Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường MN Phú Cường

doc 16 trang skquanly 26/06/2025 130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường MN Phú Cường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường MN Phú Cường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trường MN Phú Cường
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài: 
 Lễ phép vốn là một nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận 
và đánh giá một ai đó. Giáo dục mầm non là nền tảng đầu tiên có vai trò quan 
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người, nếu không làm 
tốt việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong những năm đầu đời thì việc giáo dục trẻ 
những năm sau sẽ rất khó khăn, do đó trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan 
trọng nhất để giáo dục lễ giáo. Nên giáo dục trẻ lễ phép với người lớn, biết phân 
biệt những hành vi đúng sai và có tình cảm và thái độ phù hợp, luyện tập thói 
quen nề nếp, vệ sinh sạch sẽ, biết cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh là một việc 
làm cần thiết.
 Giáo dục lễ giáo là một trong những nội dung của lĩnh vực phát triển tình 
cảm kỹ năng xã hội góp phần phát triển toàn diệncho trẻ ở lứa tuổi mầm non. 
Giáo dục lễ giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng , đó không chỉ là phát triển về 
mặt tình cảm kỹ năng xã hội, mà nó còn phát triển các lĩnh vực như thẩm mỹ, 
thể chất, ngôn ngữ, nhận thức cho trẻ.
 Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu 
tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đẹp 
văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó mà chúng 
ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác 
nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của 
con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, 
trong cuộc sống hằng ngày.
 Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng 
trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh 
nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường 
nhịn, giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu 
biết, thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ 
bản như: Nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi.
 Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay 
chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả. Đây cũng 
là vấn đề mà các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh cũng luôn quan tâm. Điều 
đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ, mau quên và 
tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và 
thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”. 3
 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận 
 Từ lâu, giáo dục lễ giáo cho trẻ đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo 
dục và các bậc phụ huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, các nhà tâm 
lí học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì đây là khâu 
giao tiếp chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách 
cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, 
nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ.
 Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục 
trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm 
non. Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã 
hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹnh, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng 
yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ 
gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng 
cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi. Muốn hình thành và 
phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng 
vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
 Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi 
đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng 
ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc 
giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm 
cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non 
mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ 
giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa 
trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
 Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên mầm non tôi 
nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở 
lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng 
trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách người mới xã hội chủ nghĩa: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, 
phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, 
giúp đỡ mọi người; biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, 
thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, hình thành một số kỹ năng cơ bản 5
 Trẻ còn chưa mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động của lớp.
 Một số phụ huynh còn ít quan tâm tới trẻ, chưa tích cực phối hợp với cô. 
Trong giờ học có cháu tự do đi lại, trả lời câu hỏi của cô còn trống không
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát theo các tiêu chí dễ hiểu và 
nắm bắt được tình hình. Kết quả tổng hợp sau khi khảo sát với 25 trẻ
 Minh chứng 1. Bảng khảo sát đầu năm về lễ giáo của trẻ 4 tuổi B2
 Để thực hiện tốt đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu 
giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” đạt kết quả tốt nhất, tôi mạnh dạn đưa ra một 
số biện pháp sau : 
 3. Những biện pháp thực hiện:
 3.1. Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục lễ giáo.
 3.3. Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi và các 
hoạt động học.
 3.4. Khích lệ tuyên dương.
 3.5. Cô gương mẫu chuẩn mực
 4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần).
 4.1. Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
 Việc xây dựng và tổ chức môi trường lớp học có vai trò quan trọng đối với 
sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ và tình cảm xã hội. Vì vậy tôi luôn chú ý 
tạo cảnh quan trong lớp học phù hợp với lứa tuổi của trẻ, việc sắp xếp đồ dùng 
đồ chơi, học liệu ở nơi trẻ dễ thấy, dễ dùng, dễ cất, đồ dùng đồ chơi được sắp 
xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt, tôi luôn hướng dẫn trẻ phân loại đồ 
chơi, đồ dùng, học liệu theo góc hoạt động,đưa ra quy định chỗ để nhất định, 
thường xuyên cho trẻ xếp đúng chỗ sau khi hoạt động xong, điều đó hấp dẫn trẻ, 
tạo cảm giác thích thú khi trẻ hoạt động và luôn mong muốn được sắp xếp ngăn 
nắp sau khi chơi.
 Minh chứng 2: Hình ảnh trẻ lau dọn đồ dùng đồ chơi
 Ví dụ: 
 + Góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ 
một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo 
dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình 
cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở 
trẻ.
 + Để tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tôi thường cho trẻ nhặt rác, 
lá cây để tạo môi trường sạch đẹp. 7
nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản,sống động 
tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như 
ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
 Minh chứng 3: Cô và trẻ trong tiết học lễ giáo
Ví dụ: Trong tiết dạy trẻ cách chào hỏi.
 Cô mở video:“Bé không biết chào khách.”
 + Các con vừa xem đoạn video nói về ai?
 + Con có nhận xét gì về bạn Bo trong đoạn vi deo?
 + Nếu con là bạn Bo con sẽ làm gì?
 + Con sẽ chào khách như thế nào?
 + Ngoài chào khách đến nhà chơi con thường chào những ai?
 + Con chào như thế nào?
 + Khi chào bạn bè các con chào như thế nào?
 + Cô chốt lại: Cách chào cho trẻ hiểu.
 4.3. Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi và các 
hoạt động học.
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, 
chính vì vậy giờ chơi của trẻ chiếm thời gian rất nhiều trong các hoạt động ở 
trường. Thông qua chơi cháu học cách giao tiếp và học cách làm người. Qua 
chơi rèn kỹ năng sống cho trẻ giáo dục trẻ ngoan ngoãn lễ phép, biết nhường 
nhịn, biết yêu thương, biết ơn, biết ứng xử phù hợp với văn hóa trong cộng 
đồng.
 * Giáo dục lễ giáo qua hoạt động vui chơi ngoài trời
 Trong khi chơi với thiết bị ngoài trời, trẻ muốn giành đồ chơi hay khó 
chịu khi phải nhường lại đồ chơi cho bạn khác, cô cần giúp trẻ hiểu rằng thứ đồ 
chơi này không phải là sở thích của riêng bé. Hãy cho trẻ biết, cảm giác của 
người bạn khi bị trẻ từ chối không chia sẻ đồ chơi hay cảm giác của trẻ khi bạn 
không chia sẻ đồ chơi với mình như thế nào. Đồng thời, hãy giải thích cho trẻ 
hiểu san sẻ đồ chơi với bạn là một việc làm tốt.
 Minh chứng 4: Trẻ biết chia sẻ cùng bạn trong khi chơi
 Ví dụ :Bạn Ánh không cho con chơi cầu trượt, con có buồn không? 
 Vậy nếu đổi lại con cũng không cho bạn Ánh chơi thì bạn Ánh có buồn 
không? Nếu con và bạn Ánh cùng chơi cầu trượt có phải là rất vui không
 Khi trẻ hiểu được cảm giác bị từ chối trẻ sẽ thông cảm với bạn hơn, dễ 
dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân ái, hòa đồng. Tôi cũng dạy cho trẻ 
cần nên xin phép khi muốn mượn đồ chơi, khi được sự đồng ý của bạn thì mới 9
 (Khoanh tay trước ngực, đầu hơi cúi, miệng cười tươi, giọng nói phải to, 
rõ ràng)
 - Vậy khi gia đình mình có khách thì con có chào không?
 - Các con chào như thế nào?
 - Khi đi học về các con chào ai? Chào như thế nào? (Chào ông / bà/ bố/ 
mẹ/ anh/ chị. Cháu/con/em đi học về ạ!
 * Thông qua hoạt động học.
 Giáo dục lễ giáo cần được lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động như: 
Khám phá khoa học, kể chuyện, đọc thơ, hát múa, toán, Tiết dạy giúp trẻ 
hướng tới những cảm xúc, tình cảm từ đó hình thành cho trẻ những thói quen 
hành vi lễ phép.
 Ví dụ: * Qua giờ khám phá khoa học “Trò chuyện về không khí, khí hậu”
 Tôi đàm thoại với trẻ:
 Không khí giúp ích cho con người như thế nào?
 Nếu không có bầu không khí con người và mọi vật có sống được không?
 Vì sao nguồn không khí ngày càng bị ô nhiễm nhiều?
 Biết được lợi ích của không khí giáo dục cháu biết bảo vệ cây xanh, 
không vứt rác xuống ao hồ sông suối, khuyên ngăn ba mẹ không đốt phá rừng 
bừa bãi.
 * Qua giờ phát triển thể chất: Giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục, thực 
hiện thói quen xếp hang ngay ngắn, biết chờ đến lượt khi lên luyện tập,không 
xô đẩy nhau khi luyện tập, biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh.
 * Giờ hoạt động tạo hình: Tô người thân trong gia đình
 Ví dụ :Cô đàm thoại:
 – Gia đình con gồm có bao nhiêu người?
 – Gia đình con thuộc gia đình đông con hay ít con?
 – Mọi người trong gia đình phải sống như thế nào?
 Giáo dục trẻ biết cách xưng hô biết yêu thương kính trọng người lớn tuổi, 
biết nhường nhịn chăm sóc em nhỏ.
 *Giờ làm quen văn học: Giáo dục trẻ biết nói lời cảm ơn xin lỗi qua 
những tiết làm quen với văn học.
 Ví dụ :Cô kể cho trẻ nghe câu truyện “ Thỏ con không vâng lời”
 - Chúng mình có nhận xét gì về bạn thỏ con trong chuyện?
 - Bạn thỏ con đã ngoan chưa, đã vâng lời mẹ chưa?
 - Vì Không vâng lời mẹ điều gì đã sảy ra với bạn thỏ?
 - Vậy ai đã đưa thỏ con về nhà?
 - Khi được bác gấu đưa về đến nhà thỏ con đã nói gì với bác gấu?

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_le_giao_cho.doc