Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi

UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi. Lĩnh vực: Hoạt động Đội Họ và tên tác giả: Hòa Quang Hải Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Lợi Krông Ana, tháng 4 năm 2019 0 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cho học sinh, tạo cho học sinh tại Liên đội có lòng nhân ái và tình thương yêu con người, nhằm nâng cao sự đoàn kết, chất lượng đạo đức cho học sinh, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học. Nhiệm vụ: Khảo sát thực trạng hoạt động Đội tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi, cụ thể các hoạt động xây dựng tinh thần đoàn kết, các hoạt động nhân ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Đôi bạn cùng tiến “, “Giúp bạn đến trường” và tình yêu thương con người của các em học sinh. Nghiên cứu tầm quan trọng, sự cần thiết việc giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội. Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi. 4. Giới hạn của đề tài Là một giáo viên TPT thường xuyên tổ chức, thực hiện các hoạt động, phong trào tại Liên đội và tham gia hoạt động Đội do Hội đồng Đội, Phòng giáo dục và các đoàn thể khác tổ chức tôi nhận ra rằng cần phải giáo dục các em tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào truyền thống dân tộc, khơi dậy ngọn lửa yêu nước, thương dân, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, gia đình chính sách nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh. Dần hình thành và rèn luyện các em thành những con ngoan, trò giỏi là người có 2 Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chiến tranh đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng , những đứa trẻ thơ mất cha, nó để lại vô vàn đau thương và mất mát nhưng từ những cuộc chiến tranh cũng khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người là chúng ta đã giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm cho các em. Để các em thực hiện tốt tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người. Trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là công dân tốt của đất nước sau này. Đối với các em là thiếu niên và nhi đồng ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạngđể các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển. 4 bè bạn” và các hoạt động tập thể. ngoài việc tạo cho các em có sân chơi bổ ích còn thu hút 100% các em học sinh tham gia và tham gia khá tốt. Đã giáo dục cho các em đội viên nhi đồng nhận thức cao hơn về tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, gia đình neo đơn, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, các em học sinh nghèo trong liên đội đã được liên đội giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất. Tuy những món quà, sự hỗ trợ của liên đội chưa cao nhưng đã phần nào động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Từ đó công tác hỗ trợ, giúp đỡ bạn nghèo, gia đình khó khăn, giúp đỡ gia đình thương binh, những người có công với cách mạng đã trở thành truyền thống của Liên đội từ nhiều năm trước. Tuy vậy nhưng trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, họ sống không ổn định, cuộc sống khó khăn nên cũng gây ra nhiều vướng mắc trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào. Tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trong nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (năm 2016 – 2017 chiếm 56%, năm 2017 – 2018 chiếm 48%, học kỳ 1 năm 2018 - 2019 chiếm 39%). Cũng vì cuộc sống gia đình nhiều khó khăn, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ nên các em học sinh ngoài giờ đến trường còn về phụ giúp việc nhà cho Cha mẹ thậm chí có những em còn phải nghỉ học để đi làm thuê, đi lượm nhặt cà phê, tiêu, điều để có thêm tiền để lo những bưa cơm cho gia đình, mua sách vở đồ dùng học tập phục vụ bản thân, từ đó dẫn đến các em học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần vẫn còn rải rác. Các em ít được gần gũi, giao lưu với bạn bè từ đó dần tạo cho các em thói quen cô độc chỉ biết tới bản thân thiếu sự đoàn kết và yêu thương nhau. 6 Biện pháp tuyên truyền: Các em sẽ tự ý thức và hiểu sâu hơn về tình đoàn kết và tình yêu thương con người thông qua các câu truyện, bài báo, video về gương người tốt việc tốt. Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Thực hiện đúng quy định của chuyên môn, của ngành, của trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, con người, tinh thần đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Và từ đó các em đã có những hành động thiết thực, sống có ích cho gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Giúp các em tìm hiểu và ôn lại lịch sử và các sự kiên quan trọng của đất nước. Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao: Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. Giúp các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân. Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo” – giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo. Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý bậc phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ bạn nghèo” trong nhà trường. Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội: Từ biện pháp này sẽ huy động được nhiều phần quà, học bổng, kinh phí để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. Qua đó Thầy cô giáo bằng sự tâm huyết của mình bằng tình yêu thương học trò cùng với lòng nhân ái, sự ủng hộ của các mạnh 8 sinh nghèo quá trình tổ chức cho các em làm việc thảo luận theo đội, nhóm giúp nâng cao tính đoàn kết trong xử lý công việc. * Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao: TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần có thời gian để các lớp chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có các ngày lễ lớn vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các ngày lễ lớn của đất nước. TPT có thể linh động tổ chức các buổi vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút học sinh. Tại trường tiểu học Lê Lợi tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức cụ thể: vào những buổi sinh hoạt, giờ ra chơi các em được chơi các trò chơi mang tinh thần đoàn kết cao hay tổ chức trò chơi dân gian vào dịp khai giảng năm học, Tết trung thu và vào các ngày hội như “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe”, “ Ngày hội công nhận rèn luyện đội viên và dự bị đội viên” thông qua các hoạt động vui chơi này các em dần nâng cao tinh thần đoàn kết biết chia sẻ cùng bạn vượt qua khó khăn hơn. Đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ năm học 2015-2016 tổ chức thi văn nghệ “ Chúng em yêu dân ca”, năm học 2016 – 2017 tổ chức thi văn nghệ chào mừng 20/11, và năm học 2017-2018 tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp, năm 2018 – 2019 tổ chức “Giai điệu tuổi hồng”. Thu hút được rất nhiều sự tham gia của các em học sinh. Các hình thức tổ chức luôn thay đổi nên không gây nhàm chán. Thông qua buổi biểu diễn văn nghệ tổ chức quyên góp “quỹ vì bạn nghèo” của liên đội. Liên đội cần gửi giấy mời đến các tổ chức, cơ quan, trường học trong địa bàn và các nhà hảo tâm để tham dự. Thu hút được sự quan tâm 10 100% các em học sinh tham gia các buổi tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ, tìm hiểu tranh ảnh video về tấm gương người tốt việc tốt, những việc làm manh tinh thần đoàn kết, đầy lòng nhân ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống qua tài liệu của TPT và qua máy tính, mạng internet Hàng năm Liên đội tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về quê hương, đất nước con người Việt Nam, viết bài tìm hiểu về lịch sử nước Việt Nam thông qua các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh.thu hút 100% các em học sinh tham gia và có đánh giá khen thưởng cụ thể. Tổ chức nói chuyện truyền thống về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22-12. Hàng năm vào những ngày 22-12 nhà trường đều tổ chức cho các em đi viếng, quyét dọn Đài tưởng niệm xã nhà. Qua đó giúp các em luôn nhớ ơn những người đã ngã xuống cho cuộc sống yên bình hôm nay. Từ đó có thể nói rằng làm tốt mục này chúng ta đã giáo dục cho các em truyền thống dân tộc ta. Đặc biệt với những nhân chứng lịch sử kể lại những trang sử hào hùng của dân tộc càng tạo niềm tin cho các em và các em hiểu rằng để đạt được điều đó cần có sự đoàn kết, biếu yêu thương giúp đỡ. Tổ chức các buổi vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao ngoài việc giúp tạo cho các em sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích nâng cao sức khỏe tạo nên sự gắn bó cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay những khó khăn của bạn trong và ngoài mái trường của các em. Bên cạnh đó liên đội vận động quyên góp xây dựng quỹ “ Vì bạn nghèo” cho liên đội. Quyên góp tặng quà có kế hoạch và đưa vào chương trình hoạt động của liên đội. Cụ thể liên đội đã phát động tới từng Đội viên, nhi đồng các cuộc quyên góp gạo, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp đỡ cho các bạn nghèo trong chi đội mình, Liên đội mình cũng như giúp đỡ các bạn ở liên đội khác ngay từ đầu năm học, tỉ lệ học sinh tham gia các phong trào hoạt động do Liên đội tổ chức đạt 100%, các em hưởng ứng các 12 Qua đó từ những việc làm, những hoạt động, phong trào nêu trên đã giáo dục các em tình yêu thương giúp đỡ những người xung quang ta, những người có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần đoàn kết, yêu thương “Lá lành đùm lá rách”. “Tương thân tương ái”. Phần nào gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, các đoàn thể, TPT Đội, cùng với sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương, sự nổ lực phấn đấu của đội viên, nhi đồng. Cơ bản công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau ở Liên đội Lê Lợi làm khá tốt có sự tiến bộ rõ rệt từ lớp nhỏ đến lớp lớn cũng như sự tiến bộ theo từng năm học. Các hoạt động và phong trào đó được tổ chức xuyên suốt trong cả năm học và với nhiều hình thức khác nhau nên không gây ra sự nhàm chán, ngược lại các em học sinh nhận ra rằng đó cũng chính là nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ các bạn học sinh trong nhà trường ( cả vật chất lẫn tinh thần), các em biết đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ người khác ngoài xã hội. Tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo, khuyết tật, mồ côi vươn lên khó khăn, tật nguyền để tự tin sống và sống có ích. Những lời động viên, thăm hỏi hay sự quan tâm tận tình chăm sóc của các em học sinh đối với những thế hệ cha anh đi trước, mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, hay anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm canh giữ hòa bình là niềm an ủi, khích lệ, bù đắp đối với họ. "Uống nước nhớ nguồn" " Ăn quả nhớ người trồng cây" Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào và biết ơn đối với công lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng 14
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_than_do.doc