tính còn chưa thành thạo. - Năng lực của một số giáo viên còn hạn chế . II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON KHẮC NIỆM- TP BẮC NINH. 1. Đối với giáo viên: Tổng số giáo viên: 29 đồng chí. Trong đó: Trình độ Đại học: 19 đồng chí; Cao đẳng: 7 đồng chí; Trung cấp: 3 đồng chí. Đa số giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hoạt động đối với sự phát triển của trẻ và môi trường hoạt động là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên quan niệm của giáo viên chưa hoàn toàn chính xác. Điều này ảnh hưởng tới cách xây dựng môi trường hoạt động và việc điều khiển hoạt động của trẻ trong môi trường đó. Phần đông giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Giáo viên chưa coi trọng các yêu cầu nhằm đảm bảo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực như: tạo mối liên hệ giữa các góc hoạt động, lựa chọn dụng cụ, vật liệu nhiều công dụng, tạo môi trường với các góc hoạt động mở, sử dụng sơ đồ bố trí góc... nên trẻ ít có sáng tạo trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, một số giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác; số khác giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức cao trong việc tự học, tự rèn. Bên cạnh đó một số giáo viên năng lực hạn chế. 2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên về chuyên môn, về cách xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhưng do thời gian còn hạn chế, khuôn viên của nhà trường quá chật hẹp và nội dung hướng dẫn chưa được cụ thể, sát thực vì vậy hiệu quả chưa cao. Chương III: NHỮNG BIỆN PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_xay_du.docx