Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non

doc 19 trang skquanly 22/10/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non
 1- PHẦN MỚ ĐẦU
 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn 
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ.
 Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngũ biết học hành là ngoan”.
 Vì thế chúng ta cần phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở 
độ tuổi Mầm non. Giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho 
trẻ ăn, ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi vẫn chưa 
đủ mà bên cạnh đó giáo viên cần chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Như Thạc sĩ: Lê Thanh Nga -Vụ GDMN đã viết: "Đối với trẻ mầm non trong 
quá trình phát triển, nếu uốn nắn, giáo dục tốt các em sẽ có một nhân cách phát triển 
toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, 
biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội 
những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 
để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ”.
 Những nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng, khả 
năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác 
của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ 
bản một cách tự lập có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại 
trường. Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng 
lồng ghép chuyên đề "Giáo dục kỹ năng sống" vào chương trình chăm sóc giáo dục 
trẻ mầm non. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp 
trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên 
làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, 
khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có 
trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Là một giáo viên trực tiếp trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước 
nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng sử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn 
trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
 2.1. Thực trạng:
 2.1.1 Thuận lợi
 Năm học 2018 - 2019 bản thân tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 
tuổi, là một giáo viên nhiều năm dạy trẻ ở độ tuổi này song việc dạy trẻ kỷ năng 
sống cho trẻ bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 Trường, lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo các cấp.
 Cơ sở vật chất trường lớp khá khang trang, đủ phòng học, phòng chức năng 
và trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục (CS-GD) trẻ. 
 Giáo viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với 
nghề nghiệp, có ý thức học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 
và năng lực sư phạm cho bản thân. 
 Ban giám hiệu nhà trường luôn dành nhiều thời gian bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ, tập huấn cho giáo viên về chương trình giáo dục mầm non theo thông 
tư 28. Đa số trẻ trong lớp đã học qua lớp mẫu giáo nhỡ.
 2.1.2. Khó khăn:
 Có nhiều gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức chưa cao, trẻ ít 
được tiếp xúc với bạn bè xung quanh nên chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, 
chưa có kỹ năng lao động tự phục vụ, kỹ năng hoạt động nhóm và đặc biệt là chưa 
được rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản. 
 - Giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống,
chưa hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Chưa 
biết cách lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống để vận dụng vào thực tế sao cho 
hiệu quả, cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức. 2.1.4. Nguyên nhân:
 - Một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, con đông do đó không có điều 
kiện cho trẻ đến trường học đúng độ tuổi.
 - Do kiến thức của một số phụ huynh trong việc nuôi dạy con còn nhiều hạn 
chế, nhất là dạy kỹ năng sống cho trẻ.
 2.2 Các biện pháp thực hiện:
 Đối với trẻ mầm non khả năng ghi nhớ có chủ định chưa cao, ngược lại, khả 
năng bắt chước tái tạo lại các hoạt động của người lớn rất nhanh. Trẻ học được 
kinh nghiệm sống chủ yếu là nhờ vào việc bắt chước hành động thực của người lớn 
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng sống được học tốt nhất thông qua 
các hoạt động tích cực của trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm”. Từ những thuận lợi, khó 
khăn và nguyên nhân tại địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp cho giáo 
viên, các bậc cha mẹ dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống trong việc chăm sóc giáo 
dục trẻ, góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành nhân cách cho trẻ 
một cách toàn diện. Tôi hi vọng rằng qua đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ 
năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non” sẽ trao đổi thêm những 
kinh nghiệm với các đồng nghiệp và phụ huynh học sinh, góp phần đưa hoạt động 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ngày càng tốt hơn. Để đạt được điều này, 
bản thân tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau: 
 2.2.1. Giáo viên cần nhận thức sâu sắc và xác định những kỹ năng sống 
cơ bản để giáo dục trẻ.
 Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy kỹ năng 
sống đề ra những biện pháp hướng dẫn, những nội dung tuyên truyền giúp các bậc 
cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỹ năng sống cơ bản. Biện pháp giúp trẻ phát triển 
các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong 
nhà trường. Bản thân tôi tham gia tốt các đợt thao giảng dự giờ để học hỏi thêm 
kinh nghiệm cho bản thân. Thường xuyên đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống nghĩ của mình trước mọi người, thường xuyên chú ý phát triển tự tin ở trẻ, trẻ cần 
được yêu thương và tôn trọng. Qua đó giúp các cháu mạnh dạn hơn, không sợ nói 
trước đám đông, tự tin trong mọi tình huống, dám làm điều mình nghĩ và biết bày 
tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e dè, sợ sệt. Điều này giúp trẻ cảm 
thấy tự tin trong các tình huống xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc.
 Ví dụ: Trẻ tự giới thiệu về bản thân, gia đình trước bạn bè, mọi người hoặc 
múa hát hay biểu diễn văn nghệ...
 Kỹ năng thay đổi hành vi, thái độ, việc làm của mình khi người khác không 
hài lòng.
 Kỹ năng giao tiếp, lịch sự lễ phép: tức là kỹ năng lắng nghe (Nghe chăm 
chú, nhìn vào mắt người đối thoại; không ngắt lời, không nói leo); Kỹ năng thân 
thiện (Chào hỏi, biết tạm biệt khi chia tay, biết cảm ơn khi được giúp đỡ, biết xin 
lỗi khi làm sai, biết lễ phép với người trên, tôn trọng bạn, biết nhường nhịn em bé, 
không tranh dành đồ dùng đồ chới với bạn).
 - Dạy trẻ các kỹ năng học tập: Giáo dục cho các cháu biết tự chịu trách 
nhiệm về những hành động của mình làm và không trông chờ hay ỷ lại người khác. 
Cố gắng làm hết khả năng của mình, Biết quan tâm giúp đỡ người khác. 
 Ví dụ: Trong các hoạt động tạo hình trẻ phải biết hoàn thành sản phẩm của 
mình không trông chờ ỷ lại.
 - Dạy trẻ kỹ năng tương tác: Thông qua các hoạt động giáo viên giúp trẻ biết 
chơi cùng bạn, biết chia sẽ, hợp tác cùng bạn. Chính khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ 
biết cảm thông và cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ trong nhóm chơi.
 Ví dụ: Trong các hoạt động chơi ở các góc, trẻ biết hợp tác, chia sẽ cùng 
bạn chơi, biết lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ được giao.
 - Dạy trẻ các kỹ năng tự nhận thức về bản thân như: Giáo viên cần kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, 
thường xuyên trao đổi và tìm hiểu tâm sinh lí của trẻ để giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ được tốt hơn. Hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, qua 
các hoạt động hàng ngày. 
 Ví dụ: Qua giờ đón, trả trẻ, cô nhắc trẻ biết chào ba, mẹ, chào cô giáo để 
vào lớp, cất đồ dùng đúng nơi quy định, khi về nhà chào ba, mẹ, ông, bà và người 
lớn
 Thông qua bảng tin tuyên truyền ở lớp, qua sổ theo dõi sức khỏe, sổ bé 
ngoan tôi tuyên truyền đến các bậc cha mẹ những kết quả của việc chăm sóc - giáo 
dục trẻ, tạo điều kiện thông tin hai chiều đến phụ huynh những vấn đề có liên quan 
đến trẻ, ngược lại các bậc cha mẹ ghi chép những yêu cầu cần trao đổi, đề nghị với 
giáo viên. Cách làm này tôi thấy nhiều bậc bố mẹ còn e ngại, lúng túng khi tham 
gia vào quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Qua phiếu đánh giá sự phát triển 
của trẻ theo chuẩn 5 tuổi dành cho phụ huynh trong đó có các chỉ số liên quan đến 
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Các bậc phụ huynh thấy được những chỉ 
số đó con mình thực hiện tốt chưa để có biện pháp giáo dục thích hợp.
 Nói tóm lại: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ đạt kết quả cao nếu 
được thực hiện thuận lợi trong môi trường của nhà trường và gia đình, chính vì vậy 
cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất thì hiệu quả giáo dục sẽ được nhân lên 
rất nhiều.
 2.2.3. Tạo môi trường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
 Môi trường giáo dục trẻ vô cùng quan trọng nó giúp trẻ phát triển về mọi 
mặt về đức, trí, thể, mỉ. Chính vì vậy, cùng với việc thực hiện kế hoạch giáo dục 
theo chương trình giáo dục mầm non, tôi đã chủ động vệ sinh, sắp xếp các loại đồ 
dùng khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, đồng thời, sưu tầm tranh ảnh để tạo môi 
trường trong và ngoài lớp học. Cho trẻ xem băng đĩa, vi deo và một số hình ảnh về 
một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Xây dựng môi trường mở nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ nhận 
thức được hành động đúng, sai để từ đó trẻ rút ra được bài học cho bản thân.
 Bên cạnh đó tôi tập cho trẻ các kĩ năng trình bày năng lực của bản thân, hợp 
tác với bạn bè, làm việc theo nhóm, ham hiểu biết, sáng tạo...
 Ví dụ: Thông qua hoạt động giáo dục tôi thường xuyên tạo cơ hội để trẻ 
được trải nghiệm, tạo cơ hội để cuốn hút trẻ vào các hoạt động đa dạng khác nhau 
cùng tham gia với các bạn trong lớp như: Trẻ cùng tham gia đóng vai trong vở kịch 
“sinh nhật hồng”, cùng tham gia làm chung bức tranh trang trí bữa tiệc sinh nhật 
các bạn trong tháng 10 hay cùng nhảy múa khi tổ chức lễ hội hoặc cùng nhau tham 
gia nhổ cỏ, chăm sóc cây tưới cây... Thông qua hoạt động giáo dục tôi đã tạo 
nhiều cơ hội để trẻ được giao tiếp, làm việc cùng nhau như thảo luận, trao đổi ý 
tưởng khi thực hiện các hoạt động theo ý thích ở lĩnh vực giáo dục thẫm mĩ. Cũng 
có khi cho trẻ tự giải quyết những xung đột xảy ra, thay đổi nội quy, chia sẽ kinh 
nghiệm, trải nghiệm trong quá trình tham gia hoạt động. 
 Song song với việc lồng ghép dạy kỹ năng sống vào các giờ hoạt động giáo 
dục, để tổ chức hoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ vào các chiều hàng tuần đạt kết 
quả tốt và kích thích trẻ trong giờ học tôi phải tìm tòi các phương pháp hấp dẫn, lôi 
cuốn trẻ. 
 Ví dụ: ở chủ đề “Gia đình của bé” tôi dạy trẻ nội dung “Nhớ số điện thoại và 
địa chỉ gia đình”. Tôi thực hiện theo các bước sau:
 Hoạt động 1: Tôi tổ chức quay phim thành một đoạn Video của một bạn 
trong lớp đi chợ cùng mẹ trong ngày Lễ 2-9 bị lạc vì không nhớ số điện thoại và 
địa chỉ gia đình. Trẻ không tìm được mẹ mà phải nhờ đến mọi người xung quanh 
tìm giúp.
 Hoạt động 2: Quay một Video của buổi dạ hội văn nghệ chào đón 2-9 trẻ 
lạc mẹ trong khi đó trẻ biết và nhớ số điện thoại và địa chỉ gia đình nên đã dễ dàng 
tìm được người thân. Điều quan trọng nhất là thông qua trò chơi đã tạo điều kiện cho trẻ tự rèn 
luyện nhân cách và kỹ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú. Trẻ lớn lên, 
học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy 
nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ 
phải biết thiết lập kế hoạch chơi, sáng tạo cách chơi và cố gắng đạt mục đích, đây 
chính là những kỹ năng cơ bản giúp trẻ để sống và làm việc sau này. Tôi luôn tận 
dụng những tình huống có thực trong cuộc sống hàng ngày để dạy trẻ.
 Ví dụ: Sau khi chơi xong, trẻ để đồ chơi lung tung bừa bãi, cô giáo có thể 
hỏi trẻ “Các con đã thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định chưa?”; “Con nhìn xem 
bạn đang làm gì?”; “Con có nên giúp các bạn một tay không nhỉ!”. Từ đó dần dần 
sẽ tạo cho trẻ có những kỹ năng cùng bạn sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, gọn 
gàng.
 * Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động tập thể vui tươi, lành 
mạnh trong nhà trường:
 Triển khai thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, 
học sinh tích cực" trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn 
nghệ, thể dục thể thao khuyến khích sự tham gia của các bậc phụ huynh, các cháu 
như tổ chức hội thi “cô và cháu hát dân ca - hò khoan Lệ Thủy” cấp trường. Thành 
phần tham gia hội thi là các cô giáo, các cháu. Với nội dung tự biên hát và sáng tác 
về trường, về ngành, về quê hương đất nước đã phần nào rèn luyện cho các em kĩ 
năng hợp tác với các bạn để hoàn thành tốt phần thi hát dân ca của mình, kỹ năng 
giao tiếp, tự tin trước khán giả khi thể hiện. Thông qua hội thi nhằm giáo dục các 
em biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần của một nền hò khoan Lệ 
Thủy đậm đà bản sắc dân tộc.
 Tôi đã chủ động, tích cực trong việc tập luyện cho trẻ để tham gia vào các 
hoạt động tập thể. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc