Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN Hoa Phượng

docx 19 trang skquanly 17/03/2025 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN Hoa Phượng

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường MN Hoa Phượng
 Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường Mầm non Hoa Phượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
 TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG
 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm 
trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể 
thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người bằng những hình tượng âm nhạc. 
Âm nhạc còn phản ánh niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ của con người. 
 Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là 
phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan 
hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ 
được tiếp cận với âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những làn điệu dân ca, lời ru 
của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ. Âm 
nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, 
tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ 
bằng những ngôn ngữ riêng đó là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm 
tiết tấu ...Qua lời ca trong sáng ,những giai điệu trầm bổng ,tiết tấu nhịp nhàng, 
tự nhiên, cùng với thời gian thu hút hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của 
trẻ. Âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm... 
Đối với trẻ âm nhạc là thế giới đầy kỳ diệu, đầy cảm xúc, là nhu cầu không thể 
thiếu. 
 Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện 
cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của 
trẻ. Hơn nữa, trong chương trình giáo dục mầm non, Giáo dục âm nhạc là một 
lĩnh vực nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là 
nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải có 
khả năng, kiến thức âm nhạc, biết biểu diễn, nắm được đặc điểm tâm sinh lý, sức 
khỏe, khả năng của trẻ để vận dụng những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất 
để khơi dậy nguồn cảm hứng âm nhạc cho trẻ. Để âm nhạc thực sự là món ăn 
tinh thần của trẻ. Nên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên 
nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm 
non Hoa Phượng” 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 * Mục tiêu của đề tài:
 - Nhằm đưa ra một số biện pháp để giúp giáo viên nâng cao chất lượng 
môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Phượng, 
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Người thực hiện: Trần Thị Vinh 1 Trường Mầm non Hoa Phượng Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường Mầm non Hoa Phượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
âm nhạc được coi như một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một 
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là 
nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện 
thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận 
không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong 
trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc 
thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, 
trò chơi âm nhạc. 
 Thông qua âm nhạc giúp trẻ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc 
sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát, khi vận động theo nhạc sẽ thúc 
đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động 
tác. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánh thức 
tâm hồn con người bằng âm nhạc. Nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình 
cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu 
thích. Âm nhạc cảm hóa con người cùng hướng tới cái đẹp, sống hướng thiện, 
yêu quê hương đất nước 
 Song âm nhạc không chỉ đơn thuần là để vui chơi, giải trí mà còn thúc đẩy 
sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc và sự hiểu biết 
của trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có một số trẻ yêu đến độ say mê, có một 
số trẻ khác lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Mức độ yêu âm nhạc phần lớn do 
hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. 
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
 Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn, điều kiện cơ sở 
vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn 
trở lên, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ 
chuyên môn, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 
 Được sự quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu, nhà trường đã thường 
xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề, hội giảng, thao 
giảng ,hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm.
 Các lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho các môn học, có 02 giáo viên/ lớp.
 Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh.
 Tuy nhiên trường có nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở các Thôn, Buôn. Đa số 
giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm còn ít, khả năng tổ chức hoạt động 
âm nhạc còn lúng túng trong việc sử dụng nhạc cụ, âm thanh và khả năng thể 
hiện nhạc phẩm còn hạn chế Khi tổ chức hoạt động nhiều lúc giáo viên chưa 
phát huy hết tính sáng tạo của trẻ
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Người thực hiện: Trần Thị Vinh 3 Trường Mầm non Hoa Phượng Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường Mầm non Hoa Phượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 - Trẻ chưa biết thể hiện cảm xúc phù hợp với sắc thái của bài hát, vận 
động chưa linh hoạt, sử dụng nhạc cụ kết hợp còn lóng ngóng chưa phối hợp 
được nhạc cụ với tiết tấu của bài hát
 - 100% học sinh là con em của gia đình làm nông, điều kiện kinh tế còn 
khó khăn . Một số trẻ ở với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa
 - 50% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiếu số, khả năng nói tiếng 
phổ thông còn hạn chế, khi đến trường trẻ mới sử dụng tiếng phổ thông. Môi 
trường tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài chưa nhiều, trẻ còn nhút nhát, rụt rè 
nên trẻ không thực sự tích cực trongh oạt động âm nhạc. Vốn từ của trẻ chưa 
phong phú.
 * Nguyên nhân chủ quan:
 - Giáo viên chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực của 
trẻ.
 - Giáo vên đôi lúc chưa thật sự linh hoạt, năng khiếu thể hiện âm nhạc còn 
hạn chế.
 - Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi để nhằm đạt một số kỹ năng theo 
yêu cầu bài học.
 - Xây dựng kế hoạch giáo dục chưa thật sự phù hợp với tình hình và khả 
năng của trẻ. Hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc còn rập khuôn, cứng nhắc, 
quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc nói chung chỉ xoay quanh chủ đề. 
 - Khả năng sử dụng nhạc cụ (đánh đàn, chơi trống)của giáo viên còn 
hạn chế .
 - Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến việc dạy trẻ thuộc bài 
hát để nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ trong cả 
một tiết học. 
 * Nguyên nhân khách quan:
 - Khả năng chú ý tiếp thu của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa mạnh dạn, 
thiếu tự tin, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn. Trẻ còn thụ động, còn thờ 
ơ không có biểu cảm trước những bài hát hay giai điệu nhạc. 
 - Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, giáo viên chưa linh hoạt 
sáng tạo trong vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động.
 - Cơ sở vật chất chưa thật sự đầy đủ, phòng lớp còn chật hẹp, trẻ chưa qua 
chương trình lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi, trẻ còn nhút nhát, phát âm Tiếng Việt chưa 
rõ lời.
 * Đánh giá thực trạng
 Qua thực trạng cho thấy giáo viên chưa nắm vững được phương pháp tổ 
chức giáo dục âm nhạc, chưa linh hoạt xử lý tình huống, chưa chú ý dạy phát 
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Người thực hiện: Trần Thị Vinh 5 Trường Mầm non Hoa Phượng Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 tại trường Mầm non Hoa Phượng
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài 
lòng và mong muốn được tham gia vào các hoạt động khác. Giáo viên có nhận 
thức đúng đắn về vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho 
trẻ 5-6 tuổi, từ đó có ý thức tự học, bồi dưỡng rèn luyện khả năng âm nhạc, trau 
dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
 Đổi mới, sáng tạo phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc, phát 
huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp 
của những tác phẩm nghệ thuật. Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt 
động nghệ thuật âm nhạc. Bổ sung thêm đồ dùng, phương tiện giáo dục âm 
nhạc, tạo môi trường phong phú giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động. Phát 
triển kỹ năng hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc cho 
trẻ.
 Những giải pháp, biện pháp này nhằm giúp giáo viên nâng cao chất lượng 
giáo dục âm nhạc. khuyến khích trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
khi hoạt động, khơi dậy tiềm năng âm nhạc cho trẻ. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
 * Biện pháp 1: Tổ chức Hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động 
âm nhạc.
 Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thi đua làm đồ 
dùng đồ chơi để phục vụ cho công tác day và học trong nhà trường và yêu cầu 
mỗi giáo viên làm một bộ đồ dùng phục vụ môn giáo dục âm nhạc đồng thơi thế 
hiện phong trào thi đua hai tốt. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng đồ chơi từ 
các phế liệu đã thải bỏ như xốp, can nước rửa bát, các vỏ hộp, vài vụn, lon bia, 
hộp sữa để trở thành những đồ dùng dạy học như; Xúc xắc, đàn, trống  Cùng 
với sự đánh giá kết quả công bằng, chính xác của hội đồng chấm đồ dùng dạy 
học đã chọn và xếp loại các đồ dùng đẹp, chất lượng, đa dạng 
 Thông qua việc tổ chức hội thi nhằm khích lệ sự thi đua của giáo viên. 
Qua đó giáo viên được thể hiện mình trước tập thể, được học hỏi những điều 
mới, những sáng tạo của đồng nghiệp. Giáo viên mần non chịu khó, kiên nhẫn 
và biết không chỉ một nghề mà rất nhiều nghề như; bác sỹ, ca sỹ, họa sỹ đòi hỏi 
giáo viên phải luôn tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi khám phá ra cái mới, cái 
hay để làm ra những bộ đồ dùng đưa vào các tiết học giúp trẻ hứng thú hơn với 
giờ hoạt động âm nhạc.
 Đồ dùng đồ chơi tự tạo (thanh tre, hòn sỏi, lon bia, hộp sữa) khi tham 
gia hoạt động âm nhạc trẻ vừa hát vừa gõ đệm xúc xắc, thanh tre trên tay theo 
nhịp điệu bài hát âm thanh phát ra từ những đồ dùng đó với cường độ to, nhỏ 
khác nhau giữa các đồ vật giúp trẻ hứng thú và say mê với bài học.
 Qua đây giúp giáo viên, biết cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các 
hoạt động và chủ động sáng tạo hơn trong tổ chức các hoạt động âm nhạc hàng 
ngày cho trẻ.
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Người thực hiện: Trần Thị Vinh 7 Trường Mầm non Hoa Phượng

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_nang_c.docx