Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Hoa sen

doc 29 trang skquanly 26/02/2025 490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Hoa sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Hoa sen

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non Hoa sen
 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2
 I Lý do chọn đề tài 2
 1 Lý do lý luận 2
 2 Lý do thực tiễn 3
 3 Đối tượng nghiên cứu 4
 4 Phạm vi nghiên cứu 4
 II Mục đích (Mục tiêu) nghiên cứu 4
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
 I Cơ sở lý luận của vấn đề 4
 II Thực trạng vấn đề 5
 III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 8
 1 Giải pháp 1 8
 2 Giải pháp 2 11
 IV Tính mới của giải pháp 23
 V Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 23
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 26
 I Kết luận 26
 II Kiến nghị 27
Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 1 Trường Mầm non Hoa Sen Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
ngày ở xung quanh trẻ để động viên trẻ nói lên suy nghĩ của mình hoặc đưa ra 
giải pháp, hướng giải quyết cho tình hướng cụ thể nhằm giúp trẻ phát triển một 
số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, 
tự tin, độc lập, sáng tạo, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ... hình thành nếp sống văn 
minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp... không 
những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong 
từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc. Biết tránh những vật, 
những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh. 
Biết tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp 
tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
 1.2. Lý do thực tiễn
 Trẻ em Mầm non là tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn 
vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay 
từ khi trẻ còn ở độ tuổi Mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng 
dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ 
phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn 
phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 Ngày nay khi xã hội phát triển, trình độ tri thức của trẻ được nâng lên gấp 
bội, nhưng bên cạnh đó kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này 
càng thể hiện rõ đối với trẻ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, trẻ ở vùng 
thuận lợi
 Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly 
từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, việc đút ăn, đến những nguyên tắc 
giao tiếp tối thiểu như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi... Những việc làm này vô tình sẽ 
làm mất dần kỹ năng sống ở trẻ. Từ những thực trạng đó gánh nặng giáo dục ở 
nhà trường tăng lên gấp bội.
 Để góp phần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ điều quan trọng là chúng ta tạo 
được môi trường giáo dục cho trẻ. Đối với đứa trẻ kỹ năng sống là rất cần thiết 
nếu không có kỹ năng sống thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh 
hoạt hàng ngày cho đứa trẻ sau này.
 2. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này trẻ mầm non lớp lá 4 (5-6 tuổi) tại 
trường Mầm non Hoa sen, nghiên cứu về một số biện pháp hình thành kỹ năng 
sống cho trẻ Mầm non
 3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số biện pháp hình thành kỹ năng sống 
cho trẻ Mầm non 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Sen
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018-2019.
 Hiểu được tính chất, vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ là rất cần thiết. Yêu cầu đặt ra trước mắt là việc tổ chức thực hiện 
một cách nghiêm túc và khoa học trong việc hình thành, giáo dục kỹ năng sống 
Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 3 Trường Mầm non Hoa Sen Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
thành những kỹ năng học tập đối với các môn học. Qua đó cô giáo nhẹ nhàng 
lòng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách dễ dàng
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý 
xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác 
một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của 
cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEFF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ 
năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết 
định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và 
quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.
 Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là hướng vào việc giúp con người thay đổi 
nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và 
mang tính chất xây dựng. Chính vì vậy mà ngay từ giai đoạn mầm non, trẻ cần 
được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển một cách tốt nhất.
 Hơn nữa, việc giáo dục kỹ năng sống còn là một quá trình tác động sư 
phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, 
có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao 
tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu 
thách thức của cuộc sống hàng ngàyvà kỹ năng sống được hình thành theo 
nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục
 Cụ thể, trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đó là những hoạt 
động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục 
đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc 
sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm 
chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu 
quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình 
huống của cuộc sống.
 Việc giáo dục kỹ năng sống cũng đã được Bộ giáo dục quán triệt triển khai 
thông qua Văn bản số 463/BGDĐT- BDTX ngày 28/01/2015 của bộ giáo dục 
đào tạo về việc hướng dẫn triển khai giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở 
GDMN, GDPT và GDTX.
 Từ những cơ sở lý luận của vấn đề giúp định hướng cho việc nghiên cứu, 
tìm ra giải pháp, biện pháp khắc phục những yếu kém, bất cập trong việc giáo 
dục kỹ năng sống cho đối tượng trẻ mà tôi đang nghiên cứu.
 II. Thực trạng của vấn đề
 1. Thuận lợi: 
 Việc thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện cho 
đến nay nhìn chung đa số giáo viên nhận thấy rằng việc giáo dục này là rất cần 
thiết cho trẻ, vì thế các giáo viên cũng trang bị cho mình một số kiến thức quan 
trọng để thực hiện giáo dục các kỹ năng cho trẻ .
Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 5 Trường Mầm non Hoa Sen Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
 4 Kỹ năng tự phục vụ và tự vệ 17 5 (30%) 12 (70%)
 5 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 17 9 (53%) 8 (47%)
 6 Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm 17 12 (70%) 5 (30%)
 7 Kỹ năng giải quyết vấn đề 17 8 (47%) 9 (53%)
 Tổng bình quân đạt/chưa đạt 17 9 (53%) 8 (47%)
 Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng có những quan điểm như:
 Những năm gần đây phương pháp dạy học có nhiều thay đổi như việc áp 
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ta không thể phủ nhận được tính 
năng hiệu quả và lợi ích tiện dụng của nó mang lại nhưng một phần nào đó trong 
các tiết học ta đã quên đi các trò chơi dân gian mang tính truyền thống giáo dục 
cao, những buổi trò chuyện thân tình giữa cô và trẻ hay những chia sẻ của trẻ 
cần được cô giải đáp và lắng nghe vậy chúng ta phải làm gì để mang lại hiệu quả 
tốt hơn? Chúng ta cần tăng cường lồng ghép các tiết học mang tính giáo dục để 
phát huy tính sáng tạo tự chủ qua những tiết học trẻ phải được làm quen với thực 
tế, được giải quyết các tình huống mà trẻ gặp hằng ngày để từ đó các kĩ năng 
sống được tăng lên, vốn hiểu biết được mở rộng.
 Các tiết học của trẻ còn bị gò bó trẻ chưa được thực nghiệm với các tình 
huống xảy ra ngoài xã hội ngoài phạm vi lớp học trẻ chưa được làm quen với 
việc giải quyết vấn đề nếu như trẻ gặp các tình huống xấu và không biết xử lí sẽ 
mang lại hậu quả không tốt cho trẻ.
 Một phần hạn chế mang lại là từ phía gia đình, gia đình quá chiều chuộng 
con cha mẹ không để con phải làm bất cứ một việc gì ngay cả từ việc đơn giản 
nhất như gấp chăn màn, mặc áo, đi dép từ đó hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại 
dựa dẫm vào cha mẹ các kĩ năng xã hội đơn giản trẻ cũng không biết không 
được trải nghiệm trẻ mất dần đi tính tự lập, tính tự chịu trách nhiệm về việc 
mình đã làm hình thành một thói quen xấu từ nhỏ. Nhiều gia đình luôn quan 
niệm con mình còn nhỏ và việc dạy dỗ theo khuôn phép là chưa cần thiết để cho 
trẻ chơi tự do dẫn tới trẻ như một cái cây phát triển tự nhiên không được uốn 
nắn không theo khuôn khổ tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của 
trẻ và lớn lên khó có thể can thiệp được nữa.
 Ngoài ra, bản thân là một giáo viên đôi lúc tôi cũng chưa biết tạo tình 
huống cho trẻ giải quyết, ngại đổi mới sáng tạo trong các tiết dạy mà luôn đi 
theo những lối mòn cũ hạn chế đi sự phát triển của trẻ trong khi đó sự ham học 
hỏi ham hiểu biết, sự tò mò của trẻ ngày càng tăng cao.
 Qua những thuận lợi cũng như một số hạn chế mà thực trạng đặt ra, chúng 
ta thấy được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào giảng dạy chưa bao giờ là 
đủ. Để đạt được những thành công của đề tài cần phải xác định được hướng đi 
Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 7 Trường Mầm non Hoa Sen Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
mình, biết phân tích đúng sai, dù có làm gì và trong hoàn cảnh nào cũng luôn 
biết chịu trách nhiệm về việc mình làm. Qua đó:
 - Giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản, đặc điểm tâm sinh lí 
của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau để giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống phù 
hợp như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu 
và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ 
giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ
 - Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỹ năng sống
 - Xác định được những kỹ năng cơ bản của trẻ mầm non
 - Nắm được phương pháp tuyên truyền, phối hợp với gia đình và cộng đồng 
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 - Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn 
lường như những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại.
 - Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích 
cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học 
sinh tích cực.
 - Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy học của thầy giáo, 
cô giáo và phương pháp học tập của học sinh.
 Ngoài học tập chuyên đề ra tôi còn tham khảo thêm trong sách báo như 
báo “giáo dục mầm non” do nhà trường phát, phương tiện thông tin đại chúng, 
internet, qua bạn bè để nâng cao trình độ chuyện môn.
 Thông qua biện pháp này tôi thấy giáo viên hiểu hơn và nắm vững hơn 
phương pháp cũng như cách truyền đạt kỹ năng sống tới trẻ.
 1.2. Biện pháp 2: Nâng cao tinh thần tự học, tự rèn của bản thân người 
giáo viên
 Đúng như câu nói “Học, học nữa, học mãi”, ứng dụng giáo dục kỹ năng 
sống cho trẻ không chỉ dừng lại ở học trên thầy, sách vở. Đó chỉ là cái cơ bản và 
để phát huy còn cần sự tìm tòi học hỏi, học ở bạn bè, tự học trên mạng internet - 
nguồn tài nguyên quý giá mà không bao giờ bạn có thể khai thác hết, chỉ có như 
thế trình độ ứng dụng của bản thân mới ngày một phát triển.
 Muốn đạt mục tiêu, người giáo viên phải nhận thức được: điểm mạnh, điểm 
yếu về học tập của mình. Họ biết những điểm mạnh, những khả năng vượt trội 
để phát huy nó lên cao độ. Người thích phương pháp thì đi sâu tìm hiểu phương 
pháp để dạy học hiệu quả hơn. Nghiên cứu sâu hơn vấn đề bản thân thích thú, 
đam mê sẽ giúp việc tự học, tự rèn đạt kết quả cao hơn.
 Để tự học, tự nghiên cứu hiệu quả, điều cần thiết ở người giáo viên là phải 
có:
 - Sự chủ động: Giáo viên tự ý thức hoạt động tự học tự rèn. Họ biết làm thế 
nào để đối phó với những trở ngại hay thất bại. Họ biết cách điều chỉnh, thay đổi 
để quá trình học, nghiên cứu phù hợp hơn.
Giáo viên: Nguyễn Thị Tâm 9 Trường Mầm non Hoa Sen 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc