Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 23 trang skquanly 29/05/2024 1150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 
 5 – 6 TUỔI
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC MẪU GIÁO
 CẤP HỌC: MẦM NON
 NĂM HỌC 2016-2017
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I. Lý do chọn đề tài: 
 Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà conngười có được thông qua giảng 
dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếpđược sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường 
gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
 Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là”khả năng thích 
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu 
và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia 
thành 2 loại là kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 
yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, ứng 
xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm 
thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách 
thương thuyết.
 Các hình thức giáo dục kỹ năng sống có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời 
sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè 
trong lớp.
 Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ mẫu giáo chỉ hình thành mạnh mẽ trong việc 
giáo dục kỹ năng sống, mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi 
chỉ bắt nguồn từ giáo dục kỹ năng sống, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và 
hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo.
 Giáo viên có phương pháp giáo dục trẻ tốt và có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia 
đình và nhà trường thì trẻ sẽ tuân theo hành vi chuẩn mực của người lớn.Thông qua 
giáo dục kỹ năng sống, trẻ phát huy nhận thức và hình thành lên nhân cách cho trẻ. 
 Qua các tác phẩm văn học và các hình ảnh có nội dung giáo dục trẻ và qua giao 
tiếp với bạn bè với cô giáo đây là phương tiện giáo dục, nhằm hình thành cho trẻ 
những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người, kính trọng lễ phép với người thân 
của mình với bạn bè:
 Qua các hoạt động trẻ luôn luôn củng cố các kiến thức giáo dục trong các tiết học 
và các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, kích thích ngôn ngữ, sự thông 
minh, nhanh trí, linh hoạt và nhanh nhẹn trong cách ứng xử với bạn bè.
 Các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò đặc biệt của giáo dục kỹ năng sống 
với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoan 
vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự 
giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Lý thuyết 
luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một 
thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến cho trẻ cảm 
thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học.
 Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con 
người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều 
lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các cháu sớm có một cơ 
thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng 
thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều 
lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng.
 Giáo dục 3 năm đầu đời, đặc biệt là lứa tuổi 5- 6 tuổi có ý nghĩa cho cả cuộc đời. 
Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng cho 
những năm tiếp theo và cả cuộc đời của bé. 
 Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục đào tạo ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở 
ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát 
triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp mọi 
người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá 
và tìm tòi một số kỹ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi 
khi mình có lỗi.
 Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa..
 Tôi nghĩ rằng v iệc rèn cho trẻ có kỹ năng sống là hết sức cần thiết đối với 
trẻ mầm non nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” để nghiên cứu.
 II. MỤC ĐÍCH NGHÊN CỨU: 
 Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm mục đích giúp trẻ có kinh nghiệm 
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm đồng thời nhằm 
phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh 
thần.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
 - Trẻ mẫu giáo của lớp còn ở trong nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau,nhà gần 
chợ, gần hàng nước, một số trẻ còn hiếu động.
 - Phụ huynh nhiều người ở nhiều môi trường khác nhau, trình độ dân trí không 
đồng đều nên nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều 
con quá mức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có 
điều kiện về kinh tế nên giao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho người giúp việc. 
 Việc đưa trẻ đến trường mầm non chưa được chú trọng còn để trẻ ở nhà chơi tự 
do, tiếp xúc với môi trường chưa lành mạnh mà trẻ mầm non trẻ đang ở độ tuổi tập 
ăn,tập nói...
 Trẻ mầm non ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép còn trả lời trống 
không với người lớn tuổi với bạn bè với cô giáo.
 *Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo 
dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ mẫu giáo hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to 
lớn trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. 
3. Khảo sát : Những kỹ năng cơ bản đầu tiên của trẻ MN là : 
Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất đơn giản và gần gũi. Đó là: 
 v. Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và 
 giao tiếp.
 v. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, 
 biết chia sẽ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình 
 trong nhóm bạn.
 v. v. v. v. v. v. v. 
 v. v. v. 
 v. v. v. 
 v. v. v. 
 v. v. v. 
 v. 
 v. v. v. v. v. Hoặc KN giao tiếp: trẻ chưa biết xưng hô như thế nào đối với người mới gặp 
chẳng qua là chào hỏi qua lệnh của người lớn
 3)Trong quá trình “sai vặt” trẻ;
 Nên giao việc vặt cho trẻ từ khi trẻ bắt đầu vào năm học
 * Hạn chế:
 - Một số GV làm sẵn cho trẻ
 - Chia cơm, kê bàn ghế sẵn hoặc bé nào làm được GV gọi mãi.(VD)
 *Thông qua thực tế, tôi đã tiến hành khảo sát như sau: 
 Số TT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt
 1 Tự tin 15 trẻ (37,5%) 25 trẻ (62,5%)
 2 Hợp tác 17 trẻ (42,5%) 23 trẻ (57,5%)
 3 Tò mò 20 trẻ (50%) 20 trẻ (50%)
 4 Giao tiếp 19 trẻ (47,5%) 21 trẻ(52,5%)
 5 Thực hành 16 trẻ(40%) 24 trẻ (60%)
 II.CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 *Biện pháp 1: Giúp cho trẻ có môi trường giao tiếp tốt: 
 - Tạo môi trường giao tiếp và dạy cho trẻ biết chào hỏi ngay từ khi mới đi học 
biết chào cô giáo và chào ông bà bố mẹ.
 - Dạy cho trẻ biết cảm ơn và xin lỗi khi có bạn hay người lớn giỳp trẻ 
 Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng 
nhiều tình huống để đưa trẻ vào các hoạt động và dạy trẻ kỹ năng ứng xử phự hợp.
 Ví dụ: Trong lớp, “Có bạn Đỗ Đức Anh khi tới lớp không chào cô và cô đã mời 
một bạn rất ngoan biết chào cô to khi vào lớp để minh họa cho Đức Anh,cô giáo còn 
khen bạn đó trước lớp và dạy bạn Đức Anh cũng sẽ chào cô khi vào lớp giống bạn 
để được cô và các bạn khen.
 Ta có thể nhận thấy rằng việc học kỹ năng sống là quá trình gồm: nghe, nói là 
một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra. Do đó mà việc sử dụng 
ngôn ngữ để giao tiếp với trẻ cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng sống 
ở trẻ.Trong cuộc sống, người lớn đôi khi đã sử dụng nhiều câu nói và hành động 
không tốt để cho trẻ bắt chước,và đôi khi trẻ còn học lẫn nhau. VD: Khi người lớn đi Tạo môi trường cho trẻ làm quen với các kỹ năng biểu diễn
Giáo dục trẻ biết tôn trọng, giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn 
 Trẻ thảo luận về kỹ năng tôn trọng, chăm chú nghe người đối diện
 * Biện pháp 2. Động viên khích lệ để trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt:
 - Kỹ năng giao tiếp ở trẻ 5-6 tuổi được phát triển rất tự nhiên và cần có sự chỉ 
bảo của người lớn.
 Kỹ năng sống là chúng ta hình thành cho trẻ do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ cú lỳc 
núi sai, chỳng ta sửa sai cho trẻ để trẻ biết đâu là đúng đâu là sai.
 Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi giao tiếp hay khi chơi cùng bạn không giành đồ chơi 
của bạn, khi được giúp đỡ của người lớn thì biết cám ơn, hay khi đi đâu về hay trước 
khi đi phải biết chào hỏi và có lỗi thì phải xin lỗi thì ta nên thông qua trò chơi sắm 
vai để dạy trẻ như:Trò chơi bán hµng, bác sĩ và gia đìnhQua đó sẽ giúp trẻ nói theo 
mẫu của cô và của bạn để trẻ biết cách cư xử đúng trong mọi hoàn cảnh. Trẻ đã rút 
ra được một số kinh nghiệm giao tiếp cho mình: Biết trả lời đủ câu, thưa gửi lễ phép 
với người lớn, cảm ơn khi được giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi có lỗi
 Ví dụ: Thông qua trò chơi xây dựng cô có thể sửa lỗi cho trẻ để giúp trẻ nói không 
giành đồ chơi của bạn và biết giúp đỡ bạn .
 Khi chơi trò chơi gia đình cô dạy trẻ biết chào hỏi ụng bà, bố mẹ khi đi học về. 
 * Giáo viên luôn chú ý đến lời nói, hành động của từng trẻ kịp thời uốn nắn hoặc 
khen ngợi, động viên đúng lúc giúp trẻ hình thành nên thói quen tốt 
 Kỹ năng chia sẻ, hòa mình với các bạn
 Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: nhặt một cọng rác, nói một câu 
 xin lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có 
 thể gây nguy hại cho trẻNhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên 
 và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không 
 phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác.
 Để trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, 
trước hết, người lớn phải giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động trên và 
người lớn chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.
 Ví dụ: khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người 
khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan hệ 
giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cô giáo và giữa cô giáo với trẻ, 
người lớn không nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ không hình thành được ý thức của 
việc nên cám ơn người khác.
 Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: con hãy nhặt bỏ vào 
thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.
 Cũng tình huống trên: cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: con biết tại sao 
cô bỏ lá cây vào thùng rác không? giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân 
trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì 
trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx