Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên

docx 22 trang skquanly 30/05/2024 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước 
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” vì thế hiện nay chăm sóc giáo dục trẻ ngay 
từ khi mới ra đời là việc làm vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, bồi 
dưỡng, đào tạo thế hệ con người mới.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và làm 
nền móng không thể thiếu được ở cơ sở của các cấp học. Mục tiêu của giáo dục 
mầm non là thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm giúp 
trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu 
tiên của nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên chất lượng giáo dục 
mầm non chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giáo viên là yếu tố quyết 
định hàng đầu đối với chất lượng giáo dục mà trước hết phải kể đến trình độ 
chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Chính vì 
vậy việc “Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm 
non” là vô cùng quan trọng. Đất nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đổi mới, 
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; cả nước đang cùng thế 
giới tiến vào thế kỷ XXI; thế kỷ của khoa học và công nghệ. Mục tiêu của Đảng 
ta đề ra là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công 
nghiệp.
 Để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó, chúng ta cần khai thác và sử dụng 
nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là trung tâm nhất và 
có vai trò quyết định. 
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng coi giáo dục & đào tạo là 
quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp 
phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, xây dựng con người có đầy đủ phẩm 
chất để xây dựng và bảo vệ đất nước, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục 
và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục 
Việt Nam.
Mầm non là bậc học đặt nền tảng đầu tiên nhưng cũng là bậc học gặp khó nhất về 
mặt khoa học, giáo dục trong các bậc học. Đó là bậc học mà độ tuổi các em còn 
nhỏ, đang hình thành và phát triển về nhân cách, thể chất và tâm hồn. Do vậy bậc 
mầm non là bậc học rất quan trọng, bậc học nền móng cho các bậc học tiếp theo. 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng: Cán bộ quản lý trường mầm non.
Vấn đề sáng kiến giải quyết: “Một số biện pháp giúp giáo viên thực hiện tốt 
công tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên”
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2017
6. Mô tả bản chất sáng kiến
6.1. Về nội dung của sáng kiến
6.1.1. Cơ sở lý luận
Bồi dưỡng là các hoạt động bồi bổ, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, 
kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho giáo viên thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn. 
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ khuyến khích giáo viên làm việc chăm 
chỉ, tích cực để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Khi tham gia bồi dưỡng thường 
xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những 
kỹ năng và thói quen tự học của giáo viên. Qua bồi dưỡng giúp cho giáo viên 
đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ trong công tác của 
bản thân. Công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong 
trường là nhiệm vụ hàng đầu để khắc phục những hạn chế trong quá trình giảng 
dạy và học tập. 
Trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã không ngừng phát triển cả về số 
lượng và chất lượng. Những thành tựu đạt được đó, một trong những nguyên nhân 
quan trọng là sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên. Vấn đề được đặt ra là: để 
đổi mới yêu cầu của đổi mới giáo dục cần có những nhà giáo như thế nào? Nói 
cách khác, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư 
phạm của giáo viên như thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công? 
Với vai trò to lớn như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo 
viên hiện nay là công việc hết sức quan trọng không phải của riêng ngành giáo 
dục mà đang trở thành công việc của Đảng, của Nhà Nước và của toàn xã hội.
Đối với trẻ mầm non các em tiếp thu kiến thức thông qua “Học mà chơi, chơi mà 
học” Vì vậy khi tổ chức hoạt động học cho trẻ thì vai trò của người giáo viên là 
vô cùng quan trọng, giáo viên là người cung cấp những thông tin gần gũi với cuộc 
sống hằng ngày của trẻ, hướng dẫn, giúp đỡ, gợi mở cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, giáo 
viên cần kết hợp giữa lời nói với cử chỉ nhẹ nhàng; dạy dỗ, bảo ban, khuyến khích 
trẻ tích cực tham gia hoạt động. Tuy nhiên giáo viên không làm thay trẻGiáo triển và hình thành nhân cách của con người cho tương lai đất nước. Từ đó có 
những biện pháp tác động tích cực, đúng đối tượng nhằm đem lại hiệu quả giáo 
dục cao. 
6.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân 
mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý, công tác bồi dưỡng đội ngũ để không 
ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo 
viên của nhà trường.... Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi 
dưỡng giúp cho việc nâng cao về chất lượng giáo dục toàn diện của bậc học mầm 
non góp phần cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong 
phạm vi thời gian không cho phép nên Tôi chỉ khảo sát được thực trạng của vấn 
đề nghiên cứu tại trường mầm non Hoàng Đan, xã Hoàng Đan , huyện Tam 
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường mầm non Hoàng Đan được thành lập từ năm 1976, trải qua 40 năm xây 
dựng và trưởng thành các thế hệ cô và trò nhà trường đã không ngừng phấn đấu 
vươn lên. 100% giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức thực hiện 
tốt nền nếp quy chế chuyên môn. Không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, 
100% giáo viên hoàn thành tốt chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Cán bộ, 
giáo viên, nhân viên nhà trường luôn thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách của 
Đảng, Nhà nước, các quy chế, qui định của ngành và thường xuyên tham gia vào 
các hoạt động xã hội. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn là một tập thể đoàn kết, 
nhất trí và có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức xây dựng và có ý 
thức trách nhiệm cao với công việc. 
 Hiện nay nhà trường có một cơ ngơi khang trang được xây dựng trên khu 
khuôn viên có tổng diện tích là 9249,3 m 2, trong đó diện tích đất sử dụng làm 
phòng học và các phòng khác là 2,300m2, diện tích đất làm sân chơi bãi tập, lối 
đi, là 3,000m2.
Năm học 2016-2017 nhà trường có 10 phòng học cho 18 nhóm lớp với 511 học 
sinh, trong đó 100% học sinh bán trú tại trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 
trường học đã được chú trọng đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động 
trong trường mầm non theo chương trình giáo dục mầm non mới.
 Nhà trường có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong biên chế và hợp đồng 
dài hạn); đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn đoàn kết, nhất trí, nhiệt tình và hết lòng 
vì sự nghiệp giáo dục. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở 
lên trong đó trình độ đào tạo trên chuẩn là 24/25 đồng chí = 96%. Tuy chất lượng năm học sau đã nâng cao hơn so với năm học trước nhưng chất 
lượng học sinh năng khiếu cấp tỉnh, huyện chưa cao. 
b. Về chất lượng đội ngũ giáo viên
* Thực trạng đội ngũ giáo viên năm học 2016-2017
- Trình độ sư phạm và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên:
 Tổ SL Trình độ sư phạm của giáo 
 Trình độ chuyên môn
 chuyên giáo viên
 môn viên Trung cấp Cao đẳng Đại học Giỏi Khá TB
 Nhà trẻ 06 01 0 05 03 03 0
 Mẫu 
 14 0 01 13 06 07 01
 giáo
 Cộng 20 01 01 18 09 10 01
 % 100 5 5 90 45 50 5
- Tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên: Tổng số 20 giáo viên
 TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
 1 Tuổi đời 18 – 35 13 65 
 36 – 45 05 25 
 46 – 54 02 10 
 2 Tuổi nghề Dưới 5 năm 08 40 
 Từ 5 - 10 năm 08 40 
 Từ 11 - 15 năm 01 5 
 Từ 16 năm trở lên 03 15 
Qua số liệu thống kê về tuổi đời, tuổi nghề của giáo viên trên cho thấy, đội ngũ giáo viên trẻ 
là 65%, họ đều nhiệt tình và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên thực tế qua thời gian công tác tôi 
nhận thấy đội ngũ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm còn hạn chế nên Ban giám hiệu đã tạo mọi 
điều kiện cho các cô giáo đi dự giờ thăm lớp, học tập đồng nghiệp, học Đại học để nâng cao 
trình độ...
Giáo viên tuổi nghề ít nên về phương pháp giảng dạy còn hạn chế. Số giáo viên có nhiều năm 
công tác thì việc tiếp cận phương pháp mới là còn chậm. Chính vì vậy mà trong những năm 
qua Ban giám hiệu trường đã lập danh sách để số giáo viên của trường đều được đi học bồi 
dưỡng đổi mới phương pháp dạy học do Sở giáo dục; Phòng giáo dục tổ chức và vận động 
giáo viên tiếp tục đi học trên chuẩn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân góp 
phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Số lượng: 20
 - Dạy nhóm trẻ 06
 - Dạy lớp mẫu giáo 14
 Trình độ đào tạo 
 - T - Tỷ lệ đạt trình độ chuẩn 20/20 = 100%
 - Tỷ lệ đạt trình độ trên chuẩn 19/20 = 88,2%
 Định mức giáo viên/trẻ 
 - Nhà trẻ 02 GV/19 trẻ
 - Mẫu giáo 01 GV/32 trẻ
 Tỷ lệ GV dạy giỏi cấp trường: 9/20 = 45%
 Tỷ lệ GV dạy giỏi cấp huyện trở lên: 2/20 = 10%
 Tham gia các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, hoạt động XH: 20/20 = 100%
 Số lượng GV có KH tự bồi dưỡng: 20/20
 Đạt tỷ lệ: 100%
 Ứng dụng CNTT 14/20 = 70%
 Quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng tăng số Có
 lượng GV đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo:
 Thực hiện chương trình bồi dưỡng TX, BD hè, chuyên đề: 100% giáo viên
 Tỷ lệ GV có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên100% giáo viên
 môn, nghiệp vụ
Số giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện còn ít, nguyên nhân là giáo viên còn tự ti, chưa 
có tính sáng tạo trong các hội thi giáo viên giỏi các cấp, khả năng đưa ứng dụng 
công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy ở trường còn gặp nhiều hạn chế.
c. Về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất thiếu rất nhiều phòng học. Hiện nay, nhà trường đang có 10 phòng 
học cho 18 nhóm, lớp. Trong đó 02 nhóm trẻ phải học nhờ các phòng chức năng; 
04 lớp mẫu giáo học tạm phòng ngủ; 2 lớp mẫu giáo học ghép 2 lớp/1 phòng dẫn 
đến tỷ lệ trẻ/phòng học quá cao (từ 50-60 trẻ/1 phòng học). Đây cũng là áp lực 
rất lớn đối với đội ngũ cán bộ giáo viên và có ảnh hưởng không nhỏ đến chất 
lượng giáo dục của nhà trường. mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục mầm non; đẩy mạnh giáo dục 
toàn diện, giáo dục chính trị đạo đức; tổ chức tốt các hoạt động học tập; tăng 
cường công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo 
viên, cán bộ quản lý giáo dục. Cụ thể:
- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, phấn đấu học tập nâng cao 
trình độ quản lý, chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên để có giáo viên giỏi cấp 
tỉnh. Xây dựng cơ sở vật chất; tập trung kinh phí của địa phương kết hợp với sự 
hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của phụ huynh học sinh để mua sắm, bổ sung 
các trang thiết bị dạy và học.
- Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, 
kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển 
năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của 
chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát 
triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu 
quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi 
dưỡng giáo viên của nhà trường.
- Xây dựng nhà trường là nơi trung tâm bồi dưỡng kiến thức giáo viên.
- Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống 
hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường 
xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi 
dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về 
chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng. 
- Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, thực 
hiện đúng chương trình quy định. Tuyển sinh học sinh hàng năm đạt 100% chỉ 
tiêu giao, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu ít nhất có học sinh 
năng khiếu các cấp; trường đạt danh hiệu trường tiên tiến và hoàn thành Đề án 
xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào năm học 2016-2017. 
- Để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt các mục tiêu, 
nhiệm vụ nêu trên thì trong công tác quản lý, người cán bộ quản lý cần nắm vững 
thực trạng nhà trường; phân tích những nguyên nhân dẫn đến thành công và thất 
bại để phát huy và kịp thời điều chỉnh những sai lệch và đưa ra những giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Sau đây là một số giải pháp cơ bản mà tôi đề ra giúp giáo viên thực hiện tốt công 
tác chuyên môn thông qua bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng 
đội ngũ, chất lượng giáo dục trong trường mầm non Hoàng Đan.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_thuc_h.docx