Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sao Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Sao Mai
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5- 6 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu.Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.Vậy giáo dục lễ giáo được thực hiện ở đâu ?Theo tôi phải giáo dục ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động. Thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Vì vậy, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa. Nhưng nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống bỏ mặc cho các cháu tự lập muốn ăn gì muốn chơi gì thì tuỳ, thậm chí các cháu nói chuyện ngang với người lớn phụ huynh cũng không hề nhắc nhở, phụ huynh hầu như không có dạy cho con những lễ giáo cơ bản nhất. Có nhiều cháu mới đi học chưa biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép còn trả lời trống không với người lớn tuổi, bạn bè và cô giáo, có những cháu còn chưa biết nhận lỗi khi mình làm gì đó sai mặc dù cô giáo đã nhắc nhở, hay khi các cháu nhận được sự giúp đỡ từ người khác đều không biết nói từ cảm ơn bởi các cháu đã quen nếp sống tại nhà. Trước thực trạng đó là một giáo viên đang giảng dạy ở lớp lá 2 trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo.Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 – 6 tuổi trường mầm non Sao Mai ” làm sáng kiến kinh Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 1 Trường Mầm Non Sao Mai Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai 5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp đọc sách, tham khảo tài liệu là Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu, qua mạng internet, học hỏi bạn bè có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học.hình thành lễ giáo cho trẻ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: nhóm phương pháp này giúp ta thu thập được một số kinh nghiệm đáng kể trong quá trình giáo dục trẻ Phương pháp thu thập tài liệu bằng quan sát, đàm thoại: Nhóm phương pháp này cho ta một hiệu quả khách quan, nó giúp ta hình thành lễ giáo một cách hài hoà và cân đối hơn cho trẻ. Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học lễ giáo tôi lựa chọn những hình ảnh thật, đẹp và thật đáng yêu sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập, từ đó trẻ có thể tập cho mình thói quen lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi.Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “lấy trẻ làm trung tâm”, không áp đặt trẻ, để phát huy tính tích cực của trẻ trong vấn đề lễ giáo. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê đơn giản Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê kết quả như sau: Nội dung thực hiện Tổng số trẻ Số trẻ đạt Tỷ lệ - Trẻ biết chào hỏi lễ phép 36 29 65% - Trẻ biết xưng hô lễ phép 36 29 65% - Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định 36 27 55% -Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi 36 29 65% trường. - Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn. 36 26 50% - Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp. 36 29 65% Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 3 Trường Mầm Non Sao Mai Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan". Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày. Trong bối cảnh kinh tế trên toàn thế giới nói chung và bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay nói riêng, thì giáo dục được xã hội nhìn nhận với con mắt rất tích cực, mọi vấn đề về giáo dục nhất là giáo dục đạo đức, lễ giáo thường được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Giáo dục đạo đức, lễ giáo góp phần quan trọng và rất cần thiết trong đời sống thường ngày của mỗi con người. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trăn trở với mục tiêu chung của nghành là người giáo viên Mầm non tôi nguyện góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Bản thân mới bước vào nghiên cứu đề tài có suy nghĩ trẻ lớn, và hầu hết các trẻ ở nhà sẽ được cha mẹ giáo dục đầy đủ, nhưng thực chất khi bước vào nghiên cứu thì gặp rất nhiều khó khăn trẻ nơi tôi công tác hầu hết là con em có cha mẹ làm nghề nông, họ dành phần lớn thời gian của mình vào công việc mưu sinh mà ít quan tâm đến lễ giáo. Chính vì quá chủ quan trước khi bước vào nghiên cứu đề tài mà tôi đã gặp không ít khó khăn. Đối với chương trình giáo dục Mầm non mới đòi hỏi phải có môi trường hoạt động rộng rãi và đầy đủ đồ dùng đồ chơi. Nhưng ở địa phương còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nên đã ảnh hưởng không nhỏ đối với cô và trẻ khi thực hiện chương trình. Bên cạnh đó chương trình giáo dục mầm non thay đổi liên tục khiến cho cô và trẻ còn rất vất vả trong vấn đề tiếp thu chương trình. Bản thân tôi được phân công giảng dạy lớp lá 2 hầu hết các cháu chưa làm quen với môi trường sư phạm, đa số cháu chưa đến trường, lớp. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói leo, trả lời có những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên... Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 5 Trường Mầm Non Sao Mai Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế mỗi cô giáo mầm non có trách nhiệm góp phần đào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo. Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, của trường cũng như chuyên môn phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, lễ giáo được hình thành từ khi trẻ còn học mẫu giáo chính vì vậy tôi đặt ra mục tiêu trẻ phải đạt tỷ lệ cao trong vấn đề này, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Biện Pháp 1: Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học: - Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các tiết dạy có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. Ví dụ: * Đối với giờ làm quen văn học : - Qua câu chuyện “ Hai chú gấu tham ăn” tôi giáo dục cháu lòng thật thà ,chăm lo lao động ,dạy cháu yêu cái thiện ,ghét cái ác , dạy cháu biết yêu thương nhường nhịn nhau, lớn thì nhường em nhỏ, biết vâng lời người lớn .hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh . * Đối với giờ học phát triển thể chất: - Cô giáo dục trẻ siêng năng thể dục để giúp cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, nhờ siêng năng tập thể dục mà trẻ có thể hiểu được cơ thể sẽ bớt mệt mỏi khi chúng ta vẫn đông, và dạy cho trẻ biết rằng trong lúc tập các phải xếp hàng ngay ngắn các con không chen lấn, không xô đẩy nhau. Vd: Trong giờ thể dục bạn My có hiện tượng uể oải, chán chường và không tập trung tôi đã giúo bé My hiểu khi cơ thể ta ít hoạt động sẽ cảm thấy mệt thế nên con nên tập thể dục để các huyết mạch lưu thông. Sau khi bạn My thực hiện yêu cầu của tôi bạn ấy đã cho cả lớp biết cảm giác của bạn sau khi tập thể dục đã không còn uể oải hay mệt moic nữa, thông qua My tôi đã giáo dục cho trẻ hiểu rằng tập thể dục sẽ giúp con người Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 7 Trường Mầm Non Sao Mai Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai - Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đoàn kết với bạn bè, tôi thấy vui mừng và tiếp tục áp dụng. (Hình ảnh tranh tô màu gia đình của cháu lớp lá 2 ) • Biện pháp 2: Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. (Hình ảnh góc bán hàng trong và ngoài lớp của lớp lá 2 ) Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 9 Trường Mầm Non Sao Mai Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai Khi trẻ chơi ở các góc tôi luôn động viên khuyến khích hướng dẫn trẻ chơi chung đồ dùng đồ chơi không tranh giành của bạn, biết quan tâm, biết chia sẽ nhường nhịn nhau. Qua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với người lớn và mọi người xung quanh mình. Từ đây trẻ lớp tôi đã hết nói những câu trống không, câu cụt, câu què mà trẻ thường hay nói như có không mà thay vào đó là dạ thưa cô có hay dạ thưa cô không. Trẻ biết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mực lên đến 80%. Từ kết quả có được như vậy tôi đã rất vui với những gì mình đã được làm nhưng tôi vẫn chưa hài lòng với kết quả đó, chính vì vậy tôi vẫn tiếp tục áp dụng giáo dục cho trẻ. • Biện pháp 3: Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đối với trẻ ở lứa tuổi này “Trẻ học mà chơi,chơi mà học” trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống người lớn. Tôi tiến hành lồng ghép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi luôn theo dõi quan sát trẻ trong các vai chơi để kịp thời uốn nắn sửa sai cho trẻ.cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, vui vẽ niềm nở với cô tạo cmả giác vui vẽ mỗi lúc trẻ đến lớp mà không thấy áp lực, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để theo cô vào lớp học. (Hình ảnh cháu Nhân lớp lá 2 đến lớp chào cô và cô đón trẻ ân cần ) Người thực hiện: Nguyễn Hoài Thanh 11 Trường Mầm Non Sao Mai
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.doc